Sự Nghiệp Sáng Tác Của Cao Duy Sơn

Hạc vẫn tiếp tục cống hiến cho văn chương nghệ thuật với sự ra đời của tiểu thuyết Sông gọi (1986), Xứ lạ mường trên (1989). Ngoài những cây bút đã nêu còn có Mã A Lềnh, La Quán Miên… Bên cạnh đó là một loạt những cây bút mới như Hoàng Hữu Sang, Đoàn Lư, Hà Trung Nghĩa, Hữu Tiến, Địch Ngọc Lân, Hoàng Quảng Uyên… Họ chủ yếu là những người con của vùng Việt Bắc và Tây Bắc. Những sáng tác của họ đã đưa mảnh đất miền núi đi vào văn chương với hình ảnh của những bản, những làng nằm bên ngọn núi; hình ảnh của những con người thật thà, chất phác, chăm chỉ song cũng rất mạnh mẽ trong cuộc sống, trong tình yêu. Họ đã thông qua văn chương mà giới thiệu cho độc giả bản sắc của dân tộc mình. Cho tới thời điểm này, người được đánh giá là “đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi”(Hữu Thỉnh) chính là nhà văn Cao Duy Sơn. Ông quan niệm: “viết văn cần có sự ám ảnh”. Vì vậy mà mặc dù đã về Hà Nội công tác nhưng tràn lên những trang viết của Cao Duy Sơn vẫn là sự ám ảnh về vùng đất nơi nhà văn đã sinh ra và lớn lên. Cao Duy Sơn đã đưa mảnh đất Cô Sầu vào những trang văn của mình để rồi những ai yêu văn chương của ông cũng cảm thấy nó bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc. Văn của Cao Duy Sơn phản ánh đủ mọi góc độ của cuộc sống như nó vốn có: tối, sáng, thiện, ác, chân thành, thủ đoạn…cho nên người đọc dễ bắt gặp mình hoặc bóng hình của mình ở trong đó. Bao trùm lên toàn bộ những trang viết của Cao Duy Sơn là một đạo lí vững bền dù con người, đất trời có đổi thay.

Hai thế hệ nhà văn: một – đã trưởng thành trong cách mạng và một - mới trưởng thành sau cách mạng, đa số viết bằng bút pháp của chủ nghĩa hiện thực mới, đứng trên lập trường tư tưởng yêu nước, tiến bộ, cách mạng, đã “cố gắng tái hiện bức tranh nhiều mặt về đời sống của đồng bào các dân tộc – quá khứ cũng như hiện tại – trong đó khắc họa những số phận được đổi đời từ chế độ cũ sang chế độ mới, từ “thung lũng đau thương ra cách đồng vui”, từ “chân trời một người đến chân trời tất cả”. Những tác phẩm xuất sắc trong số đó có

được bản sắc dân tộc riêng về dựng cảnh, dựng người, thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy nghệ thuật độc đáo. Và đã hình thành những phong cách riêng, đa dạng, nhiều vẻ, nhiều giọng điệu với bút pháp văn xuôi hiện đại góp phần làm phong phú bức tranh của đời sống văn học hiện đại nước ta” [28,7].

Từ 1986 trở đi, đề tài, chủ đề của văn học các dân tộc thiểu số có nhiều điểm mới. Mặc dù đã bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng dư vang của nó vẫn còn đọng lại nhiều trong những tác phẩm văn xuôi các dân tộc thời kì này. Nhiều tác phẩm đã tái hiện lại cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân miền núi trong những năm đầu cách mạng. Nhìn chung, hầu hết những tác phẩm này đều soi chiếu vào quá khứ - một thời đau thương song cũng hết sức oai hùng của đất nước để tôn vinh sức sống và niềm tin, tôn vinh bản lĩnh cách mạng cũng như tinh thần đoàn kết chiến đấu của những con người miền núi nói riêng và của con dân đất Việt nói chung. Bên cạnh đề tài chiến tranh, nhiều cây bút của văn học miền núi thời kì này tập trung bút lực cho việc phản ánh công cuộc xây dựng, phát triển cuộc sống mới theo tinh thần đổi mới đất nước của Đại hội Đảng VI. Tiêu biểu như Mũi tên ám khói (1991), Gió hoang (1992) của Ma Trường Nguyên. Ta bắt gặp trong các tác phẩm của ông những thân phận con người miền núi vừa chân thật, cần mẫn, vừa đằm thắm, sâu nặng nghĩa tình. Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc vùng cao không chỉ phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong cuộc đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm…mà họ đang vươn lên trong khó khăn gian khổ, trong thử thách nghiệt ngã của thiên nhiên để xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao. Cây bút người Mông Mã A Lềnh cũng đóng góp cho đề tài này tập bút kí Cao nguyên trắng (1992) và tập truyện ngắn Vùng đồi gió quẩn (1995). Công cuộc đổi mới văn học nghệ thuật với xu hướng dân chủ hóa văn học như một chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa một căn nhà ẩn chứa nhiều chỗ khuất tối. Nếu như trước đây văn học chỉ đi vào phản ánh những mặt tốt đẹp của cuộc sống thì giờ đây, khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật”, “phản ánh đúng sự thật”

đã cho phép ngòi bút của văn nghệ sĩ lách vào những góc khuất của cuộc sống để mổ xẻ, để phanh phui những mặt trái tồn đọng khắp nơi trong xã hội. Vi Hồng rất nhanh chóng nắm bắt những vấn đề nóng hổi này. Nào là mặt trái của mô hình hợp tác xã, rồi cái ác tung hoành và không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác… Tất cả những điều đó được ông phản ánh trong hàng loạt những tác phẩm: Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Chồng thật vợ giả (1994)… Khai thác hiện thực cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi ngày nay vẫn đang là vấn đề nóng hổi của văn học các dân tộc thiểu số. Bước sang thế kỉ XXI, Đàn trời (2006) của Cao Duy Sơn tiếp tục nhìn thẳng vào sự thật đời sống vất vả của đồng bào dân tộc thiểu số. Ở Phạ Đeng - cái địa danh mà nhà văn đã sử dụng để mở đầu cho câu chuyện về cuộc đời của rất nhiều con người vùng sơn cước – vấn nạn quan tham đang làm cho nhiều người khốn khổ. Thao túng quyền lực, dung nạp những lối hành xử côn đồ và những kẻ lưu manh để củng cố địa vị và túi tiền của mình – đó là những vấn nạn mà Đàn trời vạch trần để từ đó làm nổi bật bản tính nhân hâu, lòng vị tha của người vùng cao. Cùng đi sâu vào phản ánh số phận con người cá nhân còn có những cây bút như Hà Lí, Hoàng Thị Cành, Hà Thị Hải Yến, Bùi Thị Như Lan… Điểm chung của những cây bút ấy là luôn tìm thấy bản tính nhân văn thuần khiết của đồng bào dân tộc thiểu số, cảm thông sâu sắc cho những thân phận, đặc biệt là người phụ nữ yếu đuối, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân, héo mòn bởi những quan niệm và định kiến lạc hậu. Dù cuộc đời còn nhiều đắng cay, nghiệt ngã nhưng niềm tin của những con người sống trong sự chở che của núi rừng vẫn vững như đá tảng. Truyền thống về tình người và đạo lí trở thành điểm sáng trong những sáng tác viết về số phận đồng bào cùng cao.

Từ giữa thập kỉ 80 đến nay, công chúng cũng chứng kiến dấu hiệu mới trong cách phản ánh hiện thực và tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ. Những cây bút tiêu biểu cho sự đổi mới này là Vi Hồng, Cao Duy Sơn… Trên những trang viết của họ, chất văn hóa dân gian hiện đại, tư duy tiểu thuyết hiện đại

được thể hiện khá sắc nét. Tác phẩm Người lang thang của Cao Duy Sơn đã được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là một trong những tác phẩm hay của năm 1992 và “có những dấu hiệu mới”. Bởi lẽ, nhà văn “đã miêu tả các nhân vật với một sự tự ý thức”. Các nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang có được cá tính riêng, không nhân vật nào giống nhân vật nào”. “Kết cấu truyện cũng phức tạp hơn, không gian và thời gian xen kẽ”. Những yếu tố đó khiến nhà phê bình Lâm Tiến khẳng định: Trong Người lang thang của Cao Duy Sơn, “những vấn đề nhân bản được đặt ra và được giải quyết theo cái nhìn mới, đó là mối quan hệ giữa cái thiện và các ác, mối quan hệ giữa con người và con người” [51,233]. Sự vận động trong tư duy của văn xuôi dân tộc thiểu số thời kì này được đánh giá là “bước tiến dài” trên hành trình khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền văn học dân tộc.

Vậy là văn học các dân tộc thiểu số đã đi được một chặng đường dài. Những thành tựu của nó đã đóng góp không nhỏ vào việc hoàn chỉnh hơn bộ mặt văn học của cả dân tộc. Suốt hành trình đó, hình ảnh hiện thực cuộc sống và con người các dân tộc thiểu số qua các giai đoạn lịch sử đã được khắc họa chân thực, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc cũng được chú phản ánh. Đồng thời, bút pháp tự sự của đội ngũ sáng tác ngày một chín hơn, hiện đại hơn. Gần một thế kỉ đóng góp và cống hiến, các nhà văn dân tộc thiểu số đã xây dựng được một nền văn xuôi các dân tộc phong phú, đa dạng, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Để có một bức tranh văn học các dân tộc thiểu số thực sự hoàn chỉnh thì cần phải có một đội ngũ sáng tác giàu nhiệt huyết, tài năng, chuyên tâm và thực sự am hiểu. Trong giai đoạn hiện nay, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, số lượng những nhà văn như vậy không nhiều. Một cây bút được coi là hội tụ đầy đủ những phẩm chất trên là Cao Duy Sơn - tác giả của những cuốn sách được đánh giá cao trong nước cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Với những cống hiến

lớn lao cho sự nghiệp văn học nước nhà, Cao Duy Sơn đang được đánh giá là một khuôn mặt tiêu biểu của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.2.2. Nhà văn Cao Duy Sơn

1.2.2.1. Tiểu sử và con người

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 4

Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn. Bút danh Cao Duy Sơn được nhà văn sử dụng như để hướng lòng mình về một vùng đất mà ở đó ngọn Phja Phủ ngàn năm vẫn sừng sững giữa muôn vàn đổi thay của đất trời, thời cuộc. Vùng đất ấy là lũng Cô Sầu (Trùng Khánh, Cao Bằng) – nơi được mệnh danh là Hồng Kông của mảnh đất sơn cước. Đó cũng chính là nơi đã in dấu tuổi thơ ông với biết bao kỉ niệm buồn, vui…

Sinh ra trong một gia đình cha người Kinh, mẹ người Tày, Cao Duy Sơn được thừa hưởng sự tác động của nền văn hóa của cả hai dân tộc. Không chỉ vậy ông còn được sinh ra trên một vùng đất được coi là “nơi dồi dào sự sống bền lâu, nơi chất chứa bao trầm tích lịch sử” (Cao Duy Sơn): Cô Sầu. Cô Sầu nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã 62km. Ở đó có sự giao thoa văn hóa của ba tộc người cùng sinh sống: Tày, Nùng và Kinh. Cũng ở đó tình người và lòng nhân ái nhiều như lá rừng, luôn luôn song hành để nâng đỡ những thăng trầm trong cuộc đời của Cao Duy Sơn. Do vậy trong rất nhiều tác phẩm của ông, cái tên Cô Sầu được nhắc đến với một sự gắn bó kì lạ. Tần số xuất hiện của nó xua tan đi cảm giác về một vùng đất xa lắc trong tâm trí của người đọc. Ở Cô Sầu, dù “những tường nhà không trát áo lộ đá hộc nâu xám, mái ngói âm dương nối nhau như những toa tàu bị bỏ quên giữa thung lũng hoang lạnh” (Hoa bay cuối trời) nhưng vào mùa xuân “những bông hoa mận nở như tuyết trắng bên những cành đào rực đỏ”. “Giọt mưa xuân trong như ngọc” (Hoa bay cuối trời). Xuân đem theo “mưa như bụi rắc xuống từ đỉnh núi len khắp khe ngách, lối mòn, ken sươn sướt qua những gốc lê già trổ bông như tuyết” (Chợ tình). Bầu trời mùa hạ thì “đầy sao đan nhau nhấp nháy”, “gió nhẹ thổi mang theo hương vị nồng của đất”(Dưới chân núi Nục

Vèn). Những cơn mưa rào mùa hạ nghe như “tiếng gió từ thung sâu vượt lên thổi bạt lá rừng” (Chích bông ơi). Khi tiết trời vào thu, “khí lạnh từ trên núi phả xuống, không ngăn được màu vàng trong như lọc của trăng thu” (Hòn bi đá màu trắng). Ở vùng đất ấy, “mùa đông buốt giá nhưng hồng vẫn nở thắm như thường” (Ngôi nhà xưa bên suối). Những nét riêng đó đã mang đến cho lũng Cô Sầu một vẻ đẹp vừa hoang sơ cổ kính, vừa huyền ảo nên thơ. Vì tất cả những lẽ trên Cao Duy Sơn đã thừa nhận ông“không bao giờ tách rời mình khỏi mảnh đất ấy được”. Từ sâu trong tâm thức nhà văn, cái tên Cô Sầu “đã mang một sứ mệnh văn chương nào đó không thể lí giải”. Là người con của dân tộc Tày, Cao Duy Sơn luôn mang trong mình cái tâm nguyện lưu lại trong văn chương những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc mình, những nét độc đáo của vùng đất và con người quê hương mình. Ông đã trải lòng mình: “Khi ý thức rõ rệt về đời sống của những người Tày quê tôi , tôi lại càng tin rằng, sứ mạng của mình là phải viết về những con người, những câu chuyện nơi đây. Thực ra, văn chương của tôi là những câu chuyện xảy ra của chính tôi, của những người thân, của làng mạc tôi, của cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này” [17]. Dù đã xa lũng núi ấy nhưng trong kí ức, đất và người nơi ấy luôn để lại trong ông những hoài niệm ấm áp. Giờ đây “sau gần một phần tư thế kỉ phiêu bạt như gió hoang toàng” (Cố nhân) mỗi khi được trở lại Cô Sầu, ông vẫn bồi hồi: “Thế là ta đã trở về, có bao giờ ta quên được cái phố huyện nằm trong thung núi này. Nước nguồn Hiếu Lễ vẫn đọng trong máu thịt. Vị thơm mùi khoai nướng vẫn dâng đầy kí ức” (Cố nhân). Có thể nói, Cô Sầu đã trở thành một phần máu thịt trong đời người và đời văn của Cao Duy Sơn.

Trên văn đàn đương đại, Cao Duy Sơn được đánh giá là một cây bút tiêu biểu nhất trong đội ngũ các nhà văn viết về miền núi. Mỗi một tác phẩm của ông đều được ra đời từ những kí ức, từ những ám ảnh quá khứ hay hiện tại. Những ám ảnh của nhà văn đã “ám ảnh” lại người đọc. Chẳng thế mà tác giả Hoàng Sự, sau khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối đã “từng qua một đêm ngon

giấc trên căn gác ngôi nhà cũ bên này suối Cun” để nhìn về bên kia, đối diện với nó, hy vọng sẽ thấy “một “ngôi nhà xưa” nào đó” [45]. Cao Duy Sơn bộc bạch: “Theo tôi sáng tác văn học trước tài năng là nỗi ám ảnh quá khứ và hiện tại”. “Sự ám ảnh hời hợt chỉ tạo ra những tác phẩm nhẹ tay bạn đọc. Sự ám ảnh đeo bám, sâu sắc, liên tục khuấy động cảm xúc người viết sẽ lên đến đỉnh điểm đam mê, đẩy đến tận cùng những vấn đề được bày đặt. Khi đó bản thân không tự lý giải mình hay nhân vật đang dẫn dắt ngòi bút” [16,19]. Đất và người nơi lũng núi Cô Sầu đã trở thành nỗi ám ảnh trong sâu thẳm tâm can nhà văn “từ ngày này qua ngày khác”. Nó khiến nhà văn “không lúc nào nguôi nghĩ đến nó và phải tìm cách thể hiện theo một cách nào đó” [44]. Và cách thể hiện duy nhất hiệu quả là giải mã sự ám ảnh đó trên những trang văn thông qua những con chữ và những hình tượng nghệ thuật. Ám ảnh, hai từ đó không dung chứa sự giả dối. Cho nên đến với văn Cao Duy Sơn, người đọc có thể choáng ngợp trước khung cảnh “núi như những ngọn tháp khổng lồ sừng sững trên màn trời tím sẫm” (Người lang thang). “Mặt trời như bị những chàng núi khổng lồ vít xuống sau lưng” (Người săn gấu); có thể say sưa nghiền ngẫm những phong tục của tộc người Tày như hát Khai vài xuân, cách bày tỏ tình cảm của một chàng trai dân tộc với người mình yêu thương…

Đằng sau sự ám ảnh chân thật đó là cả một tấm lòng của nhà văn. Đó là sự cảm thương cho những kiếp người cơ cực, nghèo khó (Chòm ba nhà, Hoa mận đỏ…); xót xa trước sự băng hoại của những giá trị đạo đức (Song sinh, Thằng Hoán…); tiếc nuối cho những số kiếp phải gánh chịu hậu quả của những lề thói cổ hủ, lạc hậu (Phía trời Tây có cơn mưa đá, Nơi đây không một bóng người…); xúc động trước tấm chân tình của những người Cô sầu mộc mạc (Chòm ba nhà, Ngôi nhà xưa bên suối…)…Không chỉ viết văn để giải tỏa sự ám ảnh, Cao Duy Sơn còn viết như để “trả nợ”: “trả nợ quê hương, trả nợ những người sinh ra mình, bạn bè, xóm giềng” [12]. Viết để gửi gắm bức thông điệp giản đơn mà vô cùng quý báu về cuộc sống: “Hãy biết quý

trọng lấy từng ngày sống trên thế gian này. Đối với nhau cho thật tử tế. Hãy trân trọng và chắp cánh cho những ước mơ của tuổi thần tiên…Điều đó sẽ mang lại sự tin cậy và thanh bình” [12].

Thủy chung với đề tài miền núi, nhà văn, hơn ai hết, hiểu rất rõ những khó khăn trong việc làm mới mình. Có thể nói, không gian trong văn Cao Duy Sơn gần như quây tròn trong cái lũng Cô Sầu nhỏ bé, nhưng điều tuyệt vời là “không có truyện nào phải “độn” truyện nào” (Trung Trung Đỉnh). Có được điều ấy chính là nhờ tài năng và sự am hiểu vốn văn hóa đậm đặc của vùng đất Cô Sầu của nhà văn. Ông cho rằng “muốn viết thành công về đề tài miền núi phải thực sự hiểu biết, phải “thuộc” vùng văn hóa ấy” [17]. “Thoát thai từ dòng giống Tày để rồi mọc mầm, cắm rễ trên đất quê hương” [19], Cao Duy Sơn được sống trong mạch nguồn văn hóa phong phú tự ngàn đời của dân tộc Tày. Bởi lẽ đó, biết bao nét văn hóa tươi đẹp của dân tộc Tày đã hiện lên trên những trang văn của ông thông qua các phong tục, qua lối ứng xử, qua nếp cảm nếp nghĩ…của con người. Đến với sáng tác của Cao Duy Sơn, người đọc rất dễ nhận thấy “chất Tày” lan tỏa và ngự trị. Mặc dù nhà văn cũng có đề cập đến bản sắc văn hóa của một số dân tộc khác như Nùng, Dao Tiền nhưng đặc trưng văn hóa Tày vẫn là chủ đạo và đậm nét hơn cả.

Cô Sầu ám ảnh Cao Duy Sơn đến độ ông “thuộc” văn hóa của Cô Sầu. Một sự thôi thúc khiến ông phải viết. “Viết như một sự giải phóng năng lượng bản thân, khám phá chất người Cô Sầu trong chính mình” [12]. Viết còn để khẳng định nét riêng nhưng cũng vô cùng phong phú của những “vỉa tầng văn hóa” Tày, để phấn đấu “đưa văn học dân tộc thiểu số bình đẳng” [16,23] với các dân tộc khác.

1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Cao Duy Sơn

Bước vào làng văn từ năm 1984 với “đứa con đầu lòng” mang tên Dưới chân núi Nục Vèn, đến thời điểm này, Cao Duy Sơn đã có gần ba mươi năm sáng tạo nghệ thuật. Quãng thời gian ấy là một chuỗi những khó khăn thử thách của nhà

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí