Vận Dụng Lối So Sánh, Liên Tưởng, Cách Nói Ước Lượng, Giàu Hình Ảnh

hiện rõ thông qua việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ: “Không việc gì phải nghĩ, phải buồn. Tao đã phải ngậm cái lá đắng bao nhiêu mùa lá rụng, lá mọc. Đến bay giờ cái lá đắng sắp được nhổ vào mặt rách, mặt đen chúng nó. Cái gió thổi mãi hòn đá cũng phải mòn. Công tao bỏ ra cũng không phí. Bọn nó đang rủ nhau trốn khỏi cái đất nóng, đất lạnh rồi đấy. Chỉ còn tìm cái lời mềm như gió nhẹ chui vào được lỗ tai lão Pạc là xong. Lúc ấy lão ta chỉ cần phất tay một cái là những đứa gan con chuột, con thỏ đi ngay thôi. Cái đám ruộng ấy sẽ lại về tay ta” [37,206]. Đó là một con người thâm độc, biết nhịn nhục, biết lúc nào thì cần nói cái “lời mềm như gió nhẹ” để đạt được những gì mình muốn, đồng thời lão cũng là người rất coi thường kẻ khác, trong mắt lão những kẻ dó chỉ là “mặt rách, mặt đen” mang “gan con chuột, con thỏ”. Tính cách của lão Lâm trong Người lang thang cũng vậy. “Khôn như con cáo, mà độc như con rắn ấy” [35,104]. Hay khi nói về tính cách bộc trực, thẳng thắn, luôn coi trọng lời hứa dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa của người miền núi, tác giả dùng câu: “Lời thề dao chém đá” [35,51]; “Lời nói dao chém đá” [35,219]; “Nói chắc như búa sắc ăn gỗ mực” [41].

Ngoài việc thể hiện tâm tư tình cảm, tính cách của người miền núi, thành ngữ tục ngữ còn được nhà văn sử dụng để nói về lối sống, về những kinh nghiệm sống của người miền núi. Từ ngữ được dùng trong những câu thành ngữ, tục ngữ thường nói tới những sự vật, hình ảnh rất quen thuộc đối với đồng bào dân tộc Tày. Khi muốn diễn tả việc ai đó cố làm cho mọi chuyện trở nên phúc tạp hơn, người Kinh vẫn nói: “Thêm dầu vào lửa”. Nhưng người Tày lại dùng hình ảnh của cây cỏ gianh, thứ cây cỏ lá dài, mỏng, mọc nhiều ở trên đồi, khi khô rất dễ bén lửa để diễn tả. “Ném thêm gianh khô vào lửa” [39,88]. Khi muốn khuyên con người nên thận trọng trong lời nói để không xảy ra những điều đáng tiếc, người Tày nói: “Hạt gạo rơi còn nhặt lên được, tiếng nói rơi khỏi mồm không lấy lại được đâu” [36,142]. Không chỉ thế, câu thành ngữ này còn được viết bằng nguyên văn tiếng Tày: “Chắc lai khai toong slản

[40,363]. Khi khuyên con người biết lạc quan trước những tình huống éo le, người Tày mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của họ để diễn tả: “Lửa cháy có lúc tắt, sông lũ rồi sẽ hết cơn” [42,311]. Thông qua hệ thống thành ngữ, tục ngữ được nhà văn sủ dụng, người đọc còn biết được cả lối sống của người dân tộc. Đó là lối sống trọng nghĩa tình. Bởi trọng nghĩa, trọng tình nên với họ “tiền bạc chỉ nhẹ như cỏ rác, lời mời giá trị hơn ngàn vàng”. Con người quý trọng nhau ở cái tình cái nghĩa chứ không phải ở đồng tiền. “Họ thèm hơi người, thứ không phải vật chất,chỉ là xúc cảm mông lung, khuấy động niềm háo hức và mong ngóng” [43,109-110]. Với họ “tình cảm con người là của cải cao quý, được sinh ra từ trái tim tự nguyện” [42,192]. Tình người bản là vậy. Chân thành, chất phác và thật thà. Họ coi “trong nhà có người già là báu vật trời cho, trẻ nhỏ là lộc là hoa trời tặng” [42,310]. Bởi vậy mà họ sống tự nhiên như cây rừng, tin rằng “khắc đi, khắc đến” [39,50], tin vào chính nghĩa: “Rễ tốt lo gì chết cây?” [35,103]. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ có tính triết lí cao về kiếp sống bần hàn: “Số kiếp mướp khô gác bếp, gấu áo chấm tro” [43,157]; về sự kém hiểu biết của con người: “Sự tăm tối đã không cho ý nghĩ vượt khỏi chân tóc” [39,161], “Sự u mê làm con người chỉ nhìn thấy móng chân của chính mình” [39,52]; về thời gian cuộc đời mỗi con người: “Tuổi tác cho trí khôn thì cũng cho cả nỗi buồn” [42,10].

Nét độc đáo trong những trang văn của Cao Duy Sơn là ông sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục ngữ diễn đạt theo cách nói của người Tày. Trong những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng, người đọc thấy được những câu từ, hình ảnh quen thuộc của vùng núi. Kết hợp với sự linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi thì bằng tiếng phổ thông, khi lại được dùng bằng ngôn ngữ dân tộc Tày), nhà văn đã cung cấp cho bạn đọc những tri thức về cuộc sống, nếp cảm nếp nghĩ; về tính cách, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Phải “thuộc” lắm vùng đất, con người quê hương, phải có vốn sống và khả năng chiêm nghiệm cuộc

đời sâu sắc Cao Duy Sơn mới vận dụng thành công dày đặc số lượng thành ngữ, tục ngữ vào những tác phẩm nghệ thuật của mình như vậy.

3.3.3. Đưa ngôn ngữ Tày vào tác phẩm văn chương

Vốn liếng ngôn ngữ dân tộc là một thế mạnh mà những nhà văn dân tộc thiểu số có được. Bởi lẽ đó, một số nhà văn đã có những tác phẩm văn học sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, do hạn chế của tiếng dân tộc là còn thiếu nhiều từ ngữ mới nói về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nên hiện nay, việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ chỉ còn rất hiếm hoi ở số ít nhà thơ, còn với văn xuôi thì hầu như là không còn. Các nhà văn chủ yếu dùng tiếng phổ thông để sáng tạo nghệ thuật. Thế nhưng, đến với sáng tác của Cao Duy Sơn, ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của ngôn ngữ Tày. Sự xuất hiện đó không làm giảm đi cái sắc sảo trong những trang viết của ông, ngược lại, nó còn giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về cuộc sống cũng như con người dân tộc sống trên miền núi cao, bởi nhà văn đã “biết chắt lọc, đi từ bên trong thế giới nội tâm ra ngôn ngữ. Nó đậm đà bản sắc dân tộc qua từng câu chữ chuẩn xác; không hề bị bóp méo, không hề làm giảm đi giá trị nội dung, nghệ thuật” [16,21].

Cao Duy Sơn rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ Tày trong sáng tác của mình. Đọc bất cứ tiểu thuyết hay tập truyện ngắn nào của ông, ta cũng bắt gặp những câu, từ bằng tiếng dân tộc. Nó không quá nhiều theo lối phô trương mà chỉ vừa đủ để người đọc thấy được “chất dân tộc” của người viết cũng như văn chương của ông. Có những khi việc gọi tên sự vật bằng cách giữ nguyên tiếng dân tộc kích thích được trí tưởng tượng phong phú của người đọc. Ví như khuôn mặt đỏ bừng vì xấu hổ của Lu (Song sinh) khi bị chồng mới cưới bắt về được ví như quả “mác cuôi”. Hay khi diễn tả sự quay cuồng, choáng váng, hốt hoảng của Lu sau khi bị em trai chồng làm nhục, nhà văn viết: “Lu thấy trong đầu có đàn mèng mò cả triệu con đang vỗ cánh”. Hàng ngàn hàng vạn con “mèng mò” vỗ cánh sẽ tạo nên những tiếng u u nhức óc. Những âm thanh ấy hỗn loạn trong đầu Lu khi nàng đối mặt với sự thật kinh hoàng kia.

Việc sử dụng nguyên văn tiếng Tày không chỉ kích thích sự liên tưởng thú vị của độc giả mà còn giúp họ hiểu được tâm hồn, cốt cách con người miền núi. Người Tày có ngôn ngữ riêng, nhưng trong quá trình giao lưu văn hóa, tiếp xúc với người Kinh, nhiều khi ngôn ngữ giao tiếp của họ đã có sự pha trộn cả tiếng Kinh lẫn tiếng Tày. Cao Duy Sơn đã chuyển được trọn vẹn kiểu đối thoại đặc trưng ấy của người miền núi vào tác phẩm của mình. Lối sống hồn nhiên của đồng bào dân tộc được thể hiện qua niềm vui lộ ra trong tiếng reo bằng tiếng Kinh pha lẫn thổ ngữ: “Ôi do, ông bé á, lâu lắm mới nhìn thấy mặt vơ. Tha nả rủng roạc đay poòi ca rải lá ( mặt mũi sáng sủa đẹp đẽ thật rồi). Kẹo bột phải không? Kỷ lai ( bao nhiêu) hào đây?” [42,294]. Họ nói như vậy không chút e dè mà rất tự nhiên, coi như đó là cách nói vốn có từ xa xưa. Ta cũng bắt gặp trong sáng tác của Cao Duy Sơn lối liên tưởng độc đáo trong tư duy của nhân vật thông qua cách sử dụng tiếng Tày. Đó là khi nhân vật Thình (Chòm ba nhà) dạy em San học chữ:

Thấy tôi chúi mắt vào trang sách, anh hỏi tôi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Chữ gi?

Không cần nghĩ tôi đáp ngay:

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 13

- Đây là số không!

- Dốt ơi, đây là chữ O, ò ó o, cáy khăn ò ó o ( gà gáy ò ó o)…còn đây là chữ A … mé pây háng mà za ( mẹ đã đi chợ về)… biết chưa?”[35,121].

Thấu hiểu đời sống tâm hồn dân tộc mình, có khi nhà văn để cho nhân vật đối thoại với nhau trọn vẹn bằng tiếng Tày và điều này đã góp phần giúp người đọc giải mã được những diễn biến tinh tế trong đời sống nội tâm nhân vật người miền núi. Khi con người trở về với bản thể người, với phần sâu kín nhất của tâm hồn, họ thường thốt ra lời nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngôn ngữ mẹ đẻ thể hiện rõ nhất cảm xúc, tâm trạng, những gì khó nói nhất của con người.

Sáng nay đón Lu về, cây rừng còn vương mù sương. Du trước, Lu sau, đã hơn một giờ đi bộ mà chẳng thể nói với nhau được mươi câu. Du cố lựa:

- Múc dác sằng dè? ( Đói bụng chưa?)

- Cưn dá nhằng dác ca lăng mòn! ( Ăn rồi làm sao còn đói!)

- Ờ nỏ! ( Ờ nhỉ!)

Rồi họ lại bước, không nhanh, không chậm, những muốn con đường dài mãi. Du lại hỏi:

- Múc dác sằng dè? ( Đói bụng chưa?)

- Bả da vá, xam lăng lai pẩn nẩy? ( Điên rồi à, hỏi gì nhiều thế?)

- Ờ nỏ. ( Ờ nhỉ)

- Nắm mì toẹn răng xam nao lỏ?(Không còn chuyện gì hỏi nữa rồi sao)

- Mì ớ! ( Có chứ)

- Toẹn răng mòn phjuối mà ngòi? ( Có chuyện gì nói thử nghe xem)

- Kha nắt bấu dè? ( Chân mỏi không à)

- Lố, bả a né! ( Đấy, đúng là bị điên rồi) Lu cố nén cười:

- Nắt nắt ca lăng mòn, đay khua pỏ. ( Mỏi, mỏi cái gì, làm buồn cười muốn chết)” [41,66-67].

Cuộc đối thoại giữa Du và Lu cho ta hiểu được những cảm xúc ngượng ngùng của đôi vợ chồng trẻ mới cưới mà ít khi được gần nhau. Đã là vợ mình rồi nhưng mỗi lần được nghỉ phép, đi đón Lu về nhà mình, Du vẫn không giấu nổi sự lúng túng. Xa nhau thì nhớ vậy mà khi cùng sánh bước bên nhau Du chẳng nói được nỗi nhớ ấy cho Lu nghe. Anh chỉ hỏi người vợ mình những câu hết sức vu vơ. Sự lặp lại của câu hỏi khiến cho người đọc nhận ra được sự ngượng ngùng của cả hai vợ chồng. Những câu trả lời có phần nhấm nhẳng của Lu cũng cho ta thấy nàng vẫn còn cảm giác xấu hổ với người chồng của mình. Tất cả những điều đó góp phần lột tả được tâm trạng của hai vợ chồng mới cưới, có cái gì đó còn xa lạ nhưng cũng rất thân thuộc, gần gũi; đồng thời qua đó người đọc cũng nhận ra được bản chất thật thà, thẳng thắn của những người dân miền núi.

Xuất phát từ mong muốn “viết văn để trả nợ cho quê hương” nên Cao Duy Sơn luôn có ý thức đưa hồn cốt ngôn ngữ dân tộc như một thứ bản sắc cần lưu giữ vào trong tác phẩm văn chương. Không chỉ điểm những câu từ bằng tiếng dân tộc vào trang văn để lột tả điệu hồn, điệu sống của con người miền núi mà nhà văn, từ sâu thẳm tâm hồn còn ý thức về việc lưu giữ một giá trị vật chất và tinh thần lớn lao của dân tộc: Tiếng nói. Ta hãy theo dõi đoạn đối đáp giữa Phán Sẩu và Sắn Pì:

“ - Mày đang nghĩ gì mà ngẩn người ra thế?

- Lục mí ngậy lăng nao né…

- Né…né, nỏ nỏ cái gì?... Mày có biết ông đi đâu không?

- Lục mí chắc lạo dé pây liểu du ti tâu nao né!

- Dó…về ở thành phố mấy năm rồi không biết nói tiếng Kinh hay sao mà mày liên thanh cái tiếng này ra với tao?...

- Lục chứ dá!” [40,443].

Đã rời xa làng bản nghèo khó ra phố sống với gia đình Phán Sẩu bao năm rồi nhưng Sắn Pì vẫn có thói quen nói thứ tiếng của dân tộc mình. Dường như ẩn sau nhân vật là hình bóng của nhà văn. Rời lũng Cô Sầu đã bao năm nhưng Cao Duy Sơn vẫn thủy chung với vùng đất ấy, với thứ ngôn ngữ chính thống của Cô Sầu. Tác giả như muốn gìn giữ một nét phong tục đẹp trong ngày Tết cổ truyền thông qua lời chúc bằng tiếng Tày. Dường như chỉ thứ tiếng ấy mới có thể chuyển tải hết điệu hồn dân tộc đặc sắc của người Tày:

Bươn chiêng pi mấu khai vài xuân a… ngần xèn khảu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ… cần ké lục đếch khảu pi mấu à a… phù sần au khen slửa lòng dà… khảu, nặm, ngần xèn tim rườn la… cung hỷ phát sòi…( tháng giêng năm mới đến khai xuân… chúc cho tiền bạc như nước chảy vào cửa trước, ngựa bò chen đầy cửa sau, trẻ già cũng bước vào năm mới, đều được tay áo thần tiên che chở… gạo, nước, tiền, bạc đầy nhà… vui vẻ phát tài” [41,188].

Hát Khai vài xuân trở thành một phong tục không thể thiếu của người Tày mỗi năm tết đến xuân về. Những lời cầu chúc ấy minh chứng cho tâm hồn nhân ái của người miền núi, đồng thời cũng cho người đọc nhận ra tấm lòng gắn bó sâu nặng với cuộc sống và con người miền núi của Cao Duy Sơn. Ông muốn bằng văn chương, thông qua văn chương mà góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc mình. Điệu hát ấy là tài sản riêng có của người Tày. Nó mang giá trị tinh thần to lớn. Do vậy phải được thể hiện ra bằng chính ngôn ngữ Tày chứ không phải bằng bất kì ngôn ngữ nào khác. Không chỉ vậy, Cao Duy Sơn còn “điểm vào trang viết của mình những câu chữ, những từ đắt nhất, tiêu biểu, gần gũi, gắn bó với người Tày mà tiếng Việt không biểu hiện được” [50]: “Ếm mè thẩu! mày về lúc nào vậy”, “, nói gì nhiều thế”, “Sinh ơi, bây giờ có ai nghe thấy mình “pi noọng” với nhau thế này chắc là buồn cười lắm!” [41,50]…Có thể nói, những câu, những từ đó làm sống dậy cả một lối sống, một thái độ, một cách ứng xử, thể hiện tầng sâu văn hóa riêng của người Tày cũng như phản ánh được tâm hồn dân tộc Tày.

Đại văn hào Nga M. Gorki đã nói: Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng. Thông qua ngôn ngữ, người độc có thể hiểu được đối tượng, phạm vi mà tác phẩm văn chương phản ánh, đồng thời cũng hiểu được quan niệm, tư tưởng của nhà văn. Cao Duy Sơn đã đưa ngôn ngữ dân tộc mình vào những trang văn. Việc làm ấy không những đem lại những tri thức vùng miền cho độc giả mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và lưu giữ những nét đặc sắc và ngôn ngữ của dân tộc Tày để dân tộc ấy có những bước tiến vững vàng hơn trong tương lai. Bởi chỉ khi nào ngôn ngữ của tộc người ấy còn tồn tại và lưu truyền, văn hóa của dân tộc ấy mới phát triển.

3.3.4. Vận dụng lối so sánh, liên tưởng, cách nói ước lượng, giàu hình ảnh

Một trong những đặc điểm về cách diễn đạt của người miền núi nói chung và người Tày nói riêng là hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh. Cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên núi rừng nên hình ảnh thiên nhiên thường

được sử dụng làm thước đo hình ảnh con người. Lối tư duy mang tính hình tượng, cụ thể của người Tày được thể hiện rõ qua cách diễn đạt của họ. Người Kinh cũng thường so sánh vẻ đẹp của thiếu nữ với hình ảnh của Hoa: “Tươi như hoa”, “đẹp như hoa”… nhưng đó là vẻ đẹp của hoa nói chung chứ không phải là một loài hoa cụ thể nào. Trong sáng tác của Cao Duy Sơn, hoa cũng trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp và là thước đo cho vẻ đẹp của người con gái. Đây là nét gần gũi với sáng tác của Vi Hồng, Hoàng Hạc và Nông Minh Châu.

Ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học trung đại, kế thừa những giá trị của văn xuôi dân tộc thiểu số, Cao Duy Sơn sử dụng khá hiệu quả thủ pháp tu từ so sánh để khắc họa rõ nét ngoại hình, tính cách, tâm lí của con người vùng cao. Mảy Lìn được ví “như hoa mùa xuân ngậm vàng nắng sớm. Da tóc thơm ngát như cốm đầu mùa” [38,116]. Vẻ đẹp của Diên hiện lên qua hình ảnh “mái tóc bồng bềnh như mây trôi” [35,44]. Cạ có “hàm răng đều và đẹp như vành trăng” [37,202]. Còn đôi bàn tay của chị Thoa thì “trắng như nõn mon rừng” [41,157]… Sử dụng hàng loạt những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc của vùng núi khi miêu tả vẻ đẹp người con gái, Cao Duy Sơn đã cụ thể hóa vẻ đẹp của những thiếu nữ dân tộc. Vẻ đẹp ấy tươi tắn và rực rỡ, thanh khiết và trong sáng vô cùng. Cũng có khi vẫn là dùng hình ảnh thiên nhiên làm chuẩn mực khi miêu tả vẻ đẹp người con gái nhưng nó lại không gợi sự cụ thể mà là sự kết tinh. Đó là khi nhà văn khắc họa sắc đẹp của Mỷ: “Thân thể nàng, da dẻ nàng, đến cặp mắt trong sáng và cả đôi môi kia như được chắt ra từ bình minh trong sương, từ ánh trăng dịu hiền của trời thu trong vắt, từ hoa, từ lá, từ dòng suối rừng tinh khiết ngọt ngào…” [40,160]. Rất nhiều hình ảnh thiên nhiên mĩ lệ như bình minh, sương, ánh trăng, trời thu, hoa, lá, dòng suối tinh khiết…được dùng để so sánh với thân thể, với da dẻ, với cặp mắt và đôi môi của nàng. Điều đó khiến cho người đọc ngỡ như vẻ đẹp của nàng là sự quy tụ của mọi cái tươi đẹp, mĩ miều của đất trời, của núi rừng. Điểm chung của những hình ảnh được sử dụng để so sánh là đều mang một vẻ đẹp thuần khiết,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí