Nguyên Nhân Của Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Về Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ


thế này không phải là đặc thù của tuổi trẻ, đó là biểu hiện của lối sống lạnh lùng, thờ ơ, thiếu cảm xúc và khát vọng.

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra với tốc độ nhanh, phạm vi rộng, tác động mạnh, đặt ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ, nhất là sinh viên. Cùng với đó, sự gia tăng xâm nhập của văn hóa ngoại lai khiến một bộ phận sinh viên mờ nhạt về lý tưởng; có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống. Phải nói rằng, môi trường giáo dục đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về phẩm chất, năng lực, lập trường, dũng, khí của sinh viên. Sự thay đổi đó phần chủ đạo là tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế đi ngược lại những giá trị tốt đẹp vốn có của người Việt Nam.

3.2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

3.2.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Thứ nhất, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ làm tốt công tác định hướng rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên

Đây là nguyên nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên là quá trình giáo dục đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, sự điều hành của ban giám hiệu nhà trường. Trong những năm qua, các cấp ủy đảng các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã quan tâm và chú trọng công tác phát triển đảng trong sinh viên với nhiều giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài. Các trường đại học cũng làm tốt công tác đối thoại với sinh viên để nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, định hướng nâng cao cảnh giác, không để kẻ thù và các phần tử xấu lôi kéo, lợi dụng.

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam đóng vai trò nòng cốt đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ trong rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Tổ chức Đoàn, Hội đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp, nội dung, phương thức hoạt động để thu hút, tập hợp và giáo dục chính trị, tư tưởng; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Phòng Công tác sinh viên tổ chức triển khai công tác giáo dục chính trị tư


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên theo kế hoạch của nhà trường; tổ chức và quản lý các đợt sinh hoạt công dân. Bên cạnh đó, phòng Công tác sinh viên đã làm tốt nhiệm vụ theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia hoạt động của tổ chức Đảng và Đoàn thể trong nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu. Cùng với các tổ chức khác trong trường, Phòng Công tác sinh viên đã triển khai các phong trào thi đua trong sinh viên; tổ chức các phong trào sinh viên bằng các hình thức sân khấu hóa với phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm và phòng chống tệ nạn xã hội.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy ngày càng được nâng cao về chất lượng, có tâm huyết với nghề, thường xuyên quan tâm, theo dõi quá trình phấn đấu và rèn luyện của sinh viên. Tấm gương mỗi thầy cô giáo về đạo đức, năng lực công tác là chỉ dẫn hành động quan trọng, tạo động lực và quyết tâm để sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 15

Thứ hai, truyền thống hiếu học và ý chí vượt lên hoàn cảnh của sinh viên Bắc Trung Bộ là vùng đất có sự giao thoa văn hóa của miền Bắc và miền

Nam, hội tụ nên nét văn hóa riêng biệt, đặc thù. Vùng Bắc Trung Bộ có sáu tỉnh thì có bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc miền Bắc cũ; còn lại hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thuộc miền Nam cũ. Người dân vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là thế hệ trẻ rất tự hào khi được kế thừa những đức tính cần cù, thật thà, bộc trực của người miền Nam; tinh thần hiếu học, lạc quan, yêu đời của người miền Bắc. Những giá trị văn hóa tốt đẹp đó đang được thử thách, rèn dũa trước những biến động phức tạp của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế - thương mại hiện nay.

Truyền thống hiếu học của con người vùng Bắc Trung Bộ nổi trội tính ham học hỏi, thích hiểu biết, luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Chính trong cái nôi văn hóa ấy, sinh viên đã nhận thấy được chân lý ngàn đời: Muốn trở thành người tử tế phải rèn luyện và chịu khó lao động, chăm chỉ học hành. Nó cũng cho thấy rằng, để “đổi đời”, “thoát nghèo” phải tự thích nghi, vượt lên mọi khó khăn để tôi luyện cốt cách, tài năng và trí tuệ. Từ bao đời nay, truyền thống hiếu học và ý chí vượt lên hoàn cảnh trở thành khát vọng mãnh liệt trong tiềm thức của các thế hệ người dân vùng đất này.

Thứ ba, thành tựu của quá trình đổi mới đất nước, mặt tích cực của toàn


cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thành công rất tốt đẹp, chưa bao giờ sức mạnh dân tộc, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam mạnh và cao như bây giờ. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã mang lại sự thay đổi toàn bộ diện mạo đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong đó có sinh viên - những người làm chủ tương lai nước nhà luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sát sao, tạo động lực lớn để sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, rèn đức, luyện tài trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với hàng loạt quy luật cạnh tranh khốc liệt, buộc sinh viên không chỉ “chấp hành”, “thừa nhận” mà còn biết “chấp nhận”, “xông pha”, “đương đầu”, “đối mặt”, phải vận động, phải tư duy nhạy bén và sáng tạo để có thể tranh thủ được thời cơ, vận hội, thậm chí có thể phá vỡ định kiến, vượt qua rào cản, dám mạo hiểm vươn lên tự khẳng định mình, ngày càng bản lĩnh hơn, trưởng thành hơn.

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư đến giáo dục đòi hỏi sinh viên phải là người chủ động, tích cực học tập và rèn luyện bản lĩnh chính trị, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Sinh viên đã có những thay đổi để thích ứng với thời đại số, dữ liệu và vạn vật kết nối để linh hoạt, chủ động tiếp cận với nhiều tri thức khoa học. Hiện nay, nhu cầu nhân lực là cơ hội và cũng là thách để sinh viên chủ động tích lũy tri thức, làm chủ công nghệ, cập nhật kịp thời ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật mới nhất để có thể cạnh tranh về việc làm trong kỉ nguyên toàn cầu hóa.

Thứ tư, sự nỗ lực của bản thân sinh viên trong rèn luyện bản lĩnh chính trị

So với cả nước, mức sống và điều kiện sinh hoạt của vùng Bắc Trung Bộ khá thấp. Ý thức rõ về điều đó, các thế hệ sinh viên đã không ngừng cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên để khẳng định mình, luôn chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu, tích lũy tri thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai. Đa số sinh viên xác định rõ mục đích, động cơ học tập, xác định điều kiện cần cũng như điều kiện đủ trong hành trang vào đời, nên luôn tự tin, chủ động trong học tập và cuộc sống. Có không ít những tấm gương sinh viên vượt lên hoàn cảnh khó khăn, vượt lên mọi thử thách, say mê học tập và nghiên cứu khoa học, tự tin


và chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ.

Sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những năm tháng thanh xuân tươi đẹp trên giảng đường đại học từ đó ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện. Rất nhiều sinh viên giữ vững được đạo đức cách mạng, sống trong sạch, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Sinh viên coi các chương trình, hoạt động tình nguyện như là nghĩa vụ, là “sứ mệnh” của tuổi trẻ nên tham gia rất nhiệt tình, hào hứng, không ngại khó, ngại khổ. Lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ là nền tảng quan trọng thúc đẩy quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có nhiều ưu điểm về bản lĩnh chính trị, họ luôn tỏ ra là những người tự tin, sáng tạo, dũng cảm trong tiếp thu cái mới và mong muốn cống hiến sức trẻ cho cuộc đời. Tuy nhiên trên thực tế, bản lĩnh chính trị của sinh viên đang có những hạn chế gây ảnh hưởng đến nguồn tri thức tương lai của đất nước. Việc làm rõ nguyên nhân của những hạn chế giúp chúng ta có cơ sở khi đưa ra những giải pháp phù hợp để rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

3.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, sự phối hợp giữa các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên

Ở môi trường đại học, sinh viên ít có sự kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên của gia đình, thầy cô, các tổ chức giáo dục, điều này trở thành yếu tố đáng lo ngại, tác động trực tiếp đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Khi con, em trở thành sinh viên, gia đình thường có tư tưởng nới lỏng quản lý, xem đó là trách nhiệm của nhà trường. Không ít sinh viên sa vào tệ nạn xã hội, ăn chơi, đua đòi, nghiện game, ma túy... dẫn đến nợ nần, bỏ bê học hành, bị đình chỉ thậm chí đuổi học song gia đình không hề hay biết. Vấn đề này đang trở thành thách thức đối với các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ khi có số đông sinh viên đi học xa nhà; nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc thành phần dân tộc thiểu số, có đạo; do đó, công tác quản lý sinh viên ngoại trú, giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình học tập, vi phạm quy chế, nội quy nhà trường gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số địa phương của vùng Bắc Trung Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh, sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận

110


người dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của sinh viên về giá trị vật chất, điều này tác động trực tiếp đến bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Ở một số trường đại học hiện nay, công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị của sinh viên thường được giao khoán cho tổ chức Đoàn, Hội hoặc các giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị. Trong khi, các trường đại học xác định “Bản lĩnh” là nội dung quan trọng hàng đầu trong mục tiêu xây dựng sinh viên: Xây dựng lớp sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh sáng tạo, hội nhập, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh,…” [81; tr.16]; “Xây dựng lớp sinh viên trường Đại học Hồng Đức có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước, có đạo đức, lối sống văn hóa;... [79; tr.10]. Đại hội X Hội Sinh viên Việt Nam cũng nêu rõ khẩu hiệu hành động: “Sinh viên Việt Nam bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”. Thực tế ở các trường đại học, việc xây dựng các tiêu chí và định hướng hành động để tăng rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên còn thiếu cụ thể và rõ ràng. Ban Chấp hành các tổ chức Đoàn, Hội ở các trường đại học triển khai nội dung này chung chung, mang nặng tính lý thuyết, chưa có những điểm nhấn chuyên sâu đối với công tác này, chưa gắn chặt với nội dung hoạt động và tiêu chí rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Điều này cho thấy việc nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí chưa có sự quan tâm thích đáng đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Thứ hai, tính cách con người vùng Bắc Trung Bộ có nhiều điểm chưa thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới

Quá trình lịch sử tự nhiên đã hình thành nên tính cách tương đối bền vững, sâu sắc, tạo nên nét văn hóa đặc trưng của con người vùng Bắc Trung Bộ được gìn giữ qua thời gian. Tuy nhiên, khi môi trường kinh tế - xã hội thay đổi, cũng có những nét tính cách không còn phù hợp và có thể trở thành lực cản của sự phát triển. Vẫn còn có tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, thiếu linh hoạt, thiếu ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên trong một số sinh viên.

Người Nghệ trong cộng đồng cư dân vùng Bắc Trung Bộ mang dấu ấn đậm nét của tính cách: “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan, và tằn tiện đến... “cá gỗ!”” [102, tr.37]. Toàn cầu hóa là sân chơi lớn mà mỗi người, mỗi đất nước phải chấp nhận luật chơi chung, bởi vậy, cái chung phải là sự kết hợp và điều hòa từ những cái riêng sâu sắc. Sinh viên có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng sự máy móc, cực đoan, ngại thừa nhận và đón

111


nhận những giá trị mới từ bên ngoài sẽ dễ dẫn đến tự cô lập mình giữa muôn người. Điều này có thể cản trở, gây khó khăn cho quá trình tham gia các hoạt động để rèn luyện năng lực chính trị, phát huy dũng khí chính trị của sinh viên trong bối cảnh hiện nay.

Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa và mặt trái của cơ chế thị trường làm biến đổi một số quan hệ xã hội theo chiều hướng lệch chuẩn, có tác động đến bản lĩnh chính trị của sinh viên

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến một số tác động tiêu cực đối với đạo đức, lối sống của giới trẻ trong đó có một bộ phận sinh viên. Biểu hiện của tư tưởng “sùng ngoại”, tôn sùng chủ nghĩa tư bản, chạy theo lối sống hưởng thụ của xã hội tư bản, tuyệt đối hóa giá trị vật chất, tiền bạc, văn hóa “lai căng”, tự ti dân tộc, thậm chí phai nhạt ý thức giai cấp, niềm tin và lí tưởng cộng sản... Chủ trương mở rộng ngành nghề đào tạo ở các trường đại học cũng đã nảy sinh cách hạch toán lợi ích ảnh hưởng không nhỏ đến mục đích đào tạo. Những hiện tượng chạy theo lợi nhuận mà không tính đến chất lượng giáo dục đã xuất hiện trong một bộ phận cán bộ quản lý và cả giảng viên. Một bộ phận sinh viên bỏ bê việc học, đua đòi, đánh mất bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đánh mất bản lĩnh vốn có của tuổi trẻ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân ngày càng cao.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội. Trên giảng đường, sinh viên được thầy cô phân tích về các hành vi tiêu cực cần đấu tranh loại bỏ nhưng trên thực tế, không ít những người có chức quyền đã lợi dụng quyền lực của mình để thực hiện các hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính. Những hiện tượng tiêu cực, thiếu gương mẫu của không ít người lớn đang là những tấm gương phản diện, tạo hiệu ứng xấu cho sinh viên. Có thể nói, thực tiễn cuộc sống đa dạng, phong phú nhưng chứa đựng những mâu thuẫn với lý thuyết mà sinh viên được trang bị trong các trường đại học cũng đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn, hạn chế trong rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Thứ tư, sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội rộng nhưng chưa sâu ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên

Sinh viên là lứa tuổi đang đạt đến sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần, có đời sống tâm lý phong phú nên nhu cầu cá nhân cũng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhược điểm của lứa tuổi này là chưa được trải nghiệm nhiều nên


nhiều khi có những hành động tự phát, thiếu khách quan. Trong nhận thức và hành động của sinh viên chưa có sự vững chắc và ổn định, vừa có sự thống nhất, nhưng đồng thời vừa có cả mâu thuẫn. Một mặt, sinh viên là lớp người có tri thức, nhạy cảm với cái mới và mong muốn khám phá cái mới, muốn cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, khẳng định bản thân; nhưng mặt khác, họ là lứa tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống nên đôi khi mục tiêu đề ra chưa rõ ràng, dễ dao động, thay đổi mục tiêu. Rơi vào vào trạng thái này dễ dẫn đến những biểu hiện cực đoan, phiến diện, thiếu khách quan, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực. Chính vì vậy, sinh viên luôn là đối tượng quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học.

Thế hệ sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong môi trường hòa bình, điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ, dư thừa. Chiến tranh, kẻ thù hay súng đạn là những kí ức lịch sử mà thế hệ hôm nay được biết đến qua nhân chứng, vật chứng hay qua sự tái hiện lịch sử. Có lẽ vì thế mà họ khó có ý thức rõ ràng và đầy đủ về tinh thần yêu nước hay ý thức bảo vệ đất nước, về những hy sinh mất mát của các thế hệ cha ông; về vai trò lãnh đạo của Đảng, về sứ mệnh lịch sử của người cộng sản. Trong những năm gần đây, căn bệnh “nhạt Đảng” [184] đang là hiện tượng đáng báo động ở một bộ phận sinh viên thiếu ý thức tu dưỡng và rèn luyện.

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay

3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu về bản lĩnh chính trị của sinh viên với sự bất cập trong nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên

Bản lĩnh chính trị của sinh viên là nhân tố tổng hợp của nhiều đức tính tốt đẹp, là kết quả của quá trình rèn luyện và phấn đấu của các chủ thể chính trị chứ không phải là yếu tố nhất thành bất biến. Sự vận động liên tục của các chủ thể chính trị trong thực tiễn chính trị - xã hội cũng chính là quá trình bổ sung, hoàn thiện bản lĩnh chính trị không chỉ đối với sinh viên mà ngay cả với các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng. Có thể đánh giá một cách khách quan, quá trình nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên còn nhiều bất cập, biểu hiện sự lúng túng, chưa thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã nhận


thức đúng về vai trò, tầm quan trọng về bản lĩnh chính trị của sinh viên trước những biến động phức tạp của thực tiễn đời sống xã hội. Trong nhận thức cũng như hành động, các trường đại học thường xuyên quan tâm củng cố lập trường, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất, tăng cường dũng khí của sinh viên. Trước những khó khăn nội tại trong đời sống sinh viên, các trường đại học đã thực sự trăn trở tìm cách tháo gỡ để cổ vũ, động viên sinh viên tích cực phấn đấu. Thông qua các đơn vị chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội trong trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã thiết lập một cầu nối vững chắc định hướng quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên theo đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, trước yêu cầu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bản lĩnh chính trị của sinh viên cần được tăng cường rèn luyện thiết thực hơn, hiệu quả hơn nữa. Điều đó cho thấy cần có những giải pháp cụ thể, sâu sát để tạo thành nề nếp, tạo thành phong trào rộng khắp và trở thành một tiêu chí thi đua đối với sinh viên.

Các đơn vị chức năng như các khoa chuyên môn, phòng Công tác sinh viên và tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên là những chủ thể quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, chịu trách nhiệm trước đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường về kết quả rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Trong thực tế, các chủ thể đã phát huy tốt vai trò của mình trong rèn luyện bản lĩnh chính trị, xây dựng môi trường sư phạm tích cực để sinh viên khẳng định bản thân trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, trước yêu cầu cao về rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên hiện nay, các đơn vị chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội trong trường cần quan tâm nhiệt tình và nêu cao trách nhiệm hơn nữa.

Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, vai trò đặc biệt ấy có thể phát huy một cách tốt nhất khi bản lĩnh chính trị của họ thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển. Một bộ phận sinh viên tỏ ra hoài nghi vào con đường mình đang đi và có thể thấy được, có những khó khăn, bế tắc trong xác định mục tiêu đã lựa chọn. Thay vì quyết tâm rèn đức, luyện tài để ngày mai lập nghiệp, một số sinh viên tỏ ra dửng dưng, thờ ơ với việc học. Điều đó đặt ra yêu cầu rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên là việc làm thường xuyên, cần thiết để ứng phó linh hoạt với những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

Sinh viên mang những đặc điểm riêng về tuổi đời, thích cái mới, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi và sáng tạo nhưng cũng là những người rất nhạy cảm với

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí