Một Số Công Thức Bào Chế Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ

Bảng 1.3. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu bưởi



Căng vi khuẩn

Đường kính vùng ức chế (mm)

MIC (µL /

mL)

Bacillus subtilis (G +)

35,59 ± 1,06 a

0,78

Staphylococcus aureus (G +)

24,34 ± 0,52 c

6,25

Escherichia coli (G-)

26,86 ± 0,17 b

6,25

Salmonella typhimurium (G-)

21,70 ± 0,21 ngày

12,50

Pseudomonas aeruginosa (G-)

8,57 ± 0,13 e

25,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi - 3


Ghi chú: đường kính đĩa là 6mm. Vùng giá trị ức chế sinh trưởng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn cho ít nhất 3 thí nghiệm. Các chữ cái trên chỉ số khác nhau đại diện cho sự khác biệt đáng kể ở P < 0,05. Thang đo vùng ức chế như sau (bao gồm cả đường kính đĩa): ≥ 20 mm là ức chế mạnh; từ 16 mm đến < 20 mm là ức chế vừa phải; 10 mm đến < 15 mm là ức chế yếu; từ 7 mm đến < 9 mm là không bị ức chế.

Từ quy mô của vùng ức chế, tinh dầu bưởi có tác dụng ức chế mạnh nhất đối với B. subtilis với đường kính tối đa là 35,59 mm, tiếp theo là E.coli, S.aureus S. typhimurium. Tinh dầu bưởi không có hoạt tính ức chế đối với P.aeruginosa với vùng ức chế là 8,57 mm. Các phân tử tinh dầu xâm nhập vào vùng ngoại vi bằng cách khuếch tán qua các kênh porin không đặc hiệu ở màng ngoài, và con đường này ở P. aeruginosa kém hiệu quả hơn từ 10 đến 100 lần so với ở E.coli [34,35,41].

Về giá trị MIC, tinh dầu bưởi cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất đối với Bacillus subtilis với giá trị MIC là 0,78 µL / mL. Dựa trên vùng ức chế và giá trị MIC, thứ tự nhạy cảm của các vi khuẩn khác nhau là: B.subtilis > E.coli > S. aureus> S.typhimurium > P.aeruginosa [35,41].

1.2.4.2. Hoạt động chống oxy hoá

Rất nhiều tinh dầu đã được báo cáo có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh bắt nguồn từ stress oxy hóa [31].

Để đo lường tác dụng của tinh dầu bưởi và xác định ứng dụng tiềm năng của nó trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm hoặc dược phẩm, đánh giá hoạt động chống oxy hóa của nó bằng hai thử nghiệm khác nhau: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) và 2,2′- xét nghiệm gốc azino-bis (3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS). Butylated hydroxytoluene (BHT) được sử dụng như một biện pháp kiểm soát tích cực [40,41].

Giá trị IC50 của BHT trong DPPH và ABTS là 0,03 mg / mL và 0,01 mg / mL, phù hợp với tài liệu [14]. Các hoạt động DPPH và ABTS của tinh dầu bưởi đạt được với IC50 giá trị lần lượt là 22,06 ± 0,92 mg / mL và 15,72 ± 0,32 mg / mL. Hàm lượng IC50 (là nồng độ của dịch chiết khử được 50% gốc tự do của DPPH) trong tinh dầu hoa bưởi tương đối nhỏ, chứng tỏ tinh dầu bưởi cũng có hoạt tính chống oxy hoá tương đối tốt [40,41].

1.2.4.3. Hoạt động chống tăng sinh tế bào ung thư

Ảnh hưởng của các nồng độ khác nhau của tinh dầu hoa bưởi đối với sự gia tăng của tế bào ung thư gan Hep G2 và ung thư liên kết HCT116 đã được thử nghiệm bằng phương pháp Bộ đếm tế bào – 8 (CCK-8) [2,28]. Tỷ lệ sống sót của cả hai loại tế bào đều giảm nồng độ tinh dầu bưởi tăng lên. Khi tinh dầu bưởi nồng độ nhỏ hơn 0,1 μL / mL, không quan sát thấy sự thay đổi rõ ràng nào về khả năng sống của tế bào HepG. Tuy nhiên, khi nồng độ tinh dầu bưởi cao hơn 0,1 μL / mL, khả năng thoát của tế bào HepG2 giảm đáng kể. Tinh dầu bưởi có thể được coi là một chất chống tăng sinh mới ức chế tế bào ung thư HepG2 và HCT116, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm [40,41].

1.2.5. Công dụng

Tinh dầu bưởi được dùng để chữa viêm họng, viêm đường hô hấp, trị ho, cảm cúm, giúp giảm mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, giúp loại bỏ bã nhờn trên da, điều trị mụn, nám và điều trị mái tóc bị hư tổn. Ngoài ra, tinh dầu bưởi còn được sử dụng để xông phòng do có khả năng xua đuổi côn trùng, khả năng kháng khuẩn giúp cơ thể loại bỏ một số loại vi sinh vật và thanh lọc loại bỏ mùi hôi trong không khí [13].

1. 3. Tổng quan về dung dịch vệ sinh phụ nữ

1.3.1. Định nghĩa

Dung dịch vệ sinh phụ nữ còn gọi là sản phẩm rửa phụ khoa. Bởi vì đây là dung dịch có tác dụng tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín, nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa ở phụ nữ [5].

1.3.2. Đặc điểm của dung dịch vệ sinh phụ nữ

- pH phù hợp với pH có trong môi trường âm đạo: 3,8 - 4,5, có độ axit vừa phải [5]. Độ pH âm đạo cũng cho biết tình trạng sức khoẻ vùng kín:

- pH < 4: độ pH âm đạo có tính axit.

- pH từ 4 - 4.5: độ pH âm đạo sinh lý.

- pH >= 4.5: độ âm đạo pH có tính kiềm.

Người có độ pH âm đạo mang tính axit nên chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính kiềm để cân bằng sinh lý âm đạo và ngược lại [5,34]. Thêm vào đó, nên chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ an toàn và lành tính hơn [5].

Dung dịch vệ sinh phụ nữ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Nếu đã bị viêm nhiễm cần nghe theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng có thể khiến bệnh nặng hơn, kéo dài và có thể dẫn đến vô sinh [12].

1.3.3. Công dụng và hiệu quả

Các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được bào chế phù hợp với độ pH có trong môi trường âm đạo. Chúng được dùng để hỗ trợ trong điều trị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo… Các dung dịch này không gây khô, rát, không thay đổi độ pH, không làm chết vi khuẩn có lợi [5].

Nhiều thuốc rửa phụ khoa chứa đồng sulfat là hoạt chất sát trùng tại chỗ, có tác dụng diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trên da và niêm mạc (như staphylococcus, streptococcus), trị vi nấm đặc biệt là nấm men candida và trùng roi trichomonas [5].

1.3.4. Một số công thức bào chế dung dịch vệ sinh phụ nữ

Ở nước ta hiện nay đã có một số dung dịch vệ sinh phụ nữ đã được nghiên cứu, bào chế và được sở y tế cấp phép và sử dụng. Thành phần các sản phẩm bào chế được thể hiện trong bảng 1.4 và bảng 1.5 [6,7].

Bảng 1.4. Công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ ZELDA [6]


STT

Thành phần

1

Kim ngân hoa

2

Tiểu hồi

3

Lá chầu không

Tầm xuân

5

Trinh nữ hoàng cung

6

Hương liệu ,nước cất vừa đủ…

4


Bảng 1.5. Công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ phụ nữ HP Thảo Dược

Hương [7]


STT

Thành phần

1

Muối tinh khiết (Nacl)

2

Lô hội (Aloe vera)

3

Menthol (Chiết xuất từ Bạc Hà)

4

Thymol (Chiết xuất từ Bách lý hương)

5

Cúc la mã

6

Acid Lactic

7

Vitamin E

8

Ethanol

9

Nipasol

10

Nipagin

11

Nước cất

12

Hương liệu



Hình 1.4. Hình ảnh dung dịch vệ sinh phụ nữ Zelda và Thảo Dược Hương


(https://nhathuocthanthien.com.vn)

CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, nguyên liệu, thiết bị nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là cánh hoa bưởi được được thu hái tại làng Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vào ngày 27 tháng 02 năm 2021. Hoa bưởi sau khi thu hái, tách riêng phần cánh hoa, làm sạch tránh lẫn các tạp chất ở các bộ phận khác. Hoa bưởi dùng để tách chiết tinh dầu phải tươi, không bị nấm mốc, không bị hư hỏng, dập úa, sâu bệnh.

2.1.2. Nguyên liệu, hoá chất

Các hoá chất, thuốc thử dùng trong nghiên cứu chiết xuất, bào chế và kiểm nghiệm để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi theo tiêu chuẩn DĐVN V.

- Dược chất: tinh dầu hoa bưởi nguyên chất đã chiết xuất.

- Các loại tá dược: nước, natri laurylsulfate, soda, glyceryl, nipazin.

- Dung môi: hỗn hợp nước: aceton (với tỷ lệ 15: 85); dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb, dd natri sunfid (Na2S), acid acetic 30%, n-hexan (Trung Quốc), ethanol 96%, Na2SO4 (Trung Quốc).

2.1.3. Dụng cụ, thiết bị

- Các dụng cụ dùng trong quá trình thực nghiệm như cốc có mỏ, đũa thuỷ tinh, bình định mức, ống nghiệm, ống đong, pipet, bình nón, khay…

- Thiết bị: Tủ sấy Memmert Binder-FD115, cân kĩ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR, máy siêu âm GT-1730QTS, máy li tâm, bếp đun bình cầu (Trung Quốc), máy cô quay chân không RV 10 Digital V (IKA-Đức), máy đo pH Model Sension+ PH3 (các thiết bị này đặt tại các phòng thí nghiệm của Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN). Hệ thiết bị chưng cất phân đoạn, máy đo phổ GC-MS (Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chiết xuất tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chiết với dung môi

Sơ đồ quy trình chiết xuất tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chiết với dung môi hữu cơ kết hợp với chưng cất phân đoạn được thể hiện như ở hình 2.1.


Cánh hoa bưởi (150g)



Thêm 450 mL EtOH 96%

Siêu âm 30 phút,

công suất 220W


Chiết phân bố với 450 mL

n-hexan

Dịch chiết n-hexan



Tinh dầu sạch (0.221 g)

Xử lý, thái nhỏ

Dịch chiết cồn

Chưng cất phân đoạn (6 giờ, 600C, áp suất: -0,2

atm)

Loại bỏ phần bã

Dung môi hồi lưu

Làm khan với Na2SO4

Tinh dầu thô

Hình 2.1. Quy trình chiết xuất tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chưng cất

dung môi


Quy trình này gồm các bước như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu: Tiến hành cân chính xác 150 g cánh hoa bưởi, xử lý loại bỏ các tạp chất như nhụy hoa, cuống hoa sau đó thái nhỏ.

- Chiết xuất với ethanol 96% (EtOH): Thêm 450 mL EtOH 96% vào nguyên liệu ở bước 1, chiết siêu âm trong 30 phút, lọc loại bỏ phần bã thu dịch chiết ethanol. Tiến hành cô đặc dịch chiết bằng máy cô quay chân không để loại bỏ

dung môi, thu được cắn ethanol. Thêm 450 mL dung môi n-hexan vào cắn ethanol trong phễu chiết 1000 mL, lắc đều thu được dịch n-hexan chứa toàn bộ tinh dầu.

- Chưng cất phân đoạn: Dịch n-hexan chứa toàn bộ tinh dầu được đưa vào bình cầu 2 vòi có nhám đặt trên bếp điện. Lắp hệ thống chưng cất phân đoạn, cột chưng cất phân đoạn một đầu được nối với bơm hút chân không để giảm nhiệt độ chưng cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt độ; đầu còn lại nối với hệ thống làm lạnh để làm ngưng tụ hơi bay lên, thu được tinh dầu ở các bình cầu nhánh. Bật bếp điện gia nhiệt ở nhiệt độ 60oC và điều chỉnh áp suất về mức (-0,2 atm). Tiến hành chưng cất phân đoạn trong khoảng 6 giờ cho đến khi không còn thấy hạt tinh dầu được ngưng tụ trên sinh hàn nữa tức là tinh dầu được tách hoàn hoàn khỏi dịch n-hexan thì dừng lại, thu được tinh dầu thô.

- Tinh chế tinh dầu: Sử dụng pipet hút lấy phần tinh dầu ra khỏi bình cầu vào lọ sẫm màu, bổ sung vào lọ 1 lượng nhỏ muối Na2SO4 nhằm mục đích loại bỏ nốt lượng nước rất nhỏ còn lẫn trong tinh dầu (do trong dung môi chiết còn lẫn 1 lượng nhỏ nước). Gạn lọc muối Na2SO4 sẽ thu được tinh dầu sạch.

2.2.2. Bào chế dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi

Lựa chọn tá dược: việc lựa chọn tá dược để xây dựng công thức bào chế là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất dung dịch bởi vì tá dược ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và chất lượng của sản phẩm dung dịch.

Tiến hành bào chế dung dịch bằng phương pháp hoà tan tá dược và dược chất.

Các giai đoạn như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu.

- Bước 2: Cân đong từng thành phần dược chất và tá dược theo khối lượng chính xác.

-Bước 3: Hoà tan các chất vào dung dịch, cho các tá dược và dược chất vào trong nước đựng trong cốc có mỏ, dùng đĩa thuỷ tinh khuấy đều.

- Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm, đóng gói, dán nhãn, bảo quản.

2.2.3. Phương pháp đánh giá

2.2.3.1. Đánh giá hiệu quả chiết xuất, thành phần hóa học của tinh dầu thu được [8,10]

Nguyên lý của phương pháp là dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau của tinh dầu, độ phân cực của dung môi và các nhóm chất. Khi đưa hỗn hợp dịch chiết vào hệ thiết bị chưng cất phân đoạn, sau một thời gian chưng cất dung môi có nhiệt độ bay hơi thấp hơn sẽ thu được ở đỉnh của cột Vigreux (cột phân đoạn) và sau đó được ngưng tụ lại, còn tinh dầu có nhiệt độ bay hơi cao hơn sẽ được giữ lại ở bình chưng. Quá trình chưng cất được điều chỉnh nhiệt độ, áp suất phù hợp để thu tinh dầu tốt nhất [10,31].

Hiệu quả chiết xuất được đánh giá thông qua hàm lượng tinh dầu thu được sau quá trình chiết. Hàm lượng tinh dầu được tính theo công thức:



𝐻à𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑑ầ𝑢 (%) =

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑑ầ𝑢 𝑡ℎ𝑢 đượ𝑐

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑚ẫ𝑢 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔


× 100


Trong đó, khối lượng tinh dầu là khối lượng chất chiết được (g), khối lượng mẫu là khối lượng hoa bưởi đem chiết (g).

o Đánh giá cảm quan màu sắc, độ trong và mùi của tinh dầu.

o Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu chiết được từ phương pháp bằng kỹ thuật sắc ký khí ghép nối đầu dò khối phổ GC-MS.

2.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ đã bào chế

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm rửa phụ khoa, có khả năng thấm tốt, không gây kích ứng và phù hợp sử dụng hàng ngày để chăm sóc sức khoẻ cho phái đẹp. Sản phẩm dung dịch VSPN từ tinh dầu hoa bưởi sau khi bào chế cần đáp ứng các yêu cầu chất lượng tham khảo theo chuyên luận “Dung dịch thuốc” (Phụ lục 1.3, Dược điển Việt Nam V, trang PL-11) về tính chất, độ trong, pH…hoặc một số tiêu chuẩn khác [1].

Yêu cầu về hình thức: tiến hành đánh giá bằng phương pháp cảm quan, quan sát bằng mắt thường để đánh giá về dạng thể chất, màu sắc và mùi vị của sản phẩm bào chế. Thể chất được đánh giá bằng cách lấy một lượng dung dịch bào chế được vừa đủ (1-2 giọt) xoa nhẹ bằng tay và quan sát bọt và độ mịn của sản phẩm.

Xem tất cả 58 trang.

Ngày đăng: 22/09/2024