Bảng 3.31. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về các quyền của khách hàng trong CSSKSS chung cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Cung cấp thông tin | 243 | 23,1 | 407 | 38,8 | 70,0 | <0,05 |
Tiếp cận DVCSSKSS | 197 | 18,8 | 383 | 36,5 | 94,1 | <0,05 |
Tự do lựa chọn, từ chối sử dụng các BPTT | 184 | 17,5 | 273 | 26,0 | 48,6 | <0,05 |
Nhận dịch vụ an toàn | 113 | 10,8 | 174 | 16,6 | 53,7 | >0,05 |
Được giữ bí mật | 106 | 10,1 | 184 | 17,5 | 73,3 | >0,05 |
Tôn trọng riêng tư | 19>0,05 | 1,8 | 62 | 5,9 | 227,7 | <0,05 |
Thoải mái nhận DV | 61 | 5,8 | 97 | 9,2 | 58,6 | >0,05 |
Được tôn trọng | 78 | 7,4 | 168 | 16,0 | 116,2 | <0,05 |
Được tiếp tục nhận DV như mong muốn | 52 | 4,9 | 122 | 11,6 | 136,7 | <0,05 |
Bày tỏ ý kiến về dịch vụ | 100 | 9,5 | 144 | 13,7 | 44,2 | >0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thay Đổi Kiến Thức Về Khám Thai Ít Nhất 3 Lần Cho 1 Lần Mang Thai Trước Và Sau Can Thiệp Theo Tỉnh
- Thay Đổi Về Tỷ Lệ Phụ Nữ Mang Thai Được Tiêm Phòng Uốn Ván Đủ Mũi Trước Và Sau Can Thiệp Phân Tích Theo Tỉnh
- Thay Đổi Về Tỷ Lệ Phụ Nữ Mang Thai Được Chồng Đưa Đi Đẻ Trong Lần Sinh Gần Đây Nhất Theo Tỉnh Chung Cho 5 Tỉnh
- Công Tác Theo Dõi Giám Sát Còn Chưa Được Đồng Bộ
- Hiệu Quả Can Thiệp Về Chăm Sóc Trước Trong Và Sau Sinh Ở Các Bà Mẹ
- Hiệu Quả Can Thiệp Về Kiến Thức Và Thực Hành Chăm Sóc Trong Sinh
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Kết quả điều tra 5 tỉnh cho thấy, khách hàng cũng đã có kiến thức về quyền được cung cấp thông tin, tiếp cận DVCSSK, tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, chỉ số hiệu quả tăng từ 48,6 đến 227,7. Tuy nhiên có một số kiến thức về quyền được nhận dịch vụ an toàn, được giữ bí mật thoải mái nhận dịch vụ, bày tỏ ý kiến về dịch vụ sự thay đổi chỉ số hiệu quả không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.3.2. Hiệu quả can thiệp về thực hành chăm sóc sau sinh Khám lại sau sinh
56,8
38,2
100
80
60
40
20
0
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ3.12. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần chung cho 5 tỉnh
Kết quả điều tra chung cho cả 5 tỉnh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có thay đổi về thực hành khám lại sau sinh tăng từ 38,2% lên đến 56,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ số hiệu quả 48,7%
Bảng 3.32. Thay đổi về thực hành khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần từng tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 126 | 60,0 | 159 | 75,7 | 26,2 | >0,05 |
Hà Giang | 52 | 24,8 | 78 | 37,1 | 49,6 | >0,05 |
Hòa Bình | 115 | 54,8 | 157 | 74,8 | 36,5 | <0,05 |
Ninh Thuận | 65 | 31,0 | 82 | 39,0 | 25,8 | >0,05 |
Kon Tum | 43 | 20,5 | 120 | 57,1 | 178,5 | <0,05 |
Sau can thiệp thực hành về khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần của các phụ nữtại 5 tỉnh đều có sự thay đổi tăng lên từ 26,2 đến 178,5, nhưng chỉ có 2 tỉnh Hòa Bình và Kon Tum sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bú sớm
Bảng 3.33. Thay đổi về thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút sau sinh cho 5 tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Trong vòng 30' | 682 | 65,0 | 666 | 63,4 | 2,5 | >0,05 |
Từ trên 30' đến 1h | 173 | 16,4 | 229 | 21,8 | 32,9 | >0,05 |
Khác | 157 | 15,0 | 146 | 13,9 | 7,3 | >0,05 |
Không biết | 38 | 3,6 | 9 | 0,8 | 78,3 | <0,05 |
Tổng | 1050 | 100 | 1050 | 100 |
Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của phụ nữ tại 5 tỉnh sau can thiệp, chỉ số hiệu quả từ 2,5% thay đổi theo chiều âm tính và những phụ nữ không cho bú ngay sau sinh có chiều hướng tăng( p>0.05).
10
13,7
100
80
60
40
20
0
Trước can thiệp Sau can thiệp
Biểu đồ 3.13. Thay đổi về tỷ lệ sử dụngcác biện pháp tránh thai sau sinh/5 tỉnh
Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai sau khi sinh chung tại 5 tỉnh tăng từ 10% lên 13,7%, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ số hiệu quả là 37,0%.
Bảng 3.34. Thay đổi về tỷ lệ phụ nữ áp dụngcác biện pháp tránh thai sau khi sinh theo từng tỉnh
Trước can thiệp | Sau can thiệp | CSHQ (%) | p | |||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||
Phú Thọ | 40 | 19,0 | 20 | 9,5 | 50,0 | >0,05 |
Hà Giang | 22 | 10,5 | 40 | 19,0 | 80,9 | >0,05 |
Hòa Bình | 37 | 17,5 | 51 | 24,3 | 38,9 | >0,05 |
Ninh Thuận | 4 | 1,9 | 12 | 5,7 | 200,0 | >0,05 |
Kon Tum | 2 | 1,0 | 21 | 10,0 | 900 | >0,05 |
Sự thay đổi về tỷ lệ các bà mẹ áp dụng các biện pháp tránh thai sau khi sinh có chiều hướng tăng lên ở 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Thuận và Kon Tum chỉ số hiệu quả tăng từ 38.9% đến 900%. Tại 2 tỉnh Phú Thọ và Hà Giang tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai sau sinh có giảm đi nhưng sự tăng và giảm đều không có ý nghĩa thông kê với p>0,05.
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp
3.3.1. Thiếu nhân lực y tế
Qua khảo sát thực tế tại các tỉnh nghiên cứu, thiếu nhân lực y tế là một trong những điểm khó khăn chính được cán bộ y tế nêu lên thông qua các cuộc phỏng vấn sâu. Số lượng CBYT còn rất thiếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến xã và tuyến huyện. Ở một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, dân số là 11.760 người, tuy nhiên số lượng biên chế CBYT xã chỉ có 6 người,không được tăng thêm do cấp trên cho rằng địa bàn xã gần với bệnh viện đa khoa huyện, khiến cho việc triển khai công việc gặp khó khăn, Trạm y tế xã phải ký hợp đồng thêm với CBYT để thực hiện công việc. Tương tự như thế ở một xã khác của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cũng như tại các 4 tỉnh
còn lại việc thiếu y sỹ/ bác sỹ, đặc biệt là các CBYT làm việc trong lĩnh vực làm mẹ an toàn cũng được nêu lên rõ ràng.
“Ở trạm y tế xã chúng em bây giờ có hơn 6.000 dân mà hiện đang có là 6 cán bộ và một cán bộ đi học, một cán bộ dược không tham gia trực được, chỉ còn lại 4 người trực rất vất vả. Nếu mà cho chúng em thêm về con người thì tuyệt vời. Nếu được bác sỹ thì tốt, không thì cho chúng em y sỹ đa khoa hoặc y sỹ sản nhi, đừng cho chúng em y tá, điều dưỡng nữa và đừng cho chúng em nữ hộ sinh, vì thực ra ở cơ sở em cần phải đa năng, tổng hợp, công tác làm mẹ an toàn là cần thiết nhất” (Y sỹ sản nhi tỉnh Phú Thọ).
Ở những địa phương như Kon Tum, việc thiếu CBYT còn trầm trọng hơn. Cán bộ của các trạm y tế thì không đủ để đi xuống hết các địa bàn các thôn để thực hiện các việc hỗ trợ cho các sản phụ khi sinh con, và nhiều trường hợp rất đau xót khi có những sản phụ đến khi trở dạ thì không kịp đưa ra trạm y tế và cuối cùng là dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con (Y sỹ sản nhi tỉnh Kon Tum).
Theo nhận định của CBQL bệnh viện huyện, do thiếu bác sỹ cho nên bệnh viện không thể có người bố trí đi đào tạo thêm một kíp mổ và gây mê. Cả bệnh viện chỉ có một kíp mổ và gây mê. Nếu vắng 1 người trong kíp mổ thì bệnh viện bắt buộc phải chuyến tuyến. Ở huyện Tumorong (tỉnh Kon Tum), Trung tâm y tế huyện chỉ có 5 bác sỹ, trong đó có 4 bác sĩ ở khu điều trị và khu phòng khám chỉ có một bác sỹ.
Thiếu cán bộ y tế nhất hiện nay là bác sỹ chuyên khoa nhi, hầu như các bệnh viện huyện không có bác sỹ chuyên khoa nhi. Điều này dẫn đến những khó khăn cho việc triển khai các công tác chăm sóc sơ sinh, chủ yếu là do bác sỹ sản khoa đảm nhiệm.
Bên cạnh thiếu nhân lực, trình độ cán bộ y tế yếu cũng được xác định là một trong những rào cản trong triển khai các dịch vụ y tế tại cơ sở. Đại đa số bác sỹ ở tuyến dưới là cán bộ được đào tạo theo chế độcử tuyển và theo địa chỉ, chuyên tu, trình độ chuyên môn có hạn và không có bác sỹ chuyên khoa sản và nhi, cho nên trình độ hạn chế trong công tác cung cấp dịch vụ LMAT.
Nhân lực thiếu và yếu là lý do cơ bản khiến cho nhiều địa phương không có đủ điều kiện để triển khai các dịch vụ LMAT, đặc biệt là cấp cứu sản khoa toàn diện (như truyền máu tại chỗ và mổ đẻ).
Lý do được xác định thiếu bác sỹ theo ý kiến của các cán bộ quản lý y tế tuyến huyện và tuyến tỉnh là chưa có chính sách thu hút bác sỹ ở tuyến dưới. Các CBQL mong muốn Nhà nước có chính sách thu hút có hiệu quả thì sẽ giúp tăng cường việc cung cấp dịch vụ ở tuyến dưới.
“Đặc biệt là đối với tỉnh KonTum của chúng tôi chưa có bất kỳ một chính sách và chưa có ưu đãi nào đối với cán bộ ngành y tế. Do vậy, ngoài những nỗ lực của anh em thì cần phải có những hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như hỗ trợ về mặt điều kiện, những hỗ trợ về mặt phương tiện để cho anh em công tác thì hỗ trợ của ngành y tế tôi nghĩ hết sức là cần thiết và hết sức là có ý nghĩa” (Bác sỹ, TYT xã tại tỉnh Kon Tum).
Một điểm cần nhấn mạnh đối là việc đào tạo ra một CBYT có khả năng thực hiện được cấp cứu sản khoa (mổ đẻ, mổ cắt tử cung bán phần, mổ cấp cứu, mổ chửa ngoài tử cung) là cần phải thời gian đào tạo và rèn luyện tay
nghề. Bác sỹ mới ra trường chưa có khả năng thực hiện được những công việc đó. Do vậy thiếu nhân lực y tế ở cơ sở khiến cho việc cử người đi đào tạo để thực hiện được những kỹ thuật đó là rất khó khăn, do vậy cơ sở đã khó khăn lại càng khó khăn trong việc triển khai cung cấp dịch vụ CCSKSS.
Một bất cập nữa ở địa phương là việc điều động cán bộ y tế sau khi được đào tạo chuyên khoa sang làm những công việc quản lý khác. Có những địa phương có cán bộ sau tập huấn được nâng cao trình độ thì lại được điều chuyển sang làm ở các vị trí quản lý khác như ở trung tâm y tế dự phòng hoặc ở vị trí quản lý như Phó Chủ tịch huyện. Do vậy cơ sở y tế lại quay về vị trí là không có người để thực hiện dịch vụ và lại phải mất vài năm để đào tạo được người có thể thực hiện được công việc.
3.3.2. Thiếu trang thiết bị
Bảng 3.35. Tỷ lệ các trạm y tế có các phòng theo chuẩn quốc gia
Trước can thiệp (%) | Sau can thiệp (%) | CSHQ (%) | p | |
Phòng khám thai | 15,2 | 27,1 | 11,9 | <0,01 |
Phòng khám phụ khoa | 31,9 | 54,3 | 22,4 | <0,001 |
Phòng kỹ thuật KHHGĐ | 9,0 | 20,0 | 11,0 | <0,01 |
Phòng đẻ | 31,0 | 68,1 | 37,1 | <0,001 |
Phòng nằm của sản phụ | 51,0 | 66,2 | 15,2 | <0,001 |
Phòng truyền thông tư vấn | 26,7 | 44,8 | 18,1 | <0,001 |
Số trạm y tế có ít nhất 4 phòng kỹ thuật | 3,3 | 6,2 | 2,9 | >0,05 |
Điều kiện cơ sở vật chất, TTBYT còn thiếu và sử dụng chưa hiệu quả. Khó khăn về cơ sở vật chất, không đủ khoa phòng để bố trí theo đúng yêu cầu, phải kết hợp nhiều phòng với nhau: phòng đẻ với phòng kỹ thuật và khám phụ khoa (TYT xã Thạch Khoán, Thanh Sơn, Phú Thọ) hoặc thậm chí
kết hợp cả 3 phòng: khám phụ khoa, khám thai và phòng sản vào cùng một phòng (Huyện Tumorong, tỉnh Kon Tum) là những bất cập chính trong triển khai cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa, trẻ sơ sinh.
100
80
60
40
20 3.38.6
0
31.4 30.5
17.1
33.8
33.842.9
68.1
52.4
7.1 11
22.
200
395
9
Bộ đỡ đẻ Bộ cắt
khâu TSM
Bộ kiểm tra CTC
Bộ HSSS Bộ đặt
tháo DCTC
Bộ khám phụ khoa
Bộ bơm hút Karman 1 van
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ trang thiết bị được cung cấp theo chuẩn Quốc gia tại 5 tỉnh
Mặc dù đã hỗ trợ nhiều về TTB, tuy nhiên khảo sát thực tế vẫn cho thấy rằng nhiều địa phương còn thiếu một số TTB hết sức cơ bản như thiếu tủ thuốc, bàn chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc đã bị hỏng trong quá trình sử dụng chưa được thay thế. Đặc biệt, bộ ống nghe tim thai cần được bảo đảm cung cấp đầy đủ và tốt nhất nên được thay thế bằng máy Doppler tim thai vì quá cần thiết và không quá đắt.
Bên cạnh thiếu TTB, vấn đề sử dụng TTBYT còn chưa hiệu quả, chưa
đồng bộ (cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa) cũng là một điểm cần lưu ý.
Vật tư thay thế cũng rất khó khăn, như cái đèn gù thì không có, bóp bóng thì không có, đèn gù hư.
“Theo em thì xin 1 bộ nghe tim thai,1 cái bàn chăm sóc trẻ sơ sinh này,một tủ thuốc cấp cứu này.Nói chung là trang thiết bị tối thiểu thì vẫn chưa có gì đầy đủ cả ngoài bộ đỡ đẻ và cái nồi luộc.Trạm y tế vẫn không có gì hết.Cho nên những gì cần thiết thì ngành y tế nên cấp” (PVS nữ hộ sinh tỉnh Kon Tum).