CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Khái quát về huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Phú Giáo là huyện được tái lập ngày 20/8/1999 theo Nghị định 58 của Chính phủ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), phía Tây giáp thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Trên cơ sở sáp nhập 6 xã và một thị trấn của huyện Tân Uyên (nay thị xã Tân Uyên) và 2 xã của huyện Bến Cát (nay thị xã Bến Cát) thành huyện Phú Giáo với 9 đơn vị hành chính cơ sở (nay là 11 đơn vị hành chính cơ sở), có diện tích tự nhiên hơn 538
km2, dân số hơn 97 ngàn người với hơn 23 ngàn hộ dân, với nhiều thành phần
dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Mường, Thái…đông nhất là dân tộc Khơme.
Với điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, nằm trên địa hình đồi thoải lượn sóng và các dải đất hẹp ven Sông Bé, đất có độ cao trung bình thấp và tương đối bằng phẳng. Đất Phú Giáo chủ yếu là đất bazan xám rất thích hợp cho các cây công nghiệp như: cao su, điều, tiêu và các loại cây ăn quả. Riêng dải đất ven Sông Bé là đất phù sa mới, trồng lúa và các loại rau đậu tốt. Khí hậu Phú Giáo ôn hòa, mỗi năm có 02 mùa, 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và 6 tháng
mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình từ 26oC đến 34oC.
Lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện là 1947,7 mm. Số ngày mưa trung bình là 163 ngày trong năm, không khí có độ ẩm cao. Nhìn chung, đất đai, khí hậu và sông suối của huyện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và ngành này đang trở thành một thế mạnh của huyện. Tính đến nay, toàn huyện có 197 trang trại chăn nuôi, trồng trọt, tạo lợi thế đưa nền nông nghiệp của huyện đi lên theo
hướng sản xuất lớn. Những năm gần đây huyện cũng đã áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trang trại chăn nuôi lớn, tập trung theo đúng quy hoạch, áp dụng phương pháp, kỹ thuật mới và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một huyện thuần nông nên thời gian đầu khi mới tái lập huyện gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng và đời sống của người dân cũng gặp không ít những khó khăn nhất định…Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì tương đối ổn định. Thu nhập bình quân đầu năm tăng lên hàng năm; cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư mới và nâng cấp; các chính sách về xã hội như y tế, giáo dục, lao động, việc làm được quan tâm thực hiện; chính sách về an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, kiện toàn, những kết quả trên đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Về các mặt văn hóa - xã hội:
Về giáo dục - đào tạo:
Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố, phát triển ở tất cả các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đến nay toàn huyện có 39 trường công lập, 7 trường mầm non ngoài công lập, 6 cơ sở nhóm, lớp ngoài công lập, 17 nhóm trẻ gia đình và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Đến nay đã có 34/37 trường đạt chuẩn quốc gia (91,9%), có 21/33 (63,6%) trường đạt chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạt chuẩn ở các cấp học tỷ lệ 100% và trên chuẩn 78,3%. Đến nay tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 100%, tốt nghiệp THCS 98,33% và THPT 100%. Hàng năm, trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%. Công tác chống
mù chữ - phổ cập giáo dục được duy trì, công nhận lại, có 10/11 xã, thị trấn đạt PCGD bậc trung học, công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện tốt.
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tổ chức thực hiện tốt; đã khám và điều trị cho hàng ngàn lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 87,96%, đạt 5,75 Bác sĩ/vạn dân, 100% Trạm y tế xã - thị trấn đạt chuẩn giai đoạn 2011- 2020. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 71%.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư đã đáp ứng tốt nhu cầu khám, điều trị, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vaccin đạt 100%; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cân nặng còn 3,03%.
Về chính sách xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân:
Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy định. Đã huy động nhiều nguồn lực xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết. mái ấm tình thương. Tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ ngày càng khang trang. Tổ chức thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm tiếp nhận và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng có mức sống trung bình trên địa bàn huyện đạt 100%. Toàn huyện hiện còn 173 hộ nghèo, chiếm 0,79% (theo tiêu chí mới của tỉnh Bình Dương năm 2017).
Bên cạnh đó, đã giới thiệu, giải quyết việc làm cho lao động vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện. Phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho lao động nhằm trang bị kiến thức kỹ thuật và tay nghề để người lao động tìm việc làm ổn định cuộc sống. Triển khai tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; có 100% xã - thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã - thị trấn phù hợp với trẻ em.
Văn hóa thông tin - thể thao và gia đình:
Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện đúng định hướng, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, chất lượng ngày càng được nâng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được quan tâm, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, hàng năm tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đều đạt trên 90%, tỷ lệ khu ấp văn hóa cũng khá cao góp phần thành công cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Các hoạt động văn hóa văn nghệ luôn đổi mới về nội dung, hình thức đáp ứng được nhu cầu và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân. Phong trào thể dục thể thao, được nhân dân hưởng ứng tích cực, 6/11 (54,5%) xã - thị trấn được đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, số lượng người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên đạt 36,8%. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong hoạt động văn hóa, thể thao, nhiều công trình do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao của huyện.
Về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội huyện luôn được giữ vững. Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/BCT của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia, Nghị quyết số 09- NQ/CP của Chính phủ về phòng chống tội phạm và ma túy, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, đối tượng, phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh trật tự ở các địa bàn giáp ranh. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được đẩy mạnh, lực lượng công an kết hợp khá tốt với các đoàn thể và bộ đội đóng trên địa bàn huyện trong công tác phòng chống tội phạm, chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh chính trị. Công tác quản lý dân cư, quản lý vật liệu nổ…được thực hiện chặt chẽ.
Về công tác phụ nữ:
Phụ nữ Phú Giáo chiếm hơn 50% dân số toàn huyện, là lực lượng lao động góp phần tạo nên những thành quả vật chất, tinh thần của huyện nhà. Các tầng lớp phụ nữ phấn đấu tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, trình độ năng
lực của phụ nữ được nâng lên rõ rệt; đã có nhiều điển hình phụ nữ tiêu biểu đạt thành tích trong các lĩnh vực công tác, đời sống xã hội.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Giáo và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Dương, Hội LHPN huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và 03 nhiệm vụ trọng tâm của Hội đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phong trào thi đua đã tác động lên nhận thức các tầng lớp phụ nữ về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, tạo được sự đồng tình của các tầng lớp phụ nữ; vai trò đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ được phát huy và thực hiện có hiệu quả…Hội 02 cấp đã chủ động, sáng tạo, tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo cho nhu cầu, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ. Từ đó, đã thúc đẩy phong trào và hoạt động của Hội phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Hoạt động phối hợp trên các lĩnh vực: lao động việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ, tăng tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo các ngành, các cấp. Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Nghị quyết 11/NQ- BCT của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”…đã tạo động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ và hoạt động Hội phát triển.
Có thể nói những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Hội phụ nữ đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phương.
2.2. Khái quát chung về phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Huyện Phú Giáo là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bình Dương, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Dân số nữ của toàn huyện là trên 50.218
người chiếm tỷ lệ 51,4% tổng dân số toàn huyện (97.714 người). Số phụ nữ từ 18 đến dưới 60 tuổi là 21.132 người chiếm 41,3% dân số nữ.
Bảng 1. Phụ nữ đơn thân nuôi con phân theo địa bàn xã, thị trấn
Tính đến tháng 10 năm 2018 | |||
Tổng số nữ | Số PN từ 18 đến 59 tuổi | Số PNĐT nói chung | |
Tổng toàn huyện | 50.218 | 21.132 | 626 |
1.TT Phước Vĩnh | 8.316 | 3.555 | 83 |
2. Vĩnh Hòa | 8.568 | 2.833 | 81 |
3. An Bình | 8.649 | 4.174 | 103 |
4. An Linh | 2.726 | 1.250 | 20 |
5. An Thái | 2.293 | 822 | 49 |
6. Phước Hòa | 7.629 | 3.566 | 191 |
7. Tam Lập | 1.767 | 455 | 4 |
8. Phước Sang | 2.060 | 771 | 9 |
9. Tân Hiệp | 2.667 | 1.306 | 34 |
10. An Long | 1.394 | 555 | 24 |
11. Tân Long | 4.149 | 1.845 | 28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 4
- Quan Điểm, Đường Lối Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Phụ Nữ Đơn Thân
- Đời Sống Vật Chất Của Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Những Suy Nghĩ, Tình Cảm, Thái Độ Của Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Trên Địa Bàn Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Các Chính Sách Của Con Pnđt Được Hưởng Từ Nhà Trường
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
(Nguồn: Công an huyện Phú Giáo, Hội LHPN huyện Phú Giáo tháng 4/2018)
Theo Hội LHPN huyện Phú Giáo thì tính đến hết tháng 10 năm 2018 số phụ nữ đơn thân nuôi con nói chung là 626 người chiếm tỷ lệ 4% so với tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. Nhìn vào bảng trên cho thấy số phụ nữ đơn thân nuôi con tập trung nhiều ở xã Phước Hòa (191 người), An Bình (103 người). Hầu hết người dân đều làm nghề nông nghiệp nên đời sống kinh tế của một bộ phận người dân cũng còn nhiều khó khăn nhất định. Số phụ nữ chủ hộ nghèo cũng còn khá
cao (97/182, chiếm tỷ lệ 53,2% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện). Việc phụ nữ được tiếp cận với các chương trình chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước còn
nhiều hạn chế.
Chi thuoc loai phu nu don than nao
Khac
Bi chong ruong bo
Khong chong ma co co
Don than do ly hon
Don than do chong ch
Don than do ly than
Biểu đồ 1. Các loại phụ nữ đơn thân nuôi con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Kết quả khảo sát cho thấy, trên địa bàn huyện số phụ nữ đơn thân do ly hôn chiếm cao nhất tỷ lệ 42,5% trong tổng số người được khảo sát. Kế đến là đơn thân do chồng chết chiếm 37%, còn lại số ít phụ nữ đơn thân do không chồng mà có con (9,5%), do ly thân (5%) và bị chồng ruồng bỏ (4%). Điều này cho thấy liên quan đến công tác gia đình tại địa phương, số phụ nữ ngày càng có xu hướng ly hôn khá cao. Phải chăng do sự tác động của xã hội, sự nhìn nhận về vấn đề ly hôn của người phụ nữ đã khác xã hội trước, phụ nữ không còn cam chịu số phận, ngày nay đã tự chủ về tài chính có thể tự lo cho mình và con cái mà không phải lệ thuộc nhiều vào người đàn ông.
Độ tuổi của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện
Kết quả cho thấy, trên địa bàn huyện Phú Giáo phụ nữ đơn thân nuôi con chủ yếu ở lứa tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm 33%; từ 40 – 50 tuổi chiếm 32%; trên 50 tuổi chiếm 19%; từ 20 – 30 tuổi ít nhất chiếm tỷ lệ 7%. Điều này cho thấy rằng phụ nữ đơn thân trong độ tuổi lao động chiếm khá cao. Các chị hoàn toàn có thể
lao động để tự lo cho cuộc sống của mình và các con khi không có người đàn ông
bên cạnh.
Trinh do hoc van
Missing
Sau dai hoc
Tieu hoc
Cao dang, dai hoc
Pho thong trung hoc
Trung hoc co so
Biểu đồ 2. Trình độ học vấn của phụ nữ đơn thân nuôi con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Qua biểu đồ trên cho thấy, số phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện có trình độ học vấn THCS chiếm khá cao trên 50%; trình độ THPT (20%); cao đẳng, đại học (13%), tiểu học (13%); sau đại học (3%). So với một huyện nông thôn, vùng xa của tỉnh Bình Dương thì trình độ học vấn của phụ nữ đơn thân ở đây cũng cao, trong số đó cũng có những chị có trình độ học vấn cao.
Nghe nghiep hien tai cua chi
Missing
Khac Buon ban
Cong chuc/Can bo
Cong nhan
Nong dan
Biểu đồ 3. Nghề nghiệp của phụ nữ đơn thân nuôi con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)