Bảng 3.14 . Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván đủ mũi trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 176 | 83,8 | 149 | 71,0 | 15,2 | >0,05 |
Hà Giang | 125 | 59,5 | 105 | 50,0 | 16,0 | >0,05 |
Hòa Bình | 155 | 73,8 | 149 | 71,0 | 3,7 | >0,05 |
Ninh Thuận | 156 | 74,3 | 160 | 76,2 | 2,6 | >0,05 |
Kon Tum | 142 | 67,6 | 157 | 74,8 | 10,7 | >0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Các Lớp Tập Huấn, Đào Tạo Giảng Viên Theo Hướng Dẫn Quốc Gia Về Dịch Vụ Sức Khoẻ Sinh Sản Cho Các Tuyến
- Phân Bố Nhóm Tuổi, Trình Độ Học Vấn Của Các Bà Mẹchung Cho 5 Tỉnh Trước Và Sau Can Thiệp
- Thay Đổi Kiến Thức Về Khám Thai Ít Nhất 3 Lần Cho 1 Lần Mang Thai Trước Và Sau Can Thiệp Theo Tỉnh
- Thay Đổi Về Tỷ Lệ Phụ Nữ Mang Thai Được Chồng Đưa Đi Đẻ Trong Lần Sinh Gần Đây Nhất Theo Tỉnh Chung Cho 5 Tỉnh
- Thay Đổi Về Tỷ Lệ Phụ Nữ Có Kiến Thức Về Các Quyền Của Khách Hàng Trong Csskss Chung Cho 5 Tỉnh
- Công Tác Theo Dõi Giám Sát Còn Chưa Được Đồng Bộ
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván tại 3 tỉnh Phú Thọ, Hà Giang và Hòa Bình đều giảm không nhiều sau can thiệp, tuy nhiên sự suy giảm này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván tại 2 tỉnh còn lại là Ninh Thuận và Kon Tum đều gia tăng không nhiều sau can thiệp, sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.2.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh
3.2.2.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trong sinh
Bảng 3.15. Thay đổi kiến thức của các bà mẹ về ai là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
CBYT công | 858 | 81,7 | 966 | 92,0 | 12,6 | <0,01 |
Bà đỡ địa phương | 45 | 4,3 | 7 | 0,7 | 83,7 | <0,01 |
Chồng | 31 | 3,0 | 22 | 2,1 | 30,0 | >0,05 |
Người thân | 60 | 5,7 | 23 | 2,2 | 35,8 | >0,05 |
Tự mình | 4 | 0,4 | 5 | 0,5 | 25,0 | >0,05 |
Không biết | 52 | 5,0 | 27 | 2,6 | 48,0 | >0,05 |
Tổng | 1050 | 100 | 1050 | 100 |
Tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về cán bộ y tế công là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp tăng từ 81,7% lên 92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về bà đỡ địa phương là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp giảm từ 4,3% xuống 0,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về những người khác là chồng, người thân, tự mình đỡ và không biết ai là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp đều giảm, tuy nhiên,sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.16. Thay đổi kiến thức về cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 210 | 100,0 | 210 | 100,0 | 0 | - |
Hà Giang | 144 | 68,6 | 172 | 81,9 | 19,1 | <0,05 |
Hòa Bình | 207 | 98,6 | 210 | 100,0 | 1,4 | >0,05 |
Ninh Thuận | 175 | 83,3 | 201 | 95,7 | 14,9 | <0,05 |
Kon Tum | 122 | 58,1 | 173 | 82,4 | 41,7 | <0,01 |
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) tại 3 tỉnh Hà Giang (tăng từ 68,6% lên 81,9%), Ninh Thuận (tăng từ 83,3% lên 95,7%) và Kon Tum (tăng từ 58,1% lên 82,4%).Tỉnh Hòa Bình tăng ít từ 98,6% lên 100% và không tăng tại tỉnh Phú Thọ nhưng không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.17. Thay đổi kiến thức biết các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước và sau can thiệpchung cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Đau bụng dữ dội | 294 | 28,0 | 435 | 41,4 | 47,9 | <0,01 |
Chảy nhiều máu | 385 | 36,7 | 563 | 53,6 | 46,0 | <0,01 |
Sốt | 43 | 4,1 | 204 | 19,4 | 373,2 | <0,01 |
Co giật | 45 | 4,3 | 176 | 16,8 | 290,7 | <0,01 |
Vỡ ối sớm | 187 | 17,8 | 370 | 35,2 | 97,8 | <0,01 |
Khác | 25 | 2,4 | 38 | 3,6 | 50,0 | >0,05 |
Không biết | 405 | 38,6 | 283 | 27,0 | 30,1 | <0,01 |
Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm trong khi chuyển dạ tăng rõ rệt sau can thiệpcó ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng đau bụng dữ dội khi chuyển dạ tăng từ 28% trước can thiệp lên 41,4% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng ra nhiều máu khi chuyển dạ tăng từ 36,7% trước can thiệp lên 53,6% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng co giật, vỡ ối sớm khi chuyển dạ tăng từ 4,3% và 17,8% trước can thiệp lên 16,8% và 35,2% sau can thiệp. Đặc biệt tỷ lệ bà mẹ không biết một triệu chứng nào giảm từ 38,6% xuống còn 27% sau can thiệp (p<0,01).
28.1
5.7
100
80
60
40
20
0
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.5. Thay đổi kiến thức biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi sinh trước và sau can thiệp chung cho các tỉnh
Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ chiếm 5,7% và tăng lên 28,1% sau can thiệp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 và CSHQ =393%.
Bảng3.18. Thay đổi kiến thức của các bà mẹ về biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong khi sinh trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 28 | 13,3 | 122 | 58,1 | 366,8 | <0,01 |
Hà Giang | 3 | 1,4 | 16 | 7,6 | 442,9 | <0,05 |
Hòa Bình | 8 | 3,8 | 90 | 42,9 | 1028,9 | <0,01 |
Ninh Thuận | 12 | 5,7 | 10 | 4,8 | 15,8 | >0,05 |
Kon Tum | 9 | 4,3 | 57 | 27,1 | 530,2 | <0,05 |
Sự thay đổi của các bà mẹ về biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong khi sinh trước và sau can thiệp khác nhau giữa các tỉnh. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê cho 4 tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình và Kon Tum (p dao động từ <0,05 - <0,01). Chỉ riêng tỉnh Ninh Thuận sự gia tăng về tỷ lệ các bà mẹ biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm trong khi sinh thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ba dấu hiệu nguy hiểm này là ra máu nhiều, đau bụng dữ dội và co giật.
3.2.2.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc trong sinh
Bảng 3.19 . Thay đổi về nơibà mẹ sinh con trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
CSYT nhà nước | 771 | 73,4 | 848 | 80,8 | 10,1 | >0,05 |
CSYT tư nhân | 1 | 0,1 | 5 | 0,5 | - | >0,05 |
Tại nhà | 278 | 26,5 | 197 | 18,8 | 29,1 | >0,05 |
Tổng | 1050 | 100 | 1050 | 100 |
Nơi bà mẹ sinh con là cơ sở y tế nhà nước tăng cao hơn sau can thiệp (73,4% trước can thiệp so với 80,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nơi bà mẹ sinh con tại nhà cũng giảm sau can thiệp (26,5% trước can thiệp so với 18,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.20. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế trước và sau can thiệp phân tích theo tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 197 | 93,8 | 209 | 99,5 | 6,1 | >0,05 |
Hà Giang | 108 | 51,4 | 118 | 56,2 | 9,3 | >0,05 |
Hòa Bình | 200 | 95,2 | 205 | 97,6 | 2,5 | >0,05 |
Ninh Thuận | 180 | 85,7 | 191 | 91,0 | 6,2 | >0,05 |
Kon Tum | 86 | 41,0 | 125 | 59,5 | 45,1 | <0,05 |
Tại cả 5 tỉnh, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế đều gia tăng sau can thiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ có ý nghĩa thống kê ở tỉnh Kon Tum, nơi có tỷ lệ bà mẹ sinh con thấp nhất trước can thiệp (tăng từ 41,0% lên 59,5%) với p<0,05.
Bảng 3.21. Thay đổi về người đỡ đẻ cho bà mẹ sinh con trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Cán bộ y tế | 877 | 83,5 | 930 | 88,5 | 3,7 | >0,05 |
Bà mụ vườn | 52 | 4,9 | 21 | 2,0 | 59,2 | <0,05 |
Người chồng | 29 | 2,8 | 29 | 2,8 | - | - |
Người trong gia đình | 81 | 7,7 | 51 | 4,9 | 36,4 | <0,05 |
Người khác | 8 | 0,8 | 1 | 0,1 | - | - |
Không có ai | 3 | 0,3 | 18 | 1,7 | - | >0,05 |
Tổng | 1050 | 100 | 1050 | 100 |
Tỷ lệ các bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ tăng nhẹ sau can thiệp (từ 83,5% lên 88,6%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ các bà mẹ được các bà mụ vườn và người thân trong gia đình đỡ đẻ giảm rõ rệt sau can thiệp (từ 4,9% xuống 2% và từ 7,7% xuống 4,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
83,5
88,5
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.6. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ trước và sau can thiệp chung cho 5 tỉnh
Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 83,5% phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ đã cải thiện tăng lên 88,6%. Sự khác biệt khôngcó ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.22. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ trước và sau can thiệp phân tích theo từng tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 208 | 99,0 | 209 | 99,5 | 0,5 | >0,05 |
Hà Giang | 154 | 73,3 | 154 | 73,3 | 20,0 | >0,05 |
Hòa Bình | 202 | 96,2 | 208 | 99,0 | 2,9 | >0,05 |
Ninh Thuận | 180 | 85,7 | 193 | 91,9 | 7,2 | >0,05 |
Kon Tum | 133 | 63,3 | 166 | 79,0 | 24,8 | <0,05 |
Khi tính hiệu quả can thiệp về tỷ lệ phụ nữ sinh con do cán bộ y tế đỡ đẻ cho từng tỉnh, chỉ có tỉnh Kon Tum trước can thiệp chỉ có 63,3% phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ đã cải thiện nhiều tăng lên 79%. Sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0,05 và chỉ số hiệu quả là 24,8%. Bốn tỉnh còn lại, tỷ lệ phụ nữ sinh con do cán bộ y tế đỡ đẻ có tăng nhẹ sau can thiệp nhưng khôngcó ý nghĩa thống kê với p>0,05.