tố nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc như nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ. Việc đặt nhân vật vào thế giới phân cực với đầy đủ những nét khắc họa ngoại hình, nội tâm sinh động và phong phú đã khiến cho thế giới nhân vật của Cao Duy Sơn vừa mang chút sắc màu cổ tích vừa rất đời, rất thực. Không nhằm lẩn trốn những nghiệt ngã của thực tại, nhân vật trong sáng tác của nhà văn hiện lên với đầy đủ những nét vẽ trái chiều: tốt - xấu, thiện - ác, hạnh phúc - khổ đau, cao cả - đớn hèn… Chính điều đó đã khiến người đọc thấy rất rõ hình ảnh những con người miền núi trên mỗi trang văn. Việc kế thừa có sáng tạo kiểu cốt truyện truyền thống với những motip nhân vật và lối kết thúc có hậu của văn học dân gian đã khiến cho những trang văn của Cao Duy Sơn vừa gần gũi vừa thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân ái nhưng vẫn không mất đi cái sinh động, chân thực của cuộc sống và con người dân tộc thiểu số đương đại. Bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm của Cao Duy Sơn cũng được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo vốn văn hóa, văn học dân gian các dân tộc như vận dụng thành ngữ, tục ngữ, những phương thức tu từ quen thuộc trong văn học cổ truyền các dân tộc như so sánh, ước lượng, tượng trưng… Thêm nữa, ông còn đưa vào sáng tác của mình thứ ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Tày. Việc vận dụng các thi liệu, văn liệu dân gian này là một việc làm tự nhiên xuất phát từ tri thức sẵn có và tình cảm của nhà văn đối với vốn quý của dân tộc mình. Đồng thời, việc làm đó cũng thể hiện ý thức bảo tồn văn hóa bằng văn học của nhà văn dân tộc Tày Cao Duy Sơn.
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới thì vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc đang là vấn đề thách thức, có ý nghĩa sống còn với tương lai của mỗi dân tộc. Trong tình hình đó, Cao Duy Sơn đã thể hiện được ý thức, bản lĩnh và nhân cách của mình trong việc phát hiện, lưu giữ và trân trọng những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc thông qua văn chương. Có thể nói, “với sự tìm tòi, khám phá không mệt mỏi, ông đã phát hiện ra con đường riêng trong
việc nhận thức, phản ánh cuộc sống và con người các dân tộc thiểu số, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đang đặt ra cho văn xuôi Tày nói riêng và văn học các dân tộc thiểu số nói chung” [50.33]. Có ai đó đã nói rất đúng rằng: đi đến tận cùng dân tộc sẽ gặp nhân loại. Có lẽ đó cũng là định hướng đúng đắn của nhà văn Cao Duy Sơn trên con đường đến với văn chương dân tộc và rồi từ mình mà tìm ra thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Chinh An (2009), Đi tìm vẻ đẹp của hoài niệm, Vietnamnet.
2. Triều Ân (1992), Nắng vàng bản Dao, Nxb Thanh niên.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục..
4. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb KHXH).
5. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Thành Ngữ, Tục Ngữ Giàu Sắc Thái Địa Phương
- Vận Dụng Lối So Sánh, Liên Tưởng, Cách Nói Ước Lượng, Giàu Hình Ảnh
- Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
6. Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử, thi pháp, chân dung, Nxb Giáo dục.
7. Hà Minh Đức (chủ biên, 2001), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
8. Đỗ Đức (2008), “Ban mai có một giọt sương”, Văn nghệ số 49.
9. Võ Sa Hà (2009), Lửa trắng, Nxb Lao Động.
10. Đinh Thị Minh Hảo (2009), Truyện ngắn Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn - ĐHSP Thái Nguyên.
11. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
12. Chu Thu Hằng (2008), “Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về người miền núi”,
Báo Văn nghệ.
13. Nguyễn Chí Hoan (2007), “Cõi nhân gian như cổ tích”, Báo Văn nghệ.
14. Vi Hồng (2002), Lòng dạ đàn bà, Nxb Thanh niên.
15. Vi Hồng (1980), Đất bằng, Nxb Tác phẩm mới
16. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới, Nxb Văn hóa dân tộc.
17. Trần Hoàng Thiên Kim (2010), “Tôi đã được nhiều “lộc” từ quê hương”,
Báo Văn nghệ số 122.
18. Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn (2002), Văn hóa dân gian Tày, Sở văn hóa thông tin Thái Nguyên.
19. Sông Lam (2009), Cao Duy Sơn giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén, baodantoc.vn.
20. Hứa Hiếu Lễ (2008), Bông hoa sen đang ngát, Vietnamnet.
21. Hứa Hiếu Lễ (2008), “Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương”, Báo Cao Bằng.
22. T.Luyến (2011), Ngôi nhà xưa bên suối - bức tranh sinh dộng về cuộc sống và con người miền núi, haugiang.org.vn.
23. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.
24. Lê Hồng My (2010), Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Nxb Giáo dục.
25. Nhiều tác giả (1984), Các dân tộc ít người Việt Nam, Nxb KHXH.
26. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỉ XX, Nxb Văn hóa dân tộc.
27. Nhiều tác giả (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn học.
28. Nhiều tác giả (2007), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, tập 2, Nxb Giáo dục.
29. Nhiều tác giả (2003), Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc.
30. Phạm Duy Nghĩa (2010), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn - Viện văn học.
31. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học.
32. Đào Thủy Nguyên (2010), “Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu văn học.
33. Lý Thị Thu Phương(2010), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên.
34. Tiểu Quyên, Người đào “vàng văn chương” trên núi, www.baomoi.com
35. Cao Duy Sơn (1992), Người lang thang, Nxb Hội nhà văn.
36. Cao Duy Sơn (1997), Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Nxb Quân đội nhân dân.
37. Cao Duy Sơn (2002), Những đám mây hình người, Nxb Văn hóa dân tộc.
38. Cao Duy Sơn (2004), Hoa mận đỏ, Nxb Văn hóa dân tộc.
39. Cao Duy Sơn (2005), Cực lạc, Nxb Hà Nội.
40. Cao Duy Sơn (2006), Đàn Trời, Nxb Hội nhà văn.
41. Cao Duy Sơn (2008), Ngôi nhà xưa bên suối, Nxb Văn hóa dân tộc.
42. Cao Duy Sơn (2009), Chòm ba nhà, Nxb Lao Động.
43. Cao Duy Sơn (2010), Người chợ, Nxb Văn hóa dân tộc.
44. Huy Sơn(2008), “Viết văn phải có sự ám ảnh”, Báo Người lao động.
45. Hoàng Sự, Một cách đọc “Ngôi nhà xưa bên suối” của Cao Duy Sơn.
46. Trần Đình Sử (1996), Lí Luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn.
47. Trần Đình Sử (2003), Giáo trình lí luận văn học tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.
48. Trần Đình Sử (2007), Giáo trình lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục.
49. Tài liệu hội thảo: Xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc Tây Nguyên - Nam trung bộ, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2010.
50. Lâm Tiến (2010), “Cách thể hiện con người, cuộc sống miền núi trong tác phẩm Cao Duy Sơn”, Tạp chí Non nước Cao Bằng.
51. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.
52. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
53. Mai Thi (2008), “Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2008: Với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối”, Báo Hà Nội mới.
54. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học, Hà Nội).
55. Dương Thuấn (2003), Vấn đề phát triển Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kì mới, Vietnamnet.
56. Trần Thị Việt Trung (chủ biên, 2010), Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.
57. Nguyễn Minh Trường (2009), Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệp), Luận văn thạc sĩ Ngữ văn - ĐHKHXH&NV.
58. Vũ Xuân Tửu (2006), “Đàn trời ai đọc nấy nghe”, Báo Văn hóa các dân tộc.
59. Hoàng Quảng Uyên, Hãy “đi tới tận cùng dân tộc”, Văn nghệ trẻ số 34. 21.8.2011.
60. Vannghequandoi.com (2008), Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh:“Hội nghị BCH đã thống nhất một chương trình quan trọng của đời sống văn học”.
61. Vietnamhoc.the-talk.net (2010), Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.