ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LA THÚY VÂN
BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA CAO DUY SƠN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.34
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 2
- Nhà Văn Cao Duy Sơn Trong Nền Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Hiện - Đương Đại
- Sự Nghiệp Sáng Tác Của Cao Duy Sơn
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PSG.TS ĐÀO THỦY NGUYÊN
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i
http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Thuỷ Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng Quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong cả quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả
La Thuý Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ii
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Cấu trúc luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 18
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC. NHÀ VĂN CAO DUY SƠN TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN - ĐƯƠNG ĐẠI 8
1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc8
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc 8
1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học 11
1.2. Nhà văn Cao Duy Sơn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện - đương đại 15
1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại 15
1.2.1.1. Từ 1945 đến 1975 16
1.2.1.2. Từ 1975 đến nay 19
1.2.2. Nhà văn Cao Duy Sơn 25
1.2.2.1. Tiểu sử và con người 25
1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Cao Duy Sơn 28
Chương 232
NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG MANG ĐẬM BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA CAO DUY SƠN 32
2.1. Cảm hứng về thân phận con người, về tâm hồn và tính cách đồng bào dân
tộc thiểu số 32
2.1.1. Con người với số phận bất hạnh 32
2.1.2. Con người dũng cảm, lạc quan, giàu sức sống 37
2.1.3. Con người trung thực, thủy chung, giàu lòng vị tha 40
2.2. Cảm hứng về những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
thiểu số 48
2.3. Cảm hứng trữ tình về thiên nhiên miền núi 57
2.3.1. Thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi 57
2.3.2. Thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân miền núi 63
Chương 368
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA CAO DUY SƠN 68
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 68
3.1.1. Miêu tả ngoại hình 68
3.1.2. Miêu tả nội tâm 71
3.1.3. Xây dựng thế giới nhân vật phân cực thiện - ác 76
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 79
3.3. Nghệ thuật ngôn từ 85
3.3.1. Câu văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu 85
3.3.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ giàu sắc thái địa phương 91
3.3.3. Đưa ngôn ngữ Tày vào tác phẩm văn chương 95
3.3.4. Vận dụng lối so sánh, liên tưởng, cách nói ước lượng, giàu hình ảnh 99
PHẦN KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO… 111
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới đều tìm mọi cách giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa của riêng mình, vì mất bản sắc sẽ không còn là một quốc gia, một dân tộc nữa. Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc đã đóng góp chung cho nền văn minh nhân loại, làm cho nó đa dạng, phong phú hơn. Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và trong sự phát triển văn học nói riêng.
So với lịch sử của nền văn học nước nhà thì văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại còn rất trẻ. Gần bảy mươi năm hình thành và phát triển, nó đã thực sự trở thành một bộ phận khăng khít, độc đáo, đặc sắc; đã có sự phát triển phong phú, đa dạng và đóng góp lớn vào diện mạo chung của nền văn học dân tộc. Nhiều tác phẩm văn học dân tộc thiểu số đã giành được những giải thưởng cao và được dư luận xã hội đón nhận nồng nhiệt.
Cao Duy Sơn là một trong số những cây bút tiêu biểu của mảng văn học dân tộc thiểu số đương đại. Sáng tác của ông mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật. Có lẽ đó cũng là lí do chính khiến nhà văn giành được nhiều giải thưởng cao và có giá trị: Giải A giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1993 với tiểu thuyết Người lang thang; Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997 với tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu; Giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2002 với tập truyện ngắn Những đám mây hình người. Giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007 với tiểu thuyết Đàn trời; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 với tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Đặc
biệt là vào năm 2009, ông đã nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á cũng với tập truyện ngắn này.
Tuy nhiên cho tới nay sáng tác của Cao Duy Sơn chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt là vấn đề bản sắc dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn chưa được chú ý tìm hiểu như một vấn đề chuyên sâu, chuyên biệt.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù đã gặt hái được nhiều giải thưởng nhưng tên tuổi của Cao Duy Sơn còn khá mới trên văn đàn. Do vậy, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của Cao Duy Sơn chưa nhiều (theo thống kê của chúng tôi có gần 40 công trình lớn nhỏ), chủ yếu là những bài báo, những nhận định của một số tác giả đương thời và các nhà nghiên cứu.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: Đại đa số các bài báo, bài nghiên cứu...đi sâu vào tìm hiểu, giới thiệu tác giả và tác phẩm (chủ yếu ở thể loại truyện ngắn), trong đó chiếm số lượng bài viết nhiều hơn cả là tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn. Vấn đề bản sắc dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn cũng đã được đề cập đến nhưng chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, các ý kiến chỉ nằm rải rác trong những bài viết, những nhận định. Dựa theo kết quả thống kê và phân loại, chúng tôi nhận thấy vấn đề bản sắc dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn được khẳng định ở hai phương diện.
Về phương diện nội dung:
Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh trong bài“Hội nghị BCH đã thống nhất một chương trình quan trọng của đời sống văn học” đã đề cập tới tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối của Cao Duy Sơn. Ông đã đánh giá cao tập truyện này, đặc biệt là về “chất” làm nên bản sắc dân tộc cho tập truyện: “Ngôi nhà xưa bên suối của tác giả Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện
đại, mộc mạc, chân chất, không để đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn” [60].
Tác giả T.Luyến trong bài Ngôi nhà xưa bên suối - bức tranh sinh động về cuộc sống của con người miền núi cũng đã đề cập tới những nét bản sắc dân tộc ở phương diện nội dung của tập truyện ngắn. Tác giả khẳng định: Đây là “tập truyện viết về cuộc sống của những con người miền núi chân chất, mộc mạc, với những nét văn hóa đặc trưng...Đọc tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối độc giả sẽ có dịp tìm hiểu thêm về những phong tục độc đáo của người dân ở thị trấn Cô Sầu” [22].
Nhà văn Trung Trung Đỉnh đã bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc những truyện ngắn đầu tiên của Cao Duy Sơn trong bài Cao Duy Sơn - từ chú cầy hương đến chàng săn gấu rừng già. Điều khiến ông nhớ mãi trong những sáng tác ấy chính là “cái không khí miền núi vừa mơ mơ màng màng lại vừa sâu hun hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên quyến rũ con người ta, lôi kéo con người ta, nâng đỡ con người ta từ chốn thâm nghiêm huyền bí của rừng già, hang thẳm, đến khi trở về với cuộc sống tự nhiên, hồn nhiên của cộng đồng...Văn Cao Duy Sơn giàu hình ảnh, giàu chất say của người say thiên nhiên”[29,486-487]. Theo tác giả: cái không khí miền núi ấy phần nào góp phần thể hiện bản sắc dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn.
Tác giả Phan Chinh An trong bài Đi tìm vẻ đẹp của hoài niệm cũng đề cập tới tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Ông cho rằng với tập truyện ngắn này, Cao Duy Sơn đã “thực hiện một cuộc hành hương tinh thần tìm về những vẻ đẹp xưa của núi Phijia Phủ, của lũng Cô Sầu với ước mơ cháy bỏng “giới thiệu được vùng quê nghèo khó ấy, ghi danh nó trong văn học”. Đến với Ngôi nhà xưa bên suối, người đọc sẽ được “làm quen với những địa danh xa lạ như suối Cun, Páo Lò, Âu Lâm, bản Niểng, Nhòm Nhèm, Háng Vài, Pác Gà, Cổ Lâu...cảm nhận không khí, hương vị miền núi “rất Tày”. Cái không khí,
hương vị rất riêng ấy trước tiên lan tỏa trong nhiều tập tục tôt đẹp”, sau đó là ở “vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người dân tộc Tày”[1].
Nguyễn Minh Trường trong luận văn thạc sĩ Ngữ vănTruyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp) đã đi sâu tìm hiểu hình tượng cuộc sống và con người trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Tác giả luận văn khẳng định: Với phong cách riêng biệt, truyện ngắn Cao Duy Sơn “đã tạo nên những bức tranh sinh động, phong phú về cuộc sống kì thú nơi thế giới sơn lâm..” [57].
Tác giả Sông Lam trong bài viết Cao Duy Sơn giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén đã đề cập tới sự phong phú của những phong tục tập quán trong toàn bộ sáng tác của Cao Duy Sơn: “Từ các tiểu thuyết...đến các tập truyện ngắn...ngòi bút của Cao Duy Sơn đã phác thảo nên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở vùng cao miền cao miền núi phía Bắc. Ở đó có những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc dày đặc được hun đúc qua hàng trăm thế hệ. Đó là các tục lệ cưới xin của người Tày, tục lấy tên con để gọi thay tên cúng cơm của người mẹ, tục đi chợ tình ...vào dịp tháng Giêng để những đôi tình nhân xưa được thổ lộ tâm tình, ôn lại kỉ niệm..., tục hát Khai vài xuân...” [19].
Về phương diện nghệ thuật:
Trong bài Ban mai có một giọt sương, tác giả Đỗ Đức đã tập trung nói về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. Và ngôn ngữ của tác phẩm được chú ý hơn cả. Đỗ Đức nhận xét: “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn...không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”. Tác giả đánh giá “những câu văn đó là những hạt ngọc lấp lánh” [8].
Nhà phê bình Lâm Tiến trong bài Cách thể hiện con người, cuộc sống miền núi trong tác phẩm Cao Duy Sơn cũng rất quan tâm tới nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Ông cho rằng “Sự linh hoạt