Cảm Hứng Về Thiên Nhiên Mang Đặc Trưng Vùng Miền

Bên cạnh tục lệ ngày Tết thì tục lệ ăn hỏi của người Mường cũng hiện lên rất cụ thể qua những trang văn của Hà Thị Cẩm Anh. Tục lệ ăn hỏi của người Mường được chuẩn bị rất chu đáo, đầy đủ, sung túc:“Lễ ti poi đúng phong tục của người giàu ở thung lũng Si Dồ. Lễ vật là một đôi gà trống thiến chẵn năm. Mười chai rượu trắng, hai gánh bánh chưng, hai gánh gạo nếp, một con lợn đủ khiêng, một buồng cau với một đùm trầu” [4, tr.12]. Ngoài ra, người Mường còn có tục buộc vía. Họ quan niệm con gái, con trai sinh ra đã được buộc vía cho nhau thì lúc lớn lên mới lấy được vợ đẹp chồng khôn.

Nói đến phong tục, tập quán của người Mường không ai có thể quên Mo Mường. “Đối với người Mường thì “mo” theo nghĩa của động từ có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm, những cát mo kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng” [34, tr.31]. Mo Mường chính là một trong những nghi lễ quan trọng của hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Mường đã được lưu giữ từ lâu đời. Bởi vậy, trong tâm linh của đồng bào Mường thì Mo Mường dẫn đường cho cho con nguời trở về với cội nguồn tổ tiên: “Mo Mường hay lắm, càng nghe càng muốn nghe thêm. Có nghe Mo Mường mới biết cội nguồn, ông cha người Mường ta. Không nghe Mo Mường không quen được mụ Dạ Dần. Không quen được Lang Cun Cần. Không biết được cây Chu đá, lá cây Chu đồng đâu !” [1, tr.15]. Mỗi bản mường đều có ít nhất một gia đình làm mo từ đời này qua đời khác để đảm bảo công việc nghi lễ tín ngưỡng, tâm linh cho mường bản. Trong đời sống tinh thần của người Mường thì ông Mo là người có vai trò rất quan trọng. Đối với từng cá nhân thì ông Mo là người thực hiện toàn bộ những nghi lễ cần có trong một đời người. Ông Mo là người sống chân thành, luôn dành tình cảm yêu thương cho mọi người trong thân tộc hay cộng đồng người Mường nói chung. Không những vậy, ông Mo là người am hiểu, thông minh nhưng rất khiêm tốn, hoà nhã với mọi người. Ông Ậu ở Mường Dồ trong Làng tôi có chú Đỏ Khờ là một người luôn đi mo để cầu phúc chữa bệnh

cứu người. Ông say sưa những câu mo Mường đến nỗi quên cả lấy vợ, đẻ con. “Ông mo Mường rất giỏi, những câu mo do ông nghe được trong dân gian rồi nhớ nhập tâm” [4, 110]. Trong tâm thức của người Mường thì những câu Mo bao giờ cũng hướng con người tới cái thiện, dạy người ta phải biết sống tốt hơn.

Tóm lại, đọc những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta hiểu sâu hơn về những lớp trầm tích văn hoá đã được hình thành từ lâu của dân tộc Mường. Nhà văn đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc qua những trang văn tràn đầy tình yêu với quê hương. Mỗi trang viết của nhà văn đều nảy nở trên mảnh đất trù phú và màu mỡ của nền văn hoá và văn học dân gian Mường. Chính mảnh đất ấm áp tình người đôn hậu của xứ Mường đã khiến cảm xúc văn chương của Hà Thị Cẩm Anh được thăng hoa. Mỗi trang văn của bà như một bức thông điệp thể hiện lòng trân trọng và biết ơn của Hà Thị Cẩm Anh đối với mảnh đất Mường Vang, Mường Biện, Mường Dồ…

2.2.2. Cảm hứng phê phán những hủ tục lạc hậu

Những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh phần lớn là ngợi ca, trân trọng những phong tục, tập quán đẹp của văn hoá Mường. Tuy nhiên ẩn giấu đằng sau một số sáng tác là những giọt nước mắt xót xa của nhà văn khi phải chứng kiến nỗi đau của con người do những hủ tục lạc hậu gây nên. Bản sắc dân tộc trong tác phẩm không nên chỉ hiểu một cách phiến diện là thái độ trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp tinh hoa, tinh tuý trong nền văn hoá của một dân tộc nhất định mà còn “thể hiện ở nỗi đau dân tộc…,ở khát vọng da diết của dân tộc muốn từ giã nhanh chóng một quá khứ nặng nề để vươn nhanh trên con đường tiến bộ của nhân loại” [17, tr.114]. Trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh có những trang viết thể hiện tinh thần dũng cảm tự phê phán những thói quen, tập quán xấu trong cộng đồng. Điều đó cho thấy bà luôn nặng lòng với dân tộc mình.

Đời sống của người vùng cao bây giờ đã có nhiều thay đổi. Song, cũng giống như Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh khi đứng từ điểm nhìn hiện tại vẫn

không khỏi xót xa bởi nỗi đau xưa vẫn còn hiện hữu. Biết bao hủ tục đã khiến cho mối tình của đôi lứa bị lỡ dở, bao con người bị nhấn chìm vào hố sâu bi kịch, cô đơn, bất hạnh và thậm chí còn phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Dân tộc Mường có tục ném rể. Về bản chất, đó là một phong tục lâu đời của truyền thống văn hoá Mường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì lòng hận thù giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái mà chú rể lại trở thành nạn nhân của đám cưới. Với truyện ngắn Quả còn, nhà văn đã dũng cảm phê phán tục lệ xấu đó cũng như phê phán cách ứng xử thiếu nhân văn của những con người kém hiểu biết. Hai người thợ săn Mường Vang và Mường Bi đã từng hứa sẽ làm “du gia” với nhau từ lúc hai đứa con chưa chào đời. Đến khi đứa con gái vừa oa oa tiếng khóc chào đời thì lễ vật cưới hỏi của nhà trai đã được gửi đến. Nhưng vì trong lễ hỏi của nhà trai có chiếc bánh chưng chứa nhân bên trong nên nhà gái rất tức giận. Họ cho rằng như vậy là ám chỉ con gái họ không còn trinh tiết. Mối thù ngấm ngầm không nói ra mà tất cả đã trút lên đầu hai đứa trẻ. Trong lễ ra mắt rể, người Mường Bi tức giận ném những trận mưa quả chuối xanh, quả sung, quả vả và cả những hòn đá to dội xuống mặt chàng rể. Cậu bé đầu tóc rối bù, máu me bê bết và đã qua đời. Nhưng người nhà trai vẫn không buông tha cho đứa bé gái mười tuổi. Cô vẫn phải theo về nhà chồng để trở thành vợ ma bởi vì nhà cô đã nhận nhiều bạc, nhiều trâu của nhà người ta. Vì những hủ tục mà cha mẹ đã vô tình gieo nỗi bất hạnh cho con cái. Năm mươi năm, cô gái ấy phải sống trong nỗi cô đơn. Thậm chí, người bản làng còn xa lánh chị vì cho rằng chị chính là ma ác đã khiến cho cả nhà chồng héo hon, ốm đau. Thái độ thương cảm của nhà văn dành cho hoàn cảnh của cô gái đã được thể hiện ở kết thúc truyện có hậu. Cuối đời, cô gái ấy cũng tự giải thoát cho mình, bỏ vào rừng và gặp được một người lính đem lòng thương yêu cô. Có thể nói, nhà văn đã dám nhìn thẳng vào sự thật để phê phán những hủ tục trong đời sống của người Mường. Đó là việc tổ chức những lễ ăn hỏi, cưới xin rườm rà, tốn kém; là tục ép người phụ nữ phải ở vậy làm vợ ma suốt đời mà không được phá vỡ hôn ước.

Cũng viết về những hủ tục trong đám cưới, truyện ngắn Cưới chạy đã phê phán hủ tục tảo hôn. Cậu bé Nghé Ọ mới mười bốn tuổi, đang là học sinh lớp bẩy nhưng đã bị bố mẹ bắt cưới vợ. Vì gia đình lo rằng sau này dân số mất cân bằng, con trai rất khó lấy được vợ nên đã ép con nghỉ học cưới vợ để mong có cháu nối dõi tông đường. Những kẻ làm cha làm mẹ thiếu hiểu biết đã ép con mình vào con đường chết. Vì sợ quá, cậu bé bỏ đi xuống thành phố và đã lao vào xe rồi chết. Tất cả mọi người đều đau đớn như hoá đá trước sự ra đi đau lòng của đứa trẻ. Dường như nhà văn muốn nhắn nhủ với những người con yêu quý của mảnh đất xứ Mường: Hãy biết rũ bỏ những hủ tục lạc hậu để có một cuộc sống tốt đẹp, tiến bộ và văn minh. Chỉ có như vậy thì nước mắt mới thôi rơi cho số phận của những người phụ nữ và những đứa trẻ - hai nạn nhân chính của những hủ tục trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh.

Bên cạnh tục cưới hỏi, ma chay, người Mường còn có tục buộc vía. Người Mường cũng giống như người Kinh đều quan niệm con người có vía. Có người vía tốt, có người vía xấu. Tuy nhiên, quan niệm về vía của người Mường có phần nặng nề hơn so với người Kinh. Và nạn nhân của tục buộc vía hầu như đều rơi vào người phụ nữ Mường. Bằng cái nhìn yêu thương và trân trọng con người, Hà Thị Cẩm Anh đã đề xuất một cách giải vía cho người phụ nữ bất hạnh rất lạ, đó là tình yêu: “Tình yêu sẽ làm cho co người vượt qua hết thảy nỗi đau” [7, tr.154]. Người phụ nữ trong Giải vía có một tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Chị luôn bảo vệ những con thú hoang trong rừng. Cũng chỉ vì một lần cứu con báo lửa mà chồng chị bỏ chị ra đi với người phụ nữ khác. Bởi anh nghe theo những lời đồn đại rằng chị có vía xấu, chị do bà nàng Mường Ai - đã mất cách đây một trăm năm, cũng có tình yêu thiên nhiên như chị nhưng rồi bị cọp bắt - đầu thai vào. “Chuyện chị cứu con báo lửa nhanh chóng loang ra khắp mường. Ai nấy đều giật mình. Người con dâu họ Bùi này đúng là bà nàng Mường Ai đi cớt luân hồi. Tính tình y chang như thế. Xinh đẹp. Thích một mình dạo chơi trong rừng. Nhìn thấy con thú nào của rừng xanh cũng thấy đáng quý,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

đáng yêu. Ai mà biết cách đây một trăm năm thật giả thế nào ?” [7, tr.166]. Ai cũng sợ và tránh mặt người phụ nữ ấy. Duy chỉ có một chàng trai đã yêu chị từ thời trẻ vẫn chờ đợi chị suốt hai mươi năm. Tuy nhiên, chị vẫn bị ám ảnh bởi quan niệm vía xấu và cuộc hôn nhân của chị với người chồng cũ chưa được giải quyết dứt khoát nên chị còn do dự. Anh ta đã lấy vợ khác nhưng cũng không về để trả tự do cho chị. Phải chăng, người đàn ông quyết định giải vía cho chị chính là đại diện cho tư tưởng tiến bộ của thời đại để giải phóng cho người phụ nữ khỏi nỗi khổ đau, thiệt thòi. Một phương pháp giải vía thấm đẫm tư tưởng nhân văn - giải vía bằng tình yêu – chứng tỏ Hà Thị Cẩm Anh có thái độ quyết liệt, dũng cảm đấu tranh chống lại mọi cái xấu, mọi hủ tục của người Mường. Kết thúc truyện thấm đẫm tư tưởng nhân đạo, khẳng định người phụ nữ luôn luôn phải được hưởng hạnh phúc lứa đôi. Người phụ nữ cô đơn ấy đã được chàng trai giải vía vào lúc giao thừa và chị đã bước qua số phận của mình để đến với hạnh phúc gia đình.

Cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa cái xấu và cái ác là cuộc đấu tranh không khoan nhượng và diễn ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Đôi khi chúng ta còn phải biết vượt qua cả những định kiến, tập tục cổ hục, lạc hậu để vươn tới một nền văn hoá tiến bộ mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã dũng cảm phê phán những hủ tục, tập quán xấu trong đời sống của người Mường để nền văn hoá Mường ngày càng tốt đẹp hơn.

Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 8

2.3. Cảm hứng về thiên nhiên mang đặc trưng vùng miền

2.3.1. Thiên nhiên thơ mộng, bình dị, thuần khiết mang đậm dấu ấn vùng miền

Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, trong đó không thể không nói đến quan hệ với thiên nhiên. Từ xa xưa, người Việt Nam vốn đã có những cách ứng xử hài hoà với thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn hữu tình. Quan hệ giữa con người của một cộng đồng dân tộc với thiên nhiên cũng nói lên ít nhiều bản sắc văn hoá của dân tộc đó. Bởi như nhà nghiên cứu văn hoá Phan Ngọc đã khẳng định:

“Có hàng trăm cách định nghĩa về văn hoá nhưng định nghĩa nào cũng phải có hai yếu tố cơ bản: con người và tự nhiên. Văn hoá chính là kiểu cách con người quan hệ với tự nhiên và từ đó quan hệ với nhau” [28 ]. Đọc những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như hơi ấm tình người phả vào thiên nhiên ấy.

Bước chân vào thế giới nghệ thuật của nhà văn xứ Mường, người đọc được thưởng ngoạn một thiên nhiên thơ mộng và trữ tình, ngọt ngào như chính xúc cảm của tình yêu đôi lứa trong Mưa bụi bay bay. Làm sao ta có thể quên được hình ảnh bãi rau cải vàng rực đang hoà quyện với tình yêu của Đán và Niên: “Trong vòng tay ông chỉ là những vồng hoa cải, bây giờ đang là mùa rau cải. Gặp rét. Cải lên vồng và nở rộ hoa. Những bông hoa cải mới nở, vàng rực màu nắng tỏa mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng mơn man trên khoé miệng ông…Những cánh hoa rải vàng trên thân thể trinh trắng và mượt mà của nàng…” [6, tr.54]. Sắc vàng rực của hoa cải cũng giống như tình yêu đầu đời của đôi lứa nồng nàn, đắm say. Nếu nhà văn Vi Hồng trong Đất bằng ấn tượng sâu đậm về nắng buổi chiều xuân “vàng tươi trong vắt, rửa sạch lưng ông trời”, “dịu ngọt trở mình trên các sườn cỏ”, Cao Duy Sơn rất ấn tượng về mùa đông ở Cao Bằng với sương mù, gió bấc, cái rét buốt và hình ảnh hoa mận nở trắng cả vùng trời thì Hà Thị Cẩm Anh lại nhạy cảm với cái rét ngọt, mưa bụi bay bay và màu vàng rực rỡ, tươi tắn của hoa cải trong những ngày Tết: “Cũng mưa bụi bay bay. Cũng sương mù rét ngọt, và cũng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng cười nói, tiếng reo hò rộn rã như bây giờ. Hai người dắt nhau chui vào giữa bãi rau cải đang nở hoa vàng rực” [6, tr.62].

Có thể nói, tấm lòng tha thiết gắn bó với thiên nhiên, với núi rừng của Hà Thị Cẩm Anh đã đánh thức trong nữ sĩ những cảm nhận về thiên nhiên rất tinh tế. Nhà văn có những liên tưởng, so sánh thật bất ngờ trước vẻ đẹp thiên nhiên vừa hiện thực vừa trữ tình của một khu rừng nằm trong vòng cung núi đá vôi xinh đẹp của thung lũng Si Dồ: “Phía ngoài bãi sông sát với mép nước là

một vạt rừng nhỏ có những bụi rù rì mướt mát trên bãi sỏi trắng phau. Vạt rừng xanh um tùm. Lúc nào cũng như đang chạy đua với màu xanh của dòng nước lãng đãng trôi về tiết thu sang và cuồn cuộn chảy mỗi mùa lũ đến. Trên bờ dốc chỗm chệ những cây ngơn già lụ khụ, da dẻ mốc meo đầy những u và bướu. Những ả sung óng mượt đỏm dáng tràn trề sức sống, quanh năm bốn mùa lúc nào cũng thấy ra hoa kết trái. Lớp rừng thấp là những bụi mụt ngấn, có những chùm quả chín mọng, đỏ lừ giống như bát xôi nhuộm lá ngom đỏ mà các cô gái Mường Dồ đơm rất khéo, rất đẹp mỗi khi trong Mường có hội, hay nhà ai đó có việc xòng nhà, buộc vía” [5, tr.45].

Nếu đọc Lòng dạ đàn bà của Vi Hồng, ta say đắm trước vẻ đẹp của thác nước Hang Rơi gắn liền với bao huyền thoại “Khi mặt trời lên khỏi núi thác nước, nước trong Hang Rơi lại xuất hiện cầu vồng bẩy sắc huyền ảo lung linh” thì đến với Những đứa trẻ mồ côi của Hà Thị Cẩm Anh, nhiều khi ta ngỡ mình như được lạc vào một thế giới của tiên cảnh thơ mộng. Đó là vẻ đẹp huyền bí của những hang đá mà ta ngỡ như đó là hang động ở cõi tiên rơi xuống cõi tục: “Thằng Sinh giỏi quá, nó tìm được một cái hang đẹp như động Nàng Nga ở Mường Trời. Cái hang đủ cho năm bếp vẫn còn đủ chỗ, giữa hang là một cái giếng. Nước từ trong giếng cứ đùn lên trong vắt, nóng hổi...Trên vòm hang là những cột nhũ đá trắng như muối, kết tinh thành những giọt, những cột có hình giống như những chiếc ngà voi. Chung quanh vách đá có hình ông tiên đang ngồi câu cá. Có cả những đứa con nít đang ngồi học bài. Có ruộng bậc thang và có cả những bòn lúa nếp rất to” [2, tr.52].

Mỗi nhà văn đều có một vùng đất để thương để nhớ cho riêng mình. Bởi vậy, thiên nhiên nơi bản Mường đi vào trang văn của Hà Thị Cẩm Anh không chỉ thơ mộng, thuần khiết mà còn mang đậm dấu ấn vùng miền. Ấn tượng đậm nét trong tâm trí mỗi người khi đặt chân đến miền núi đó là sự tiếp nối điệp trùng của núi non, của cỏ cây bao phủ xanh xa và tít tắp. Thiên nhiên ấy đã hoá thành một gương mặt riêng trong cảm nhận của từng nhà văn mỗi khi họ xa quê

hương. Đọc sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta hiểu được tình yêu cháy bỏng, da diết của bà dành cho những khu rừng. Và những trang viết về khu rừng Pù Có đã nói lên được đặc trưng của bản Mường. Thiên nhiên thay sắc áo theo mùa: mùa đông có sương muối bao phủ, có tuyết rơi; mùa xuân có mưa lất phất và nắng ấm khiến cho hoa cúc mẳn khoe sắc trắng vàng: “Đầu tháng chạp Pù Có đã bắt đầu có sương muối, thỉnh thoảng còn có tuyết trắng rơi trên đỉnh núi, làm cho lớp cỏ dại héo rũ. Cuối tháng giêng sau những đợt mưa xuân lất phất là những ngày nắng ấm. Cỏ bắt đầu đâm mầm mới. Hoa cúc mẳn cũng chen nhau mọc, và chỉ sau mươi ngày đã lấm tấm nở hoa. Hoa cúc mẳn, như những giọt sương gặp nắng ấm là thi nhau khoe sắc trắng vàng, toả mùi thơm ngào ngạt” [5, tr.82].

Chúng ta biết rằng đặc trưng của thiên nhiên miền núi là núi rừng, sông suối, thác ghềnh. Làng Chiềng Va trong Nước mắt đỏ hiện lên với vẻ đẹp của một “xứ sở lạ lùng và bí ẩn” bởi có những ngọn núi mang bộ mặt gớm ghiếc, hiểm trở và dữ dội như muốn doạ nạt con người: “Ngọn thì cao vót. Ngọn thì trọc lốc. Có ngọn thì hoen ố, loang lổ như mặt cọp, trông mà ghê hết cả người…,từ trong các hốc đá trông như mắt tử thần luôn luôn có một thứ nước vàng đục ngầu cứ ứa chảy từ trên cao xuống vách đá dựng đứng. Càng gần con người núi càng muốn phô hết cái vẻ trần trụi, hiểm trở ra để doạ nạt người ta” [7, tr.17]. Vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của xứ Mường không chỉ hiện lên qua núi non mà còn thể hiện ở hình ảnh dòng sông. Ta đã từng bất ngờ và bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân thì đọc Nước mắt đỏ, ta cũng bị hút hồn trước vẻ đẹp vừa dũng mãnh, hoang dã vừa mềm mại, hiền lành của những dòng sông ở thung lũng Si Dồ: “Con sông tung bờm nước trắng xoá qua các thác ghềnh ở miền Tây nên người xưa đã gọi nó là sông Ngựa. Sông Mã em à ! Về đến thung lũng Si Dồ thì sông Mã trở nên hiền lành và hiếu thảo hơn” [7, tr.12]. Dường như các nhà văn dân tộc thiểu số có sự tương đồng khi miêu tả những con thác

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí