Động Lực Thúc Đẩy Sinh Viên Lựa Chọn Ngành Đang Học

90


những gì mình đạt được thì sẽ đi đến mục tiêu một cách thuận lợi và thành công.

Hiện nay, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nhân rộng mô hình Câu lạc bộ sinh viên trao đổi về học thuật và được đông đảo sinh viên đón nhận tích cực. Các câu lạc bộ Hỗ trợ học Tiếng Anh “English Learning Assistance Club”, câu lạc bộ Du lịch, câu lạc bộ Báo cáo viên, câu lạc bộ Thực hành pháp luật, câu lạc bộ CMC Network, câu lạc bộ Đồ họa máy tính, câu lạc bộ Thiết kế đồ dùng dạy học tự làm, Play with English Club, câu lạc bộ Công nghệ thực phẩm, câu lạc bộ English for Mathematics, câu lạc bộ Văn học v.v. của sinh viên trường Đại học Vinh; các câu lạc bộ Hóa học, câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt HTU của trường Đại học Hà Tĩnh; câu lạc bộ Tiếng Anh Aloha, câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai, câu lạc bộ Luyện viết chữ đẹp, câu lạc bộ Sách và hành động của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức. Những kết quả này cho thấy, phần lớn sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ “có ước mơ, lý tưởng, có định hướng đúng đắn về cuộc sống, học tập, nghiên cứu khoa học và các mối quan hệ xã hội. Nhìn chung, đại bộ phận sinh viên có mục tiêu, động cơ đúng đắn, có lối sống lành mạnh; đã và đang xuất hiện lớp sinh viên mới tự tin, năng động, sáng tạo, sớm lập nghiệp, khởi nghiệp” [80; tr.2].

Thứ hai, sự độc lập trong tư duy và hành động

Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ảnh hưởng bởi cái nôi nông nghiệp lúa nước, sản xuất nông nghiệp thủ công là chính nên chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Ngày nay, cùng với sự thay đổi về đời sống xã hội, tư duy và hành động của giới trẻ nói chung, của sinh viên nói riêng ngày càng thoát ly dần sự ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh. Sinh viên ngày càng trở nên độc lập, và khi học tập trở thành nhu cầu tất yếu thì tính độc lập trở thành phương thức để có thể tự mình giải quyết những vấn đề đặt ra của cuộc sống. Sinh viên có thể tự mày mò, nghiên cứu, khám phá mà không cần tham gia một chương trình đào tạo nào như học chơi tennis để rèn luyện sức khỏe; học các văn bản để phục vụ công việc hay tự học tiếng anh để tăng cường khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, một số viên đã tự định hướng, tự đánh giá còn quá trình tổ chức, thực hiện lại cần sự hỗ trợ của một tác nhân bên ngoài như tham gia một chương trình đào tạo hoặc tìm học một người thầy nào đó như học nấu ăn, học cắm hoa, học lái xe hay học các môn tự chọn trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, sinh viên đã chuẩn


bị chứng chỉ tiếng Anh, tin học để sau này thuận lợi hơn khi xin việc làm hoặc để học lên các bậc học cao hơn.

Tỷ lệ %

82.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


61.9

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 13


37.7

23.2

18

Phù hợp với năng Có thể giúp ích cho Có thu nhập và địa vị Lựa chọn ngẫu nhiên Phù hợp với xu Theo truyền thống lực, sở thích, có điều nhiều người (cho xã xã hội cao hướng xã hội hoặc ý muốn gia đình kiện phát triển năng hội)

lực cá nhân

5.6

Biểu đồ 3.15. Động lực thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành đang học

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Ngày nay, sinh viên còn tự định hướng, tự tổ chức, thực hiện các hoạt động học tập. Sinh viên đã tự đề đạt việc học dựa trên hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Ngay từ khi lựa chọn ngành nghề, sinh viên đã xác định động lực đúng đắn để thúc đẩy việc học. Theo kết quả khảo sát, có 82.9% sinh viên lựa chọn ngành đang học vì lí do “phù hợp với năng lực, sở thích, có điều kiện phát triển năng lực cá nhân” (Biểu đồ 3.15).

Ngày nay, sinh viên có nhiều lý do để lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội việc làm cũng vì thế mà mở rộng và linh hoạt hơn đối với người trẻ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sinh viên trở nên viễn vông, xa rời thực tế khi lựa chọn nghề nghiệp. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và có tính phát triển sẽ hứa hẹn khả năng thành công cao trong công việc. Nhưng để có thể hoàn thành điều kiện để bắt tay vào công việc mới là một quá trình khó khăn, vất vả. Trong hành trình đó, sinh viên đã thể hiện tính kiên trì, bền bỉ để hướng đến mục tiêu đã chọn.

Thứ ba, kiên trì đi đến mục tiêu đã chọn

Sự thành công không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Để tìm hiểu quan niệm của sinh viên về yếu tố quyết định thành công, đa số ý kiến của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ khẳng định đó là yếu tố “nỗ lực cá nhân” (chiếm 63,6% sinh viên) (Biểu đồ 3.16).



Địa vị gia đình Quan hệ cá nhân Nỗ lực cá nhân

Gia đình có định hướng đúng Yếu tố may mắn

Tình yêu nghề nghiệp

7.9

2

12

Tỷ lệ %

5

9.5

63.6

Biểu đồ 3.16. Quan niệm về yếu tố quyết định thành công

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Mục tiêu của sinh viên là học tập vì ngày mai lập nghiệp, học tập hôm nay để tương lai có nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, mang đến thành công trong công việc và trong cuộc sống. Hoạt động chính của sinh viên trên giảng đường đại học là học tập, ngoài ra, tham gia vào các nghiên cứu khoa học, cũng như tham gia vào các hội nghị khoa học chuyên sâu là những thành công đầu tiên trong cuộc đời. Nhưng cuộc sống trong trường đại học không chỉ có các bài giảng, các buổi hội thảo, những kỳ thi và những điểm số, mà còn có cả các hoạt động vui chơi, giải trí, các câu lạc bộ, phong trào tình nguyện. Mỗi một hoạt động hướng đến một mục tiêu cụ thể và dễ dàng nắm bắt được thể hiện sinh viên phải có kỹ năng và thái độ đúng đắn để kiên trì theo đuổi mục tiêu đã chọn.

Thứ tư, quyết đoán trong các quyết định

Ngày nay, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã vượt qua những trở ngại của bản thân, của hoàn cảnh để khẳng định mình, luôn xác định rõ mục tiêu và dần chinh phục mục tiêu. Tính quyết đoán của sinh viên ngày càng thể hiện rõ ở sự cân bằng giữa yếu tố thận trọng và rụt rè, nhiệt huyết và hiếu thắng, tận dụng nắm bắt cơ hội để đưa ra những quyết định làm thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.

Internet là kho tri thức khổng lồ của nhân loại, được tích lũy qua nhiều năm và bổ sung liên tục, phục vụ đắc lực nhu cầu học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức; trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện lợi; đáp ứng nhu cầu giao lưu, chia sẻ và kết bạn; cung cấp thêm các phương tiện giải trí hiện đại, phong phú về nội dung và đa dạng về thể loại như nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi


game... Đối với sinh viên, những tác động tích cực của mạng xã hội thể hiện rất rõ ở các mặt học tập, giao lưu kết bạn và giải trí. Chọn lọc thông tin trên mạng xã hội dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc, chính xác về bản chất của vấn đề, sự sáng suốt và minh mẫn của sinh viên. Kết quả điều tra về việc tiếp nhận thông tin trên không gian mạng của sinh viên cho thấy, sinh viên có biểu hiện tốt về vấn đề này. Có 65,1% sinh viên có thói quen “kiểm chứng cơ sở nguồn tin” (Biểu đồ 3.17).

65.1

Tỷ lệ %

44.2

32.4

21.5

24

Kiểm chứng cơ sở Kiểm tra tên miền Lựa chọn thông

nguồn tin của trang mạng tin đăng tải, chia

đăng tải thông tin sẻ

Kiểm tra tác giả, Không nên quan đọc kỹ nội dung tâm đến những để suy ngẫm thông tin đó

Biểu đồ 3.17. Sinh viên tiếp nhận thông tin trên không gian mạng

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Đây là một kỹ năng cần thiết của người dùng mạng xã hội để tránh nhầm lẫn giữa thông tin chính thống với tin giả, tin sai sự thật hiện nay. Qua kết quả này có thể thấy được, sinh viên luôn tỏ ra bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi thông tin thu thập được, tuân thủ những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng, ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.

Thứ năm, tính dũng cảm chính trị

Tâm lý phổ biến của sinh viên là ngại va chạm, luôn lo lắng “đấu tranh thì tránh đâu” nên đa phần sinh viên im lặng hay nhẫn nhịn chịu đựng trước những sai trái, tiêu cực xẩy ra. Thái độ kiên quyết lên án, chống lại những hiện tượng sai trái, tiêu cực trước hết là dũng khí thể hiện quan điểm cá nhân, mặt khác, chứng tỏ bản thân phải đứng ngoài những tiêu cực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 46% sinh viên khẳng định sẽ kiên quyết lên án, chống lại các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác là một kết quả đáng ghi nhận thể hiện dũng khí của sinh viên (Biểu đồ 3.18).



Kiên quyết lên án, chống lại


Chỉ lên án, chống lại khi nó xâm hại đến lợi ích của mình

Thỉnh thoảng có lên án, chống lại


Không quan tâm


Tỷ lệ %

1.1

19.4

46


33.5

Biểu đồ 3.18. Thái độ của sinh viên đối với các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác

Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020

Điều này cho thấy, việc sinh viên lên tiếng chống tiêu cực không còn là “chuyện lạ” giảng đường, cần có cơ chế, chính sách phù hợp cho những sinh viên dám đấu tranh chống tiêu cực để bảo vệ và khuyến khích họ. Thực tế trong các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, đảng viên - sinh viên đã nêu cao tinh thần xung kích, làm gương, cổ vũ các đoàn viên, sinh viên khác và trở thành nguồn lực quan trọng trong phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong và ngoài nhà trường. Sinh viên ngày càng mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân, nói không với gian lận, tiêu cực trong học tập và thi cử, thực hiện quy chế sinh viên và tuyên truyền, vận động các bạn chấp hành nghiêm túc.

Cuộc sống sinh viên đối diện với những khó khăn, thử thách, những quyết định liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp. Tính dũng cảm chính trị là nghị lực, là sức mạnh, hơn hết đó cũng chính là ý chí kiên cường để vượt lên mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngoài nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành “Sinh viên 5 tốt”, sinh viên không ngần ngại thử thách nghiên cứu khoa học và bước đầu đạt nhiều kết quả cao. Dấu chân tình nguyện của sinh viên cũng không ngần ngại đi khắp các nẻo đường để cống hiến tài năng và sức trẻ cho cộng đồng.

Tinh thần kiên cường và gan dạ của người dân vùng Bắc Trung Bộ trong đấu tranh chống thiên nhiên và kẻ thù là sức mạnh nội sinh trong thế hệ trẻ hôm nay. Hình ảnh anh hùng của nam sinh năm cuối Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (quê ở Nghệ An) bị đuối nước khi liều mình cứu ba bạn nữ đáng cảm


phục, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Trước sự bùng phát phức tạp của đại dịch COVID-19, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, không nề hà vất vả, gian nan; thậm chí nguy hiểm vì có thể lây nhiễm dịch bệnh, cùng toàn dân chiến đấu với dịch bệnh. Đặc biệt, đối với sinh viên y khoa, luôn sẵn sàng “chia lửa” cùng tuyến đầu chống dịch. Trải qua bốn đợt dịch bệnh COVID-19, hàng ngàn sinh viên của Trường Đại học Y - Dược, trực thuộc Đại học Huế, đã xung phong lên đường góp sức cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch ở tỉnh Đồng Nai. Ở Nghệ An, Trường Đại học Y khoa Vinh, có hơn 1.000 giảng viên, sinh viên tham gia cùng tuyến đầu chống dịch.

3.2.2. Những hạn chế

3.2.2.1. Về lập trường chính trị của sinh viên

Một bộ phận sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn có biểu hiện lập trường tư tưởng chưa vững vàng. Trước những thủ đoạn tinh vi của các thế lực chống phá cách mạng nước ta, vẫn còn một số sinh viên tỏ ra hoài nghi, dao động về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Nhân dân ta đã và đang kiên trì xây dựng. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, Bộ GD&ĐT đã có những đổi mới đáng kể đối với công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên trong các trường đại học, tuy nhiên, tình trạng lười học, ngại học, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của môn học, vẫn còn diễn ra ở một bộ phận sinh viên.

Thứ nhất, một bộ phận sinh viên chưa hiểu sâu về đời sống chính trị, lập trường tư tưởng dễ dao động, dễ bị lôi kéo và cám dỗ

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần X đã chỉ rõ: “Sinh viên là đối tượng thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động tìm cách lôi kéo, dụ dỗ. Thực tế đã có những sinh viên bị các thế lực xấu kích động, đã có những việc làm vi phạm pháp luật, đi ngược lại với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc [72; tr.18]. Trong những năm gần đây, đời sống sinh viên được đáp ứng khá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình, nhà trường và xã hội luôn tạo điều kiện cho họ rèn luyện và phấn đấu. Thế nhưng, một bộ phận sinh viên bị mê hoặc bởi lối sống ảo, chỉ nghĩ đến lợi ích và có nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Vẫn còn một bộ phận sinh viên thiếu động cơ học tập, thiếu ý chí vươn lên, lệch lạc về lối sống, thậm chí mắc tệ nạn xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, chưa chuẩn bị tốt


hành trang để hội nhập, khởi nghiệp, lập nghiệp. “Vẫn còn một bộ phận không lớn sinh viên ngại rèn luyện, vi phạm nội quy của Nhà trường, gây ảnh hưởng không tốt cho phong trào chung, gây khó khăn cho tổ chức” [83; tr.6].

Kết quả điều tra cho thấy, một số ít sinh viên sẵn sàng tranh cãi chính trị nhưng không nắm được những kiến thức cơ bản về chính trị. Chỉ có 32,4% sinh viên quan tâm đến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có 1,8% sinh viên trả lời là không; trong khi đó, việc nghiên cứu tương đối thường xuyên chỉ ở mức 21,5% sinh viên (Phụ lục 3, bảng 4). Điều này cho thấy, mặc dù sinh viên đã có sự quan tâm tới đến tình hình chính trị của đất nước, nhưng sự quan tâm này chưa tự giác, chưa có chiều sâu, chưa thực sự thấm nhuần trong hành động thực tiễn học tập hàng ngày của họ.

Một số biểu hiện của thái độ thờ ơ, chưa tự giác với những vấn đề chính trị của đất nước có thể ảnh hưởng và kéo theo hàng loạt những vấn đề phức tạp, hệ trọng khác về đạo đức, lối sống, phương pháp học tập, thái độ hoạt động Đoàn, Hội, làm tiềm ẩn những mối nguy hại đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Nhận thức chưa đầy đủ về chính trị tư tưởng có thể dẫn đến dao động về lập trường, điều này nếu như có sự kích động của các thế lực phản động, phá hoại bên ngoài có thể dẫn đến những hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngại học chính trị, xa rời lý tưởng cộng đồng, có lối sống ích kỷ, hưởng thụ vật chất của một bộ phận sinh viên hiện nay.

Trong chương trình hoạt động hàng năm, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ luôn chú trọng nâng cao về hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật cho sinh viên, song vẫn còn tình trạng sinh viên chưa nắm chắc, chưa hiểu sâu, hiểu không đầy đủ về pháp luật. Vẫn còn hiện tượng sinh viên vi phạm kỷ luật của nhà trường và vi phạm pháp luật ngoài xã hội như: Vi phạm luật giao thông, học hộ thi hộ, trộm cắp vặt,… Trong thời gian qua, ở một số địa phương vùng Bắc Trung Bộ đã xuất hiện một số nhóm truyền đạo trái phép tự xưng là "Hội Thánh đức chúa trời" cứu thế nhân loại. Đối tượng mà các nhóm người tập trung hướng đến là các sinh viên, đoàn viên thanh niên, trong đó, có 12 sinh viên (trong đó 2 sinh viên đã ra trường) của Trường Đại học Hồng Đức. Điều đó cho thấy ý thức pháp luật và kiến thức pháp luật của một bộ phận sinh viên còn có những hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, ảnh hưởng đến kết


quả rèn luyện bản lĩnh chính trị và tương lai của chính sinh viên.

Thứ hai, một bộ phận sinh viên nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc học tập các môn lý luận chính trị

Hiện nay, có không ít sinh viên cho rằng, học tập các môn lý luận chính trị khô khan, thiết thực tế và không cần thiết. Những sinh viên đó chưa thấy được mối liên hệ giữa lý luận với thực tiễn, chưa thấy được sự yếu kém của nhận thức lý luận sẽ hạn chế khả năng rèn luyện, tăng cường bản lĩnh chính trị. Từ đó, có một bộ phận sinh viên không quan tâm đến việc cải thiện phương pháp học tập để tạo hứng thú học tập, cố gắng nâng cao kết quả học tập.

Đa số sinh viên chưa biết vận dụng kiến thức lý luận chính trị đã học vào hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội. Sinh viên chủ yếu chỉ dừng lại ở hoạt động học tập các môn khoa học lý luận chính trị theo khung chương trình đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, các hoạt động chính trị - xã hội là môi trường quan trọng để kiểm tra, đối chiếu, so sánh với những kiến thức học được trong sách vở. Tuy nhiên, có một thực tế là khi tham gia vào các hoạt động thực tiễn, một số sinh viên chỉ coi đó là một hoạt động giải trí, chưa nhận thức được giá trị và ý nghĩa của nó, nên chỉ tham gia hời hợt, mang tính hình thức, làm suy giảm giá trị và ý nghĩa giáo dục của các hoạt động chính trị - xã hội.

Một thực tế đáng lo ngại hiện nay đó là, một số sinh viên cho rằng việc học tập các môn học lý luận chính trị là không cần thiết, tỏ ra thờ ơ với các môn khoa học chính trị. Kết quả khảo sát về “đánh giá mức độ cần thiết của việc học tập các môn khoa học Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường đại học”, có 0.6% sinh viên được hỏi cho rằng “không cần thiết” (phụ lục 3, bảng 2). Điều này cho thấy, vẫn còn tình trạng sinh viên nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của các môn lý luận chính trị. Mặc dù, tỷ lệ này rất nhỏ, chỉ chiếm 06/1.036 sinh viên mà chúng tôi tiến hành khảo sát, tuy nhiên, nếu sinh viên không thấy được nhận thức này là lệch lạc để kịp thời chấn chỉnh, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phấn đấu và rèn luyện của sinh viên.

3.2.2.2. Về phẩm chất chính trị của sinh viên

Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động của tiến trình hội nhập cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực chi phối các hệ giá trị, các chuẩn mực cũng như các phẩm chất chính trị của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là đối

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí