Những Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Bản Tin Thời Sự Phát Thanh Địa Phương

các loại hình báo chí khác. Bên cạnh việc nâng cao nội dung chất lượng tin bài phát sóng, thì một yêu cầu đặt ra cho bản tin thời sự phát thanh Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn là phải tạo ra được những hình thức thể hiện mới hấp dẫn thính giả và phát huy tác dụng hiệu quả của phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và bản tin thời sự phát thanh nói riêng.

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một bản tin thời sự là cách thức vận hành cho các phóng viên, nhất là những phóng viên biết phát hiện, biết nuôi dưỡng và phát triển đề tài cho phóng sự ngắn. Chú ý nữa của người làm phóng sự là tính liên thông về diễn biến các sự kiện, vấn đề trong các phóng sự từ bản tin trước đến bản tin sau, những người làm thời sự phát thanh không thể bỏ qua. Riêng đối với đề tài được dư luận quan tâm, cần phải được các phóng viên theo đuổi, đeo bám liên tục đến tận cùng, với việc tổ chức thực hiện và phát sóng nhiều phóng sự ở các góc nhìn khác nhau trong các bản tin thời sự. Và đáp số và thước đo cuối cùng là tác phẩm phóng sự đó sau khi phát sóng phải có hiệu ứng với xã hội.

Như vậy, muốn có những bản tin thời sự phát thanh chất lượng, hay, hấp dẫn thì phải thực hiện đồng bộ nhiều khâu từ cơ chế quản lý, chất lượng đội ngũ, chất lượng kỹ thuật đến việc triển khai thực hiện kế hoach cụ thể. Có nghĩa là phải thực hiện sự đổi mới trong tư duy làm báo hiện đại từ đội ngũ Ban giám đốc cho đến các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên. Có như vậy mới thu hút được thính giả và thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương.

3.2. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh địa phương

3.2.1. Tiếp cận với các vấn đề lý luận trong phương pháp làm tin hiện đại

Phóng viên, biên tập viên của 3 đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn cần chú ý đến thao tác, kỹ năng làm tin khi xây dựng bản tin thời sự phát

sóng. Nghĩa là phóng viên phải nắm bắt được tình hình thực tế, bám sát cuộc sống, theo kịp dòng thời sự chủ lưu, để biết được từng bước đi, nhịp thở của cuộc sống nhằm thẩm định đánh giá sự kiện đang diễn ra.

Hơn nữa khi phóng viên nắm bắt nhịp được với cuộc sống thì sẽ lựa chọn được mảng đề tài, xác định chủ đề, nắm được cốt lõi vấn đề đểviết thành tin, thông tin tới cho thính giả.

Bên cạnh đó, phóng viên làm tin thời sự còn tìm hiểu về cách thức săn tin như thế nào cho kịp thời để đáp ứng nhu cầu của công chúng.

Trước hết, phóng viên phải chú ý đến việc phát hiện nguồn tin. Đó là phóng viên phải đi vào thực tế cuộc sống, lăn nộn với hiện thực, xâm nhập thực tế nắm bắt được cái mới, cái có ý nghĩa chính trị xã hội để phản ánh nhanh nhất tới công chúng. Nguồn tin đó có thể từ các tổ chức, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc qua đơn thư, ý kiến của công chúng nghe đài mà phóng viên tiếp nhận được. Dù nguồn tin đó nhận được từ bất kỳ cơ quan hay tổ chức, cá nhân nào thì phóng viên cũng cần khai thác dữ liệu và cẩn thận thẩm định, đánh giá, xác định ý nghĩa xã hội của nguồn tin để đảm bảo độ chính xác của sự kiện trong quá trình đưa tin, giúp công chúng yên tâm hơn về sự kiện mà nhà báo đưa tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Phóng viên phải lựa chọn cách thức thể hiện sự kiện đó sao cho phù hợp. Tức là sử dụng cấu trúc nào (tam giác ngược, tam giác thường, hình chữ nhật ) để trình bày ý tưởng luận điểm mà sự kiện diễn ra. Để lựa chọn được cấu trúc cho một tin phát thanh, phóng viên cần làm rõ lý luận trong phương pháp làm tin hiện đại. Phóng viên không chỉ hiểu được cách xây dựng tin mà còn nắm chắc cách thức trình bày câu chữ phù hợp cho phát thanh. Bên cạnh đó, phóng viên còn phải nắm rõ cách xử lý số liệu trong tin sao cho phát thanh chỉ thoáng qua một lần mà công chúng có thể nhớ được, hiểu được. Ví dụ tin đưa có sử dụng con số thì phải làm tròn và dùng ngôn ngữ thể hiện giúp công chúng tiếp nhận thông tin dễ hơn.

Trong khi làm tin, phóng viên phải luôn chú ý đến ý kiến phản hồi của công chúng. Sự kiện diễn ra, nhà báo đưa tin, công chúng tiếp nhận. Dù ý kiến phản hồi tốt hay phê bình … nhưng nhà báo cần đối mặt với sự thật, ý thức dạo đức nghề nghiệp của mình, dám nhận khuyết điểm nếu thông tin chưa chính xác trước công chúng. Làm được như vậy thì tiếng nói của làn sóng mình mới tạo được niềm tin cho công chúng.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 10

Hơn nữa khi phóng viên nắm chắc được lý luận trong phương pháp làm tin sẽ giúp cho bản tin của mình sống động hơn, công chúng không chỉ nghe được mà thông qua ngôn ngữ, lời nói, cách truyền đạt cảm nhận được sự kiện đang diễn ra trước mắt mình. Có như vậy thì phóng viên mới có thể đưa tin không chỉ đúng, trúng mà khi đó ý tưởng của mình về sự kiện sẽ linh hoạt hơn, sẽ hay hơn, thông tin đó mềm mại, dễ nhớ dễ truyền đạt tới công chúng hơn.

Như vậy các vấn đề trong phương pháp làm tin hiện đại các tác dụng dẫn đường cho việc thực hiện tác nghiệp. Đồng thời phóng viên, nhà báo cần có sự sáng tạo riêng để tạo nên phong cách cá nhân và tạo nên cái riêng của từng ngòi bút, từng cơ quan báo chí.

3.2.2. Thay đổi tư duy làm tin

Đây là một trong những yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng bản tin thời sự. Theo khảo sát trên, số lượng tin trong bản tin không tiếng động, tin hội nghị chiếm tỷ lệ lớn, do đó người làm phát thanh phải thay đổi tư duy, nhận thức, thay đổi cách làm tin thường sử dụng. Bởi trong thời đại bùng nổ như hiện nay, công chúng được tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng tiên tiến, hiện đại như truyền hình, internet … Họ có quyền lựa chọn cho mình một phương tiện thông tin phù hợp với thời gian, nhu cầu của mình. Do đó phóng viên phát thanh ở các đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn cần nỗ lực hơn nữa để đưa chất lượng tin ngày càng tốt hơn để có đủ lực cạnh tranh với loại hình báo chí khác. Có thể mỗi phóng viên, nhà báo có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau và có một

phương pháp để tự làm mới “ngòi bút” của mình, đổi mới tư duy, phương pháp làm tin, viết tin, sản xuất bản tin của đài. Tuy nhiên tác giả đề xuất một số ý kiến như sau:

Phóng viên, biên tập viên của đài, đặc biệt là phòng thời sự cần chịu khó bám cơ sở, đi xuống các địa bàn các huyện, các xã, nắm bắt tình hình để đưa những sự kiện nóng nhất tới công chúng. Có lăn nộn với thực tế thì mỗi bản thân phóng viên mới cảm nhận được cuộc sống thực thụ của người dân, mới nắm được những bức xúc nguyện vọng của công chúng để đáp ứng được nhu cầu của họ.

Đồng thời cần xác định nguồn tin, thẩm định nguồn tin trước khi thông tin tới công chúng. Đó là một trong những yêu cầu cần thiết trong tư duy của người làm báo. Bởi nguồn tin có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình khai thác tài liệu, thẩm định đánh giá tính chất của sự kiện tại hiện trường hoặc các nguồn tin có liên quan của phóng viên.

Trong khi tác nghiệp, phóng viên cần xác định rõ chủ đề của tin, thông điệp chuyển tới công chúng. Đó là mảng sự kiện gì, đưa thông tin như thế nào, thông điệp mà phóng viên và nhà báo muốn chuyển tới công chúng ra sao. Trong tư duy của người làm báo luôn nắm rõ, xác định cụ thể đề tài trong bất cứ tình huống nào cũng như linh hoạt xoay chuyển chủ đề để đưa được thông điệp tuyên truyền cho công chúng chính xác nhất.

Một điều cần lưu ý trong khi muốn nâng cao chất lượng tin thì phóng viên, nhà đài cần lấy công chúng làm điểm tựa để phát triển bản tin. Phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng. Dù là khen hay phê bình đều phải lưu tâm để rút kinh nghiệm. Nếu đó là những phản hồi tốt để các bản tin sau cố gắng phát huy, còn đó là phê bình cũng phải để ý để bản tin sau làm tốt hơn.

Như vậy thay đổi tư duy làm tin trên sóng phát thanh là một điều rất khó nhưng không phải không làm được. Tác giả mong rằng mỗi bản tin khi phát sóng, qua ý kiến phản hồi của công chúng cũng như tự mỗi phóng viên

của đài nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, tự tìm tòi và chịu khó bám sát cơ sở hơn nữa để đài PT-TH địa phương sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc và trở thành người bạn tin cậy cho thính giả trong một tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

3.2.3. Xây dựng hệ thống cộng tác viên ở cơ sở

Yêu cầu lớn của bản tin thời sự phát thanh, đó là thông tin cập nhật, thông tin phong phú đa dạng. Trong điều kiện lực lượng phóng viên chuyên viết phát thanh còn quá mỏng, nguồn lực tài chính hạn chế, không đảm bảo để phục vụ cho phóng viên có mặt tại mọi nơi diễn ra sự kiện. Vì vậy phương án tối ưu nhất hiện nay là việc hợp tác, trao đổi thông tin.

Đối với trong tỉnh cần xây dựng, phát huy vai trò của hệ thống cộng tác viên, thông tin viên ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đây chính là tai mắt cung cấp nguồn thông tin, đồng thời đây cũng có thể là người trực tiếp thực hiện các tin tức gửi về trong bản tin thời sự. Xây dựng được đội ngũ cộng tác viên càng rộng khắp, thì lượng thông tin hàng ngày của thời sự sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn. Theo nhà báo Đức Thắng – Phó phòng Thời sự Đài PT-TH Bắc Giang: Thời sự Bắc Giang đã xây dựng được hệ thống phóng viên từ các đài huyện, các sở ngành. Tuy nhiên số lượng này hiện nay còn quá mỏng, làm việc tinh thần trách nhiệm chưa cao. Để thông tin hàng ngày có được nhiều hơn thì việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên, thông viên tại các địa phương, cơ sở,, xã, thị trấn trở thành một việc làm tất yếu. Hệ thống tai mắt càng dày thì thông tin dù nhỏ, dù lớn xảy ra ở đâu, bất cứ lúc nào đài PT-TH tỉnh cũng có thể nắm bắt được.

Ngoài việc xây dựng được hệ thống tai mắt, thời sự cũng cần xác lập mối quan hệ với các chuyên gia, những người am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, pháp luật, văn hóa, những người có uy tín trong xã hội… Đây là những người mà bản tin thời sự rất cần sự tham vấn của họ trong quá trình thực hiện các đề tài, tác phẩm. Trong quá trình tác nghiệp, thực hiện

các mảng đề tài, các phóng viên có thể trao đổi nói chuyện với những người này để hiểu sâu vấn đề, cần sự xuất hiện trả lời phỏng vấn của họ với tư cách là những chuyên gia để họ đưa ra bình luận, đánh giá về sự việc. Điều này sẽ giúp các tác phẩm có giá trị thông tin cao nhất.

3.3. Một số kiến nghị đề xuất riêng cho từng đài trong khảo sát

3.3.1. Đối với đài phát thanh truyền hình Bắc Giang

3.3.1.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Đài PT-TH Bắc Giang hiện nay không có phóng viên, biên tập viên chuyên viết phát thanh mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên này làm cả hai loại hình là báo phát thanh và báo hình. Do đó, đài PT-Th Bắc Giang cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên phát thanh; xây dựng đội ngũ phóng viên thời sự phát thanh giỏi về tay nghề, có nền tảng kiến thức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Để có được những phóng viên như thế, khâu tuyển dụng phải được thực hiện chặt chẽ và công khai, kiên quyết chỉ sử dụng những người giỏi, có năng lực thực sự và đáp ứng được yêu cầu công việc của Đài.

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên thời sự bằng cách khuyến khích phóng viên, biên tập viên học hỏi nâng cao về các lĩnh vực chuyên môn, các kiến thức bổ trợ về chính lĩnh vực phóng viên theo dõi, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về cập nhật những công nghệ và cách làm phát thanh hiện đại cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

Cần tiến hành phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa theo đề tài, lĩnh vực phụ trách cho từng phóng viên. Việc chuyên môn hóa nhằm tạo điều kiện cho phóng viên tích lũy kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể. Mặt khác trách nhiệm của phóng viên phải đảm bảo lượng thông tin nhất định trong bản tin thời sự, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo phòng về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực theo dõi. Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng thông tin trong tác phẩm.

Cần chấn chỉnh lại tác phong và tốc độ làm việc đối với những phóng viên, biên tập viên làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và tiến độ của các tác phẩm. Có như vậy mới tránh được tối đa những hạn chế trong bản tin thời sự phát thanh của đài địa phương.

3.3.1.2. Đối mới cơ chế biên tập bản tin

Đối với bản tin thời sự phát thanh, cơ chế quản lý có tác dụng như một đòn bẩy kích thích sự sáng tạo toàn diện. Không chỉ ở Bắc Giang mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, lao động báo chí phát thanh chưa được coi là loại lao động đặc biệt có tính đặc thù. Hiện nay, lao động báo chí chỉ đang xếp cùng ngạch với lao động hành chính. Trong khi đó chế độ nhuận bút quá thấp, chưa xứng đáng, chưa động viên, khuyến khích đội ngũ phóng viên, biên tập viên tìm tòi sáng tạo ra tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn công chúng. Nhất là đội ngũ phóng viên phát thanh nhiều đài không chi trả nhuận bút, hoặc có trả thì cũng rất eo hẹp. Vì thế, vấn đề coi trọng lao động báo chí là lao động đặc biệt để có chế độ lương xứng đáng cũng là một đòi hòi khách quan, nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền trong bản tin thời sự phát thanh của các đài địa phương hiện nay.

Trong cơ chế quản lý hoạt động hiện nay, Đài PT-TH Bắc Giang cần xem xét tới việc thực hiện khoán chi sản xuất chương trình. Có nghĩa là chế độ chi trả cho từng chương trình, từng sản phẩm cụ thể. Theo cách làm này mới có thể nâng cao chất lượng tin bài cũng như chất lượng các bản tin thời sự phát thanh. Để thực hiện được điều này, Đài cần có sự tác động đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng nguồn thu từ quảng cáo, việc sử dụng nguồn thu này là để nâng cao chất lượng chương trình phát thanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.

Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần luôn là giải pháp tác động vào tính tích cực của người lao động. Vì thế bên cạnh ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao của các phóng viên thì

lãnh đạo Đài Bắc Giang cũng cần có chế độ khen thưởng kịp thời đi đôi với hình thức kỷ luật nghiêm minh. Như vậy sẽ tạo ra cơ chế kích thích lao động và có tác động tích cực tới chất lượng các bản tin thời phát thanh của đài.

3.3.1.3. Cải tiến quy sản xuất tác phẩm phát thanh

Hiện nay quy trình sản xuất tác phẩm của phần lớn các Đài PT-TH Đài Bắc Giang đang sản xuất theo quy trình truyền thống, đó là: phóng viên đề xuất ý tưởng- đi tác nghiệp- viết bài- biên tập- phát thanh viên đọc- dựng hoàn thiện tác phẩm- phát sóng. Mô hình tổ chức sản xuất tin, bài của phòng thời sự của đài Bắc Giang như mô tả trên sẽ rất khó để có được tác phẩm phát thanh đạt chất lượng cao. Do vậy cần phải được tiến hành sản xuất tác phẩm theo đúng quy trình chung, gồm 6 bước: tìm hiểu và nghiên cứu thực tế- xác định chủ đề, đề tài, tư tưởng chủ đề- thu thập và khai thác thông tin- thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức- duyệt- phát sóng.

Như vậy, trong quy trình sản xuất các tác phẩm phát thanh nói chung và tác phẩm thời sự phát thanh nói riêng của đài PT-TH Bắc Giang đang thiếu và bị đảo lộn một số bước rất cơ bản. Trước hết, đa số các tác phẩm trong bản tin thời sự không có kịch bản lời trước khi phóng viên tác nghiệp. Đây là khâu vô cùng quan trọng, bởi kịch bản là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ, thể hiện nội dung tác phẩm được thực hiện cũng như ý đồ của tác giả, biên tập viên trong việc thông tin, xác định chủ đề, đề tài, hướng đi cụ thể cho từng tác phẩm.

3.3.2. Đối với đài Phát thanh Truyền hình Bắc Ninh

3.3.2.1. Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực

Đài PT-TH Bắc Ninh hiện nay mới chỉ có 4 phóng viên, biên tập viên chuyên viết phát thanh, trong khi khối lượng tin đáp ứng 3 bản tin thời sự trên ngày là không đủ. Do đó, đài PT-TH Bắc Ninh cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên phát thanh; xây dựng đội ngũ phóng viên thời sự phát thanh giỏi về tay nghề, có nền tảng kiến thức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022