Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Về Lập Trường Chính Trị, Năng Lực Chính Trị, Phẩm Chất Chính Trị, Dũng Khí Chính Trị Với Sự Nỗ Lực Tu Dưỡng, Rèn Luyện


các vấn đề chính trị - xã hội. Đối với công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên, cần chú ý phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục và nêu gương để khơi dậy và phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, để thống nhất cao về định hướng và mục tiêu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên lại phụ thuộc vào nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể.

Những vấn đề được nêu ra đối với các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên cho thấy còn thiếu sự thống nhất, còn có những bất cập, mâu thuẫn ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Do đó, rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và lâu dài, cần phải có giải pháp khoa học đồng bộ mang tính chiến lược của các chủ thể chính trị.

3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu về lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị với sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên

Luật Giáo dục Đại học (2012) đã khẳng định mục tiêu: “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [126]. Theo đó, Luật Giáo dục (2019) đề ra mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế” [124]. Như vậy, định hướng rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên thống nhất với mục tiêu đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” hiện nay. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện nay đang mâu thuẫn với những biểu hiện suy giảm lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị và dũng khí chính trị của một bộ phận sinh viên.

Rèn luyện bản lĩnh chính trị không chỉ là nhu cầu của bản thân sinh viên mà còn là yêu cầu khách quan của mục tiêu giáo dục đại học hiện nay. Khi trở thành sinh viên, bản thân các em đã có mong muốn hoàn thiện mình qua các hoạt động học tập, giao tiếp, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi... Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên thiếu ý thức trong tu dưỡng và rèn


luyện, chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nên chưa phát huy tính tích cực chính trị, chưa hứng thú với các môn lý luận chính trị.

Nếu như sự tự giác thể hiện trong tự học, tự nghiên cứu thì không ít sinh viên chỉ tự học khi sắp tới kỳ thi. Việc đọc tài liệu trước khi lên lớp không được sinh viên quan tâm nên rất thụ động trong nghe giảng và hầu như không có ý kiến trao đổi với giáo viên giảng dạy. Ý thức tự giác học tập của sinh viên còn được thể hiện ở việc chuyên cần lên lớp bởi vì đây vừa là nghĩa vụ, vừa gắn với nhu cầu và quyền lợi. Tuy vậy, một số sinh viên vẫn tận dụng để nghỉ 10% số giờ của môn học, ngoài ra, các hiện tượng tranh thủ điểm danh rồi trốn ra ngoài, nhờ bạn điểm danh hộ, nghỉ quá số tiết, đặc biệt là các chiêu thức đối phó trong các giờ học trực tuyến vẫn còn xẩy ra.

Vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ ơ với tình hình chính trị của đất nước, ngại tham gia các hoạt động xã hội, ý thức phấn đấu kém. Sinh viên hiện nay được hưởng thụ môi trường hòa bình, trong sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Lối sống hưởng thụ đó đã dẫn đến sự thờ ơ, quay lưng lại với các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, chỉ lo vun vén cho riêng mình, thờ ơ với tình hình chính trị của đất nước, đây chính là biểu hiện của sự dao động về bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Từ dao động dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, không kiên định lập trường, quan điểm, thậm chí còn thể hiện thái độ lười học các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số sinh viên còn mơ hồ về âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch và dễ bị kích động, lôi kéo, tiếp tay, tạo cơ hội để họ thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Từ sự suy thoái về chính trị dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội trong sinh viên nảy sinh và lan rộng tới mức chóng mặt như lô đề, cờ bạc, ma túy, bạo lực học đường, thậm chí còn có cả tội phạm xã hội...

Vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên nhận thức chính trị non kém, lập trường tư tưởng không vững vàng, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống buông thả chạy theo đồng tiền và những thị hiếu tầm thường, không chịu khó phấn đấu, rèn luyện. Do kém hiểu biết nên chưa thấy được giá trị lớn lao mà bao thế hệ người dân Việt Nam đã hy sinh máu xương mới dành lại được; xa lạ với việc tìm hiểu

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 16


và tự hào về lịch sử dân tộc. Cũng không ít sinh viên tỏ ra chán chường, ca thán về sự thiếu thốn, lạc hậu của đất nước, chê bai đất nước và con người Việt Nam. Biểu hiện này cho thấy, sinh viên đang dần đánh mất bản lĩnh, điều đó cũng có nghĩa là họ đang dần đánh mất sự kỳ vọng và niềm tin mà xã hội dành cho họ.

Một bộ phận sinh viên chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, chạy theo lối sống thực dụng, tiếp thu những giá trị phương Tây một cách ồ ạt mà chưa biết cách chọn lọc. Đáng báo động hơn, khi sự tiếp nhận văn hóa bên ngoài không có chọn lọc đã dẫn đến sự ảo tưởng về nền dân chủ phương Tây, về lối sống hưởng thụ. Hệ lụy này tác động sâu sắc, nhiều chiều, mạnh mẽ đến quá trình học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Ảnh hưởng lối sống hiện đại, sinh viên có thể quên đi những khuôn phép đạo đức và chuẩn mực ứng xử của sinh viên, thay vào đó là sự thích nghi với xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân. Đi liền với tình trạng này là sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng suy thoái đạo đức của giới trẻ như ăn chơi, đua đòi, thậm chí tham gia vào tệ nạn ma tuý, mại dâm gây nên mối lo lớn cho cộng đồng xã hội. Đặc biệt, hiện tượng sống thử trong giới trẻ là biểu hiện của lối sống Tây hóa và đã trở thành trào lưu trong những năm gần đây. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng

250.000 - 300.000 ca phá thai, trong đó,“tác giả” của 60-70% ca nạo phá thai là học sinh, sinh viên [178]. Dưới góc độ văn hóa, lối sống này hoàn toàn không phù hợp với truyền thống đạo lý của người Việt Nam. Những hệ lụy này cho thấy khoảng cách giữa mục tiêu đào tạo với yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên hiện nay là rất lớn cần phải được lấp đầy.

3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu bản lĩnh chính trị của sinh viên với hiện thực cuộc sống có nhiều diễn biến phức tạp

Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã bộc lộ những yêu cầu bản lĩnh chính trị của sinh viên chưa tương xứng. Những biểu hiện thiếu chuẩn mực về phẩm chất, năng lực, sự non kém về lập trường, sự giảm sút về dũng khí của một bộ phận thanh niên, sinh viên gây lo ngại cho xã hội. Nhiều tiêu cực, bất công, nghịch lý trong học đường, trong xã hội ảnh hưởng đến lập trường, phẩm chất, năng lực, dũng khí chính trị của sinh viên.

Một trong những vấn đề khó khăn, trở ngại trong rèn luyện bản lĩnh chính


trị của sinh viên hiện nay là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, có những bất cập và nghịch lý. Ở nhà trường, trên lớp học, trong gia đình, qua các phong trào sinh hoạt Đoàn, Hội, sinh viên được trang bị tri thức khoa học, về ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, về khát vọng và niềm tin bước về phía trước. Thế nhưng, thực tiễn cuộc sống nhiều khi trái ngược lại những điều đã học, lý tưởng, niềm tin đôi khi chỉ còn màu hồng trên những trang sách. Những mâu thuẫn này có khoảng cách ngày càng lớn, đang hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp đến bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Giảng đường đại học có thể ví như một xã hội thu nhỏ nên sẽ có những nghịch cảnh trái ngược diễn ra như một lẽ tự nhiên. Sự trái ngược khi có những sinh viên xuất thân trong gia đình khá giả được bố mẹ nuông chiều, sống phóng khoáng, ăn chơi, đua đòi, tiêu tiền như nước, thì có không ít sinh viên vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, phải tranh thủ làm thêm để có tiền ăn học. Sự trái ngược trong khi có những nữ sinh được trời phú cho nhan sắc nhưng lười học, thích hưởng thụ vật chất; thì có không ít sinh viên chăm học nhưng chắt bóp từng đồng học phí từ những buổi làm thêm. Giảng đường đại học diễn ra không ít tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử, mua điểm, bán bằng... dẫn đến quan niệm đề cao giá trị vật chất, thương mại hóa nhiều giá trị chân chính khi bất cứ cái gì cũng có thể mua bán được.

Phương pháp giáo dục hữu hiệu cho sinh viên không chỉ bằng những bài giáo huấn mà còn bằng những tấm gương. Trước hết, đó là tấm gương từ chính người giảng viên trực tiếp giảng dạy, truyền ngọn lửa đam mê nhiệt huyết cho sinh viên. Thế nhưng, có những giảng viên thiếu chuẩn mực, có những biểu hiện hành vi thiếu trong sáng, thiếu nhiệt huyết nên không truyền được niềm tin và động lực cho sinh viên.

Mặt trái của cơ chế thị trường, bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn, sự bất bình đẳng xã hội, nhất là trong việc tiếp cận cơ hội phát triển và dịch vụ xã hội đang tạo ra những nghịch lý, bất công trong xã hội. Hiện tượng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” không phải là hiếm. Một bộ phận người dân khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Trong khi có một bộ phận cán bộ thoái hóa, sống xa hoa hưởng lợi thì


cũng có những người người có công với cách mạng đang chật vật với cuộc sống mưu sinh… Đặc biệt, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng” [38; tr.61]. Điều này tác động rất lớn đến niềm tin, lý tưởng, ước mơ, từ đó, dẫn đến giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt lý tưởng cách mạng của một bộ phận sinh viên.

Kết luận chương 3

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có nhiều ưu điểm nổi bật, bên cạnh đó, có những hạn chế cần được nhận thức đúng để có biện pháp khắc phục, tháo gỡ. Phát huy nội lực và khắc phục khó khăn, các thế hệ sinh viên đã ra sức học tập và rèn luyện, đạt nhiều kết quả về lập trường chính trị, về phẩm chất chính trị, về năng lực chính trị, về dũng khí chính trị. Trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ vẫn thể hiện lập trường kiên định, phát huy tốt phẩm chất và năng lực, tăng cường dũng khí để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Tuy nhiên, bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ cũng có những biểu hiện hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đặt ra hiện nay. Từ thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung tháo gỡ, đó là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên với sự bất cập trong nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên; mâu thuẫn giữa yêu cầu rèn luyện lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị với sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện của bản thân sinh viên; mâu thuẫn giữa yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên với hiện thực cuộc sống có nhiều diễn biến phức tạp.

Những mâu thuẫn trên đặt ra yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực cố gắng của bản thân sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, sự phối hợp của các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Cần phải xác định đúng các quan điểm định hướng và các giải pháp phù hợp để tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY

4.1. Bối cảnh và quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

4.1.1. Bối cảnh hiện nay đối với tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

Thứ nhất, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo. Nhiều vấn đề chiến lược mới đặt ra cần giải quyết mang tính thách thức toàn cầu như về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 hiện nay) và cả những thành tựu vượt bậc của khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội của đất nước ta cũng như trên toàn thế giới.

Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của Việt Nam. Quá trình hội nhập chủ động và tích cực của nước ta đang mở ra cánh cửa phát triển cho sinh viên, mang đến cho sinh viên nhiều vận hội, nhiều lựa chọn chưa từng có. Điều này đặt ra cho sinh viên các trường đại học không chỉ phấn đấu là chủ nhân tương lai mà phải là người định hình tương lai của đất nước.

Thứ hai, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Những thành tựu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã thúc đẩy niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường đi lên CNXH.

Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xã hội, định hướng tương lai của đất nước. Sinh viên bày tỏ niềm phấn khởi và nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc cụ thể hóa các quan điểm, định hướng và quyết tâm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Không ngừng nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên vì tương lai của dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước, đối với xã hội.


Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đất nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế và nhiều mặt khác của đời sống xã hội. Những ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xẩy ra đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống Nhân dân.

Thứ ba, các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ chú trọng nâng cao nguồn nhân lực, tạo môi trường thuận lợi đối với công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ vai trò và vị trí của thanh niên, sinh viên, các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đều coi đây là lực lượng xung kích cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ 2020-2025 đều xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đặt ra trong nhiệm kỳ là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ để bổ sung cho Đảng: “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Phát triển các trường đại học, cao đẳng và cơ sở đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, hội nhập quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ” [154].

Sự quan tâm của tỉnh ủy của các tỉnh Bắc Trung Bộ đối với công tác nâng cao nguồn nhân lực của địa phương là điều kiện thuận lợi để các trường đại học chủ động trong đổi mới mô hình, phương thức hoạt động đặc biệt là trong xu thế tự chủ đại học như hiện nay. Theo đó, các trường đại học tiếp tục thực hiện ưu tiên hàng đầu đối với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, là điều kiện thuận lợi để sinh viên ra sức học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và cả nước.

Tuy nhiên, kinh tế vùng Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng tiềm năng ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. So với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ cung cấp một lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng cao nhưng nhu cầu việc làm chưa được đáp ứng. Đó cũng là lí do dẫn đến tỷ lệ học sinh dự thi đại học trong những năm qua sụt giảm một cách đáng báo động gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học.

Thứ tư, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ xác định vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài.

121


Hiện nay, các trường đại học tiếp tục tập trung lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ các trường nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, sinh viên luôn được xác định là trung tâm của quá trình giáo dục. Các trường đại học xác định một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường đó là nâng cao chất lượng sinh viên về mọi mặt, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, khó lường, rất nhiều các quốc gia, các trường học đã lựa chọn học trực tuyến (e-learning) là một trong những giải pháp tối ưu để tiếp tục duy trì và phát triển việc học. Môi trường giáo dục truyền thống với bảng đen phấn trắng được thay thế bằng những lớp học ảo, thầy trò tương tác với nhau trên không gian mạng, đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải có kỹ năng về công nghệ thông tin. Thực tế triển khai mô hình này trong thời gian qua cho thấy, nếu kéo dài học trực tuyến sẽ dẫn đến sự thụ động và thiếu tính tự giác do thiếu tương tác trực tiếp trong môi trường thực tiễn. Điều này sẽ khiến sinh viên hạn chế học hỏi và hạn chế thực hành rèn luyện kỹ năng, thái độ ứng xử với nghề nghiệp và với cuộc sống. Việc truyền cảm hứng từ giảng viên, bạn bè đến từng sinh viên là vô cùng khó khăn, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên của các trường đại học.

Thứ năm, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động sâu sắc, to lớn và nhiều mặt đến hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục ở các trường đại học nói riêng. Các mặt trong giáo dục đại học chịu tác động trực tiếp của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bao gồm tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Để không bị bỏ lại phía sau và có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chưa từng có của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các trường đại học phải trang bị cho người học kiến thức mới, khả năng sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra ngày càng cao, sinh viên cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và một số ngoại ngữ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Đó là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa. Sinh viên

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí