Quan Điểm Tăng Cường Rèn Luyện Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ


cần phải tích cực rèn luyện để trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ.

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song với ưu điểm và thế mạnh của tuổi trẻ, sự quan tâm của các trường đại học và các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ, sinh viên đã và đang nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn để đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong thời gian tới, cần xác định quan điểm định hướng, trên cơ sở đó để đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.

4.1.2. Quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

4.1.2.1. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với cuộc vận động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được đẩy mạnh với những nội dung cụ thể, thiết thực, đã và đã trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Các trường đại học đã thực hiện nghiêm việc đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào việc giảng dạy và lồng ghép trong các chương trình giáo dục cho sinh viên. Cần tạo sự chuyển biến lớn cả về tư tưởng, đạo đức, lối sống và hành vi chính trị của mỗi sinh viên, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm nêu gương, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, hết lòng, hết sức phấn đấu học tập và tích rèn luyện bản lĩnh chính trị hoàn thành mọi nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và tạo điểm nhấn trong môi trường học đường thúc đẩy quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị gắn với thực hiện chỉ thị 05, ví dụ như đẩy mạnh phong trào “Sinh viên 5 tốt”, mô hình hoạt động của các câu lạc bộ, các chiến dịch tình nguyện, tìm hiểu pháp luật, giáo dục kỹ năng mềm, hội thảo, giao lưu với các chuyên gia, doanh nghiệp, định hướng cho sinh viên hội nhập quốc tế và trở thành công dân toàn cầu…

Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Đại hội


X Hội Sinh viên Việt Nam (2018-2023) chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua các nội dung: tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tuyên truyền, giới thiệu các nội dung cốt lõi tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai việc thực hành làm theo lời Bác bằng các giải pháp, việc làm cụ thể” [72; tr.53]. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để sinh viên nâng cao hiểu biết về chủ tịch Hồ Chí Minh và những lời dạy của Người đối với thế hệ trẻ, về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam, từ đó góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Các trường đại học triển khai thực hiện chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” thông qua tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chú trọng hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên; mở rộng các mô hình, loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập trong các đơn vị trường học; chủ động, tích cực, tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

4.1.2.2. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tạo sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng và hành động của các chủ thể

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 35 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó đặt ra những thời cơ, vận hội mới, đồng thời cũng đặt đất nước trước những thử thách to lớn. Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên. Đảng xác định họ là chủ nhân tương lai của đất nước, là đội quân xung kích cách mạng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, sinh viên là một trong những yếu tố bền vững của sự nghiệp cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với

Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ - 17

124


tương lai và vận mệnh của nước nhà. Thực tiễn cho thấy, với những quyết tâm và cố gắng của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế, chúng ta đã tạo lập và duy trì được môi trường chính trị - xã hội thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống của Nhân dân, trong đó quan tâm đến công tác rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ.

Thời gian qua, nội dung giáo dục thế hệ trẻ của các chủ thể luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, kịp thời cập nhật tình hình mới trong đó tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển của đất nước, phương thức giáo dục của các chủ thể đối với sinh viên liên tục được đổi mới, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới với những tiêu chí cụ thể từ giá trị cốt lõi “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn”. Nhờ vậy, công tác giáo dục sinh viên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới của hệ thống chính trị, bắt nhịp nhanh hơn với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, sinh viên.

Thế hệ sinh viên ngày nay được sống, học tập, lao động trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc về kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành nhiều cơ hội học tập để có trình độ văn hóa, chuyên môn cao hơn các lớp sinh viên đi trước. Vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên trong những năm gần đây đặt ra sự quan tâm, trăn trở cho nhiều chủ thể bởi đây không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Đoàn hay Hội mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trước hết cần quán triệt quan điểm chỉ đạo trong dạy người, dạy chữ, dạy nghề của Đảng ta, nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng phải được đặt vào vị trí trọng yếu trong nội dung dạy - học ở các trường đại học.

4.1.2.3. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với việc tạo lập môi trường học đường lành mạnh trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Học đường không chỉ là không gian học tập mà còn là nơi trực tiếp diễn


ra các hoạt động giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Môi trường học đường cũng là nơi diễn ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giảng viên và sinh viên; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là động lực làm việc cho các thành viên, tạo nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo và phát triển.

Yếu tố quan trọng tạo nên môi trường học đường đó là cảnh quan của nhà trường phải khang trang, các khối kiến trúc phải hài hòa, trường ra trường, lớp ra lớp. Các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy đầy đủ và hiện đại góp phần tạo động lực cho hoạt động giảng dạy đạt kết quả cao nhất, đó là các yếu tố như máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; cơ sở học liệu; hệ thống phòng học; hệ thống internet; hệ thống thư viện, phòng tư liệu; mạng wifi, v.v…

Việc lành mạnh hoá môi trường học đường, công bằng, dân chủ, có kỷ cương pháp luật, tạo dư luận xã hội khen, chê hay bài trừ, động viên, khích lệ… sẽ có tác dụng củng cố tinh thần hiếu học, đoàn kết, tin tưởng, ý chí phấn đấu trong sinh viên. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người, rèn luyện tri thức, tăng cường ý chí, củng cố niềm tin cho sinh viên, là môi trường lý tưởng để sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị. Cần xây dựng các mối quan hệ chuẩn mực trong nhà trường: quan hệ thầy - trò, quan hệ cấp trên - cấp dưới, giữa phục vụ - được phục vụ…

Cần chú ý nhu cầu giao lưu bởi đây là đặc điểm tâm sinh lý nổi trội của sinh viên. Qua các chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên với những tấm gương người tốt, việc tốt; giữa sinh viên với những cựu sinh viên thành đạt từ ngôi trường mà các em đang học tập và rèn luyện sẽ củng cố ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập và rèn luyện của sinh viên. Cần tạo môi trường để sinh viên tham gia nhiều hơn các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ nạn xã hội, phong trào sinh viên tình nguyện vùng sâu, vùng xa… Đây là hoạt động thực tiễn hết sức có ý nghĩa đối với việc rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên trong bối cảnh hiện nay.

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, ý thức học tập kém, tiếp thu thụ động, gian dối trong học tập và thi cử… đang trở nên phổ biến. Cần phải tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra


trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Cần nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm của cả giảng viên và sinh viên. Cần kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

4.1.2.4. Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên gắn với chính sách giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường

Nhằm tạo động lực để sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định, chính sách dành cho sinh viên, trong đó phải kể đến chính sách tín dụng, chính sách cấp học bổng, chính sách miễn giảm học phí, chính sách nhà ở, chính sách việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, chính sách khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học… Là đối tượng thụ hưởng, ý nghĩa nhân văn từ những chính sách này tác động mạnh mẽ tới bản lĩnh chính trị của sinh viên. Họ phấn khởi, tin tưởng vào mục đích giáo dục, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, trước hết là các chủ trương, chính sách gắn với quyền lợi thiết thân của sinh viên.

Tạo việc làm và giải quyết việc làm là một trong những định hướng chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách tạo việc làm và giải quyết việc làm gắn liền mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của Tổ chức Lao động quốc tế về lao động và việc làm. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước có nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp, mức sống của người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa thật đầy đủ. Vì vậy, với lực lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường dồi dào, họ thường chấp nhận làm bất cứ loại công việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài ngày để chờ đợi công việc tốt hơn. Điều này không chỉ gây lãng phí rất lớn đến nguồn nhân lực mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, trong đó, ảnh hưởng đến lập trường, dũng khí của sinh viên.


Vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường đã và đang là bài toán khó tìm lời giải đối với tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đặc biệt là tỉnh Nghệ An. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện có gần 50.000 sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh [188]. Đa số sinh viên theo học các ngành kỹ thuật, kinh tế và sư phạm. Tuy nhiên, tình hình thị trường lao động và sự phát triển các doanh nghiệp tăng chậm nên số lượng sinh viên ra trường hàng năm thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao, nhất là sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế, sư phạm; do cơ cấu ngành nghề, nội dung chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, thừa thầy, thiếu thợ, thiếu lao động có trình độ, tay nghề cao, thiếu tác phong công nghiệp...

Thực ra, để giải quyết tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường cũng do bắt đầu từ phía sinh viên ngay từ khi chọn trường, chọn ngành học. Đây vẫn thực sự là một bài toán chưa có lời giải cho chính quyền các cấp, các ngành ở các địa phương. Trong bài toán đó, vùng Bắc Trung Bộ nói chung vẫn chờ đợi một cơ chế chung, đó là sự hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm cơ chế tuyển dụng khách quan và bình đẳng; thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động... Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường sự phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo sản phẩm có trình độ cao, trình độ lao động lành nghề, bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rằng, đây là vấn đề không xử lý ngay được một sớm một chiều mà có thể diễn ra trong một thời gian dài. Giải được bài toán khó này, sẽ tạo động lực cho sinh viên nâng cao lập trường và năng lực, bồi dưỡng phẩm chất, từ đó tăng cường dũng khí để vững tin vào tương lai phía trước.

4.2. Một số giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay

4.2.1. Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên là một nội dung quan trọng của công tác GD&ĐT ở bậc đại học, là yêu cầu khách quan nhằm rèn luyện bản lĩnh chính trị, trở thành con người toàn diện. “Giáo dục lý luận chính trị cho sinh cho sinh viên là hoạt động truyền bá, tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa


Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc khoa học,biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xã hội cho sinh viên trong hoạt động thực tiễn” [124; tr.45].

Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đây là một hoạt động có mục đích luôn được Đảng ta quan tâm, chú trọng nhằm xác lập thế giới quan khoa học trên cơ sở hệ tư tưởng, lập trường của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước làm cho đối tượng được giáo dục nâng cao phẩm chất và năng lực, và khả năng vận dụng lý luận vào trong thực tiễn cuộc sống nhất là thực tiễn công việc theo mục tiêu yêu cầu đào tạo.

Hình thức giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trong các trường đại học chủ yếu theo chương trình đào tạo của Nhà trường. Ngoài ra, có thể giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên thông qua các buổi nói chuyện thời sự; tuyên truyền chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học tập nghị quyết...; Báo cáo chuyên đề, thi tìm hiểu lịch sử và danh nhân của dân tộc và nhân loại, các cuộc thi Olimpic Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động, mít tinh chào mừng các ngày truyền thống, các ngày lễ lớn của dân tộc và thế giới... Trong đó, dạy học lý luận chính trị cho sinh viên là một hình thức chiếm ưu thế trong giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học. Với đặc thù các môn lý luận chính trị có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, mang tính đảng, tính khoa học sâu sắc nên việc đưa vào các môn học trong chương trình giáo dục đại học trở thành hình thức giáo dục lý luận chính trị chủ yếu mang lại hiệu quả cao cho sinh viên.

Dạy học trong đó có dạy học lý luận chính trị là hoạt động chủ yếu trong các trường đại học, trong đó, giảng viên giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn, truyền đạt tri thức và đánh giá kết quả học tập, còn sinh viên giữ vai trò chủ động, sáng tạo tiếp thu tri thức trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. Dạy học lý luận chính trị sẽ đạt hiệu quả cao khi giảng viên sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực, sinh viên chủ động, sáng tạo trong phương pháp học và tự học, kết hợp với sử dụng có hiệu quả các phương tiện giáo dục mới, hiện đại. Theo


đó, các giảng viên cần được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm sẽ quyết định việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lý luận chính trị, thúc đẩy quá trình rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên.

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên trước hết là làm cho lý luận chính trị thấm sâu vào trong từng sinh viên, giúp sinh viên hăng hái học tập, có lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng đảm nhiệm những nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Lý luận chính trị khoa học nhưng tự nó không thể trở thành tiềm thức của con người mà là kết quả của công tác giáo dục có hệ thống, tích cực, bền bỉ; là kết quả quá trình đấu tranh gay go, phức tạp trên mặt trận tư tưởng. Với tư cách là hệ thống tri thức đã được khái quát và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, các môn lý luận chính trị góp phần xác lập những khát khao, nguyện vọng về lý tưởng, hoài bão, thái độ sống, lối sống đạo đức phù hợp với định hướng giá trị con người Việt Nam. Xét về chiều sâu bản chất nhân văn, các môn lý luận chính trị là khoa học vun trồng lý tưởng, đạo đức cách mạng, trao cho sinh viên những phương tiện “học để làm người”, góp phần hình thành năng lực chính trị, dũng khí kiên cường và lập trường vững chắc vào con đường chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã kiên trì xây dựng.

Giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển về nhận thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Bên cạnh yêu cầu giỏi về tri thức khoa học, đạo đức trong sáng và kỹ năng thành thạo, sinh viên còn phải có lập trường tư tưởng vững vàng để nhận thức đúng đắn con đường đi lên CNXH. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho người học, cần chú ý một số biện pháp sau:

Một là, đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 xác định: “Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng hiện đại, phù hợp đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị…”. Đó là quá trình thay thế một cách cơ bản, có hệ thống, có kế thừa các cách thức, hoạt động hiện có của chủ thể và đối tượng giáo dục bằng các cách thức, hoạt động mới, phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm đem lại hiệu quả cao hơn và đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022