Con Người Giàu Nghị Lực, Vượt Lên Hoàn Cảnh

một người vợ thuỷ chung như vậy trong tình yêu cũng là một niềm an ủi đối với người chồng đã hy sinh. Tình cảm thuỷ chung son sắt ấy của chị đã được cậu con trai thấu hiểu khi nó bảo chị: “Mẹ phải đi bước nữa thôi. Người Kinh người ta vẫn nói: “Con nuôi cha không bằng ông bà nuôi nhau” mà! Bác Vũ cũng đã nghỉ hưu rồi. Con lại đi xa” [3, tr. 55]. Cũng vì thương chị nên đứa con trai đã vun vén cho tình yêu của chị với một người đàn ông tên Vũ - người bạn thân thiết nhất ở cùng đơn vị với chồng chị. Nhưng chị nhất quyết không nghe theo. Có lẽ, lòng chung thuỷ với chồng và tình yêu thương con đã khiến chị quên đi tất cả, sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời để giữ cho tình yêu ấy trọn vẹn.

Tấm lòng thuỷ chung trong tình yêu dường như đã ăn sâu vào tâm hồn mỗi người con của mảnh đất Mường Vang, của thung lũng Si Dồ. Truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh có nhiều câu chuyện tình éo le, lỡ dở nhưng họ vẫn luôn chôn chặt mối tình ấy trong lòng mang theo năm tháng của cuộc đời. Biết bao người phụ nữ Mường chỉ biết yêu một lần rồi chờ đợi cả đời. Đã vậy, nhiều khi họ còn bị mang tiếng xấu vì người mình yêu nhưng tình yêu trong lòng họ vẫn là một hằng số không đổi. Đọc truyện ngắn Cha mẹ và tôi, trái tim ta vừa rung lên nhịp đập xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh của người phụ nữ Mường Vang vừa cảm phục trước tình yêu thuỷ chung của chị. Vốn là một người phụ nữ rất xinh đẹp nhưng chị lại bị cả bản mường xa lánh vì họ cho rằng chị đã lấy một kẻ phản bội, một kẻ theo giặc làm chồng. Đối với người Mường thì tội phản làng, phản nước là nặng lắm: “đối với một kẻ phản bội thì không bao giờ mong được dung tha” [4, tr. 37]. Sự tồn tại của chị và đứa con như cái gai làm cho người Mường Vang chướng mắt. Đứa con gái của chị cũng vì tiếng xấu đó mà không lấy được chồng. Cô cũng phải gánh chịu nỗi đau cùng người mẹ: “Người Mường Vang bảo: Nhà tôi giống như một đống cứt thối, chó ỉa bậy, muốn lấy xẻng xúc đổ xuống sông, xuống rãnh cho sạch làng” [4, tr. 36]. Người phụ nữ ấy không những phải chịu tiếng oan mà còn bị những kẻ xấu ở Mường Vang quấy nhiễu, làm nhục. Nhưng chính niềm tin và lòng chung thuỷ

đã nuôi dưỡng tia hy vọng trong quãng đời còn lại của chị. Cho dù niềm tin ấy có mong manh, nhỏ bé như một sợi chỉ nhưng nó không bao giờ đứt trong tâm hồn chị: “Mế tôi không bao giờ tin cha tôi là người xấu. Là người làm phản. Tình yêu mà” [4, tr. 47]. Cũng vì niềm tin vào người đàn ông ấy mà chị bỗng hoá câm. Tình yêu và nỗi đau của chị không biết giãi bày cùng ai. Vì thế giả câm chính là một giải pháp tốt nhất để chị thoát khỏi tai tiếng của miệng lưỡi người đời. Thật bất ngờ khi một ngày kia, người đàn ông mà bấy lâu chị chôn chặt nỗi mong nhớ cũng như nỗi đau trong lòng cũng trở về. Chị đang câm bỗng lại cất lời lên được. Chị chỉ nói với con những lời rất ân tình, giản dị nhưng qua đó cho thấy tình yêu của chị dành cho chồng không thể nào đong đếm được: “Con à ! Con tin cha đi mà ! Ba mươi năm trước mế đã bảo con như thế. Con hãy tin cha. Cha là một người trai Mường tốt. Cha sẽ làm được tất cả cho con” [4, tr. 46].

Không chỉ thuỷ chung trong tình yêu mà người Mường còn thủy chung trong nghĩa tình làng xóm, quê hương. Vạ Lủ trong Sông trôi lặng lẽ đã bao năm sống xa quê nhưng đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn khao khát được trở về quê hương mặc dù những con người ở mảnh đất ấy đã từng ruồng rẫy, khinh miệt vạ vì họ cho rằng vạ chửa hoang. Vạ vốn là y tá của một đơn vị thanh niên xung phong trên tuyến đường Hai Mươi ở Trường Sơn. Lòng tốt của vạ chân thành nhưng đã bị người ta phụ bạc. Vạ từng giúp một người phụ nữ trở dạ nhưng rồi lại bị chính kẻ đó lấy cắp tư trang, giấy tờ và bỏ lại cho vạ đứa con trai. Người Mường Dồ ai cũng tưởng đứa trẻ mới sinh là con của vạ nên đã xua đuổi vạ. Một mình vạ lặng lẽ nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi khôn lớn đến lúc nó trưởng thành, có gia đình và công việc. Trước lúc chết, vạ chỉ dặn đứa con dâu hãy mang tro cốt của vạ rải xuống dòng sông của Mường Dồ. Dù ở thành phố với con trai nhưng vạ vẫn luôn khao khát được trở về với mảnh đất quê nhà: “Bà cụ muốn trở về với dòng sông, với cái bến tắm cũ của làng. Mường Dồ là quê của mẹ. Mẹ yêu sông Mã của Mường Dồ. Bà thích những đêm trăng sáng trên

sông” [6, tr.34]. Đúng như lời thơ của Đỗ Trung Quân: “Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi”, vạ Lủ suốt cuộc đời này vẫn canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê. Vạ luôn mong được người Mường Dồ tha thứ để vạ mãi mãi được ôm trọn trong lòng đất mẹ quê hương. Có thể nói tấm lòng thơm thảo luôn thuỷ chung, đầy ắp nghĩa tình với quê hương, chòm xóm của người Mường chính là một nét son trên bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn người Mường.

2.1.3. Con người chân thực, hồn hậu

Cuộc sống của người Mường quanh năm gắn bó với nương rẫy, bầu bạn với thiên nhiên nên tính cách của họ cũng nguyên sơ, mộc mạc như nước suối, như cỏ cây, chim muông, núi rừng. Người Mường nói riêng cũng như người dân tộc thiểu số nói chung luôn đề cao tình người hồn hậu, mộc mạc. Dù họ có thể bị người khác hãm hại, lừa gạt nhưng không bao giờ họ căm hận hoặc nghĩ đến việc trả thù. Đức tính thật thà là một phẩm chất quý, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh thì người tốt lại bị bao kẻ xấu lợi dụng. Vạ Cát trong Chuyện xưa vì quá tin người nên đã bị lợi dụng. Đau đớn hơn, vạ lại bị chính người chồng của mình lừa bịp. Chính ông Giáp - chồng vạ đã dựng lên những màn kịch trong cuộc đời vạ rồi lại giả vờ ra tay cứu vớt vạ. Hắn đã thuê lão Cò Cà cố tình bẫy vạ để bỏ vạ và có cơ hội lấy con gái ông cán bộ tổ chức dưới tỉnh vừa già vừa xấu làm bước đệm tiến thân. Và khi vạ Cát bị cả làng Côốc Vàn chửi rủa là đồ hư thân mất nết thì ông Giáp lại đem lưng của mình “che những nắm cứt trâu, những hòn đá cho vạ Cát” [3, tr.45]. Không những vậy, hắn còn làm ra vẻ một người chồng tốt và xin trưởng bản cho vạ Cát về nhà. Nhưng đáng thương thay, câu chuyện ấy vạ Cát cứ tưởng thật để rồi mang ơn hắn suốt bao năm trời. Một con người đáng thương như vạ Cát cứ âm thầm chịu đựng nỗi oan mà không thể nào hoá giải được. Dường như đau đáu trong những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh là nỗi băn khoăn, trăn trở trước số phận của những con người thật thà, tốt bụng mà lại chịu nhiều oan khốc, bất công. Nhà văn đã gắn bó sâu sắc với cuộc sống của người dân bản Mường để rồi hiểu được những vẻ đẹp khuất

lấp trong tâm hồn họ mà người khác không dễ gì nhận ra. Vạ Cát sống nghĩa tình, vị tha, chân thực nhưng cuối cùng lại chết cô đơn trên bè cá. Điều đó khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi xót xa. Trái tim trĩu nặng yêu thương của nhà văn đã cúi xuống để cảm thông và bênh vực cho những con người tốt bụng mà lại chịu bao oan khốc đó.

Người Mường sống thật thà và luôn tin tưởng ở người khác như tin tưởng ở chính mình. Đọc những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh khiến ta nhận ra rằng cuộc đời đầy rẫy những éo le, nghịch lí. Không ít kẻ giỏi giang, khôn ngoan lại cạn kiệt tình người còn những người bị coi là khờ khạo thì lại tràn đầy yêu thương. Nhà văn luôn tin tưởng rằng bản chất trong sáng, giàu yêu thương, tốt bụng sẽ giúp con người hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau. Câu chuyện Làng tôi có chú Đỏ Khờ đã để lại cho ta bài học về cách đánh giá con người. Chú Đỏ Khờ vốn là một cậu bé bị lạc ở trong rừng và đã được những người thợ săn đem về. Nhưng ai cũng sợ đó là ma rừng, ma núi hiện hình. Và chú đã được một ông Ậu Mo ở Mường Dồ nhận nuôi và cho đi theo để làm đứa hầu ma. Tuy người chú nhỏ bé nhưng mặt lại già câng. Mặc dù ngoại hình xấu xí nhưng chú Đỏ Khờ lại là người tốt bụng vô cùng: “Chỉ tại cái số ông trời bắt khổ. Người thì như thế nhưng tốt bụng vô cùng” [4, tr.101]. Bề ngoài có vẻ ngô nghê, khờ khạo nhưng chú Đỏ Khờ không bao giờ làm hại ai, thậm chí lại còn luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Tuy bị coi là ngốc nghếch, khác người nhưng chú Đỏ Khờ lại rất hiểu đạo lí, sống nặng nghĩa nặng tình. Trong khi những đứa con của ông Ậu chỉ lo bòn rút tiền bạc của người cha già rồi còn đốt nhà và đổ tội cho chú Đỏ Khờ thì chú vẫn lo làm ma cho Ậu để báo hiếu. Nhưng ông trời có mắt, cuối cùng chú Đỏ Khờ cũng được minh oan. Lòng tốt của chú Đỏ Khờ giống như thứ cỏ dại có một sức sống mãnh liệt mà không một thế lực xấu xa nào có thể vùi dập, giẫm nát. Tấm lòng chân thực, hồn hậu của người Mường như nước suối rừng ngọt ngào, mát lành và có thể làm xoa dịu những cơn khát của người miền núi. Lòng tốt của con người ấy không gì có thể

tả hết. Dù khờ khạo nhưng chú luôn biết sống và hy sinh cho người khác: “Cả lớp đã được chú Đỏ và những người lớn moi ra khỏi căn hầm sập trong làn đạn rốc – két và những quả bom bi. Nhưng chú Đỏ Khờ đã ra đi. Chú mất trên tay thầy giáo Phúc, thanh thản, nhẹ nhàng như một đứa trẻ đi vào giấc ngủ trong bài xường ru ngọt ngào của mẹ” [4, tr.111]. Làng Chiềng Va và những đứa trẻ luôn biết ơn cứu mạng của chú và chú đã được truy tặng danh hiệu liệt sĩ. Điều đó chứng tỏ chú Đỏ Khờ mãi mãi như bông hoa rừng bất tử trong lòng những người con bản Mường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Có thể nói, tấm lòng chân thực, hồn hậu là điểm sáng trong bức tranh tâm hồn muôn màu vẻ của con người xứ Mường. Một nét riêng của sáng tác Hà Thị Cẩm Anh đó là sự hồn hậu, thật thà của nhân vật được bộc lộ ngay trong tên gọi: Chinh Ngốc, chú Đỏ Khờ. Đó cũng là dấu ấn riêng trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh thê hiện bản sắc văn hoá Mưòng. Những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh đã giúp người đọc được thanh lọc tâm hồn khi biết sống và nghĩ cho người khác, biết đối xử chân thành với mọi người xung quanh để cuộc sống này mãi là bản tình ca êm dịu, sâu lắng yêu thương.

2.1.4. Con người giàu nghị lực, vượt lên hoàn cảnh

Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 6

Bên cạnh vẻ đẹp của sự thuỷ chung, đức hy sinh và lòng nhân ái, hồn hậu thì vẻ đẹp của ý chí, nghị lực cũng góp phần hoàn thiện nhân cách cho con người Mường. Trong nhiều trường hợp, tuy rơi vào đau khổ nhưng họ vẫn vượt lên số phận, vượt lên đau thương của hoàn cảnh để tiếp tục sống. Đọc truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, ta lại càng thấm thía hơn về lời thơ của Nguyễn Du: “Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn tế thập loại chúng sinh). Dường như những tâm hồn văn chương của mọi thời đại vẫn luôn đồng điệu, cảm thương cho thân phận của người phụ nữ. Đến với Cây gội già tàn tật, Đêm tháng tám, Bài xường ru từ núi, Sông trôi lặng lẽ, Người con gái Mường Biện, Một nửa của người đàn bà, Giải vía…, ta không chỉ xót xa cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ mà hơn thế nữa còn cảm phục

trước một sức sống mãnh liệt, dẻo dai của họ. Giống như nước suối rừng không bao giờ cạn, cây rừng không thể bị quật ngã trước những cơn bão táp của thiên nhiên thì người phụ nữ Mường vẫn đứng vững trước mọi giông tố của cuộc đời. Trong công trình nghiên cứu Bản sắc dân tộc trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu đã nhận định rất chính xác rằng: “Có thể xem các tác phẩm văn xuôi DTTS là những bài ca ca ngợi sức sống tiềm tàng của con người. Như một quy luật tất yếu, càng bị đè nén áp bức, khả năng sinh tồn của con người càng được tôi rèn, càng được khẳng định, như chiếc lò xo càng bị nén chặt thì sức bật càng cao để trở về với trạng thái cân bằng tự nhiên của nó” [29, tr.34]. Điều đó đuợc thể hiện qua rất nhiều hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Dù có rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ như thế nào thì họ vẫn đứng dậy bằng chính sức mạnh của niềm tin, hy vọng của chính mình.

Trước hết, đọc Cây gội già tàn tật, người đọc không thể không xót xa cho hoàn cảnh của người con gái khi sinh ra lại mang một khuôn mặt dị dạng. Cô là “một trong những người phải gánh chịu thảm hoạ khôn lường vào thời hậu chiến” [3, tr.10]. Khuôn mặt dị dạng của cô khiến cả Mường Vang khiếp sợ ngay từ lúc mới sinh. Và với mẹ cô, mỗi lần cho cô bú là một cực hình. Có người con gái nào lại không đau đớn khi biết mình có một hình hài khiếm khuyết ? Nỗi đau của cô gái càng kinh hoàng hơn khi chính cô tự soi ngắm gương mặt của mình – khuôn mặt “không có môi trên, mũi nó chỉ là hai cái lỗ rộng hoác, đen ngòm đục thủng cái khối thịt dày, xám xịt rất ngắn mà người ta vẫn quen gọi là mặt, bởi vì ở phía trên còn có một cái đầu với những sợi tóc lơ thơ, đỏ như râu quỷ thọt chân của rừng Chuông Cò…” [3, tr.12]. Cô gái bỏ nhà vào rừng để tránh ánh mắt tò mò, sợ hãi của những đứa trẻ ở Mường Vang. Trước cuộc sống cô độc tưởng chừng như cô sẽ gục ngã và đi tìm cái chết. Nhưng không, chính cuộc sống gần gũi với thiên nhiên đã khiến cô thấy rằng sự sống này vẫn còn có ý nghĩa, vẫn còn hạnh phúc đối với một kẻ có hình

dạng kì quái như cô. Chính cô đã tìm thấy sự đồng cảm với cây gội già tàn tật trong rừng. Bởi nó cũng có một thân hình như cô “tật nguyền và xấu xí đến khủng khiếp. Ruột của cây Gội đã bị lũ mối đục rỗng để làm tổ. Gốc cây thì đầy những u và biếu” [3, tr.13]. Cây Gội già xấu xí ấy lại tiếp thêm sức mạnh, nghị lực sống cho cô. Nó đã thì thầm với cô rằng cô chỉ là người bị tật thôi chứ chưa bị tàn đâu, chưa phải là đồ bỏ đi. Cô cũng là một cây Gội già tật nguyền đang phải đối diện với bao nỗi đau và thử thách. Và chính sức sống nội lực mạnh mẽ của con người miền núi đã giúp cô trở thành một người tốt, một người bảo vệ rừng cần mẫn và dũng cảm. Chính quyền Mường Vang đã trao cho cô “một quyển sổ bìa đỏ chứng nhận quyền sở hữu rừng với một cái tên. Người ta gọi khu rừng thuộc quyền quản lí” của cô là rừng cây Gội và gọi luôn cô là Vạ Gội

.Hơn thế, cô ngày càng tự tin về bản thân mình hơn khi nhận ra rằng mình vẫn là một người phụ nữ, “một nguời phụ nữ chỉ xấu mặt thôi. Tất cả những gì cần thiết để người phụ nữ làm vợ lại rất hoàn hảo” [3, tr.22]. Cuối cùng vượt lên mặc cảm, cô cũng bước chân được đến ngưỡng cửa bí mật của hạnh phúc. Cô đã đón nhận tình yêu của một chàng trai Mường tốt và đã có một gia đình hạnh phúc. Rõ ràng, nghị lực của con người Mường giống như một thứ nước rửa ảnh kì diệu có thể xóa đi mọi sắc màu u ám, đen tối trong bức tranh số phận của họ. Phải chăng những câu chuyện cổ tích của người Mường đã ngấm sâu vào máu thịt của nhà văn từ thời thơ ấu để rồi bà gửi gắm niềm tin vào cuộc đời trên mỗi trang văn. Chính người mẹ của nhà văn đã gieo vào tâm hồn bà niềm tin cổ tích ngay từ thời thơ bé: “Khi các em tôi đã ngủ say. Mẹ bắt đầu dọn cho tôi một mâm cơm đầy và những món ăn thịnh soạn mà mẹ biết tôi rất thích: Đó là những câu chuyện cổ tích có hậu của bà” [8, tr. 4]. Nhân vật cô gái trong truyện ngắn trong Gốc gội xù xì đã được sinh ra từ lòng tin của nhà văn đối với cuộc đời này: “Tôi tin tưởng vào cuộc sống này. Tôi tin tưởng vào bạn bè. Tôi tin tưởng từ lẽ công bằng” [8, tr. 4].

Đến với truyện ngắn Bài xường ru từ núi, ta lại thấu hiểu hơn về nghị sức sống mạnh mẽ của con người Mường. Người phụ nữ có tên Cầm trong truyện ngắn này đã bị một chàng trai bỏ rơi cùng với đứa con trong bụng. Trong lúc đau khổ nhất thì chị cũng bị hàng xóm và gia đình xa lánh. Gia đình Cầm cho cô lên nhà bù rẫy để sinh nở một mình. Tưởng chừng như cô sẽ đầu hàng số phận nhưng không ngờ cô vẫn mạnh mẽ, thẳng thắn và rất quyết liệt đấu tranh để đòi sự công bằng cho người phụ nữ Mường. Cô nói với bố, mế mình: “Tôi muốn con trai tôi có một ngôi nhà sàn để ở. Tôi muốn có một bếp lửa trong ngôi nhà đó để sưởi ấm. Tôi muốn dưới sân nhà tôi cũng có lợn, có gà…Tôi muốn: anh trai có gì, em gái cũng phải có cái đó. Anh là con, tôi cũng là con bố, mế đúng không ?” [3, tr.114]. Cuối cùng, chị đã đòi được quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình mình. Chị cũng có nhà, có vốn làm ăn và mế cũng lên trông con cho chị. Điều gì khiến cho chị có được một sức sống dẻo dai để có thể bươn trải với bao vất vả, nuôi con ăn học thành người ? Phải chăng, đó chính là tình mẫu tử trong trái tim của người mẹ đã khiến chị có đủ sức đứng vững giữa bao oan trái của cuộc đời ?

Không chỉ người phụ nữ Mường mới có đủ can đảm để vượt lên mọi thử thách mà ngay cả những đứa trẻ tâm hồn còn trong sáng như hai tờ giấy trắng cũng can đảm vượt qua bao bức tường của cuộc sống để tìm đến một tương lai có ánh sáng mặt trời. Đó là hai anh em Trong và Đục trong Con đường dài lắm. Cả hai anh em phải sống trong cảnh mồ côi cha mẹ và phải ở nhờ nhà người khác. Nhưng lúc nào hai anh em cũng bị người ta bắt nạt, đánh đập. Đã vậy, tai hoạ còn giáng xuống đầu bé Đục khi em còn bị mù cả hai mắt. Nhưng Trong không đầu hàng số phận. Dù biết con đường tương lai phía trước còn dài lắm, mờ mịt và có biết bao chông gai nhưng Trong vẫn cõng Đục vượt qua bao triền núi hoang vu để đi tìm thuốc chữa mắt cho em gái. Số phận của hai đứa trẻ sau này ra sao chúng ta chưa biết nhưng chắc chắn người đọc luôn tin vào nghị lực kì diệu của chúng. Hai anh em Trong giống như hai mầm cây đang

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí