Những Vấn Đề Lý Luận Về Hỗ Trợ Doanh Nghiệp


1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP


1.2.1. Sự cần thiết của việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Một là, xuất phát từ vai trò đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của doanh

nghiệp

Sự đóng góp của các doanh nghiệp rất đáng kể. Theo Niên giám thống kê tỉnh

Tây Ninh năm 2018 thì tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đạt 176.232.476 triệu đồng, tăng 23.963.360 triệu đồng so với năm 20169. Trên cơ sở cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và thương mại điện tử thì các doanh nghiệp sẽ là động lực để phát triển kinh tế địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Hai là, tạo động lực cho việc thúc đẩy các hoạt động tạo công ăn việc làm cho người lao động

Các doanh nghiệp góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư. Theo Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2018 thì tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 187.125 người, tăng

6.489 người so với cùng thời điểm năm 201610.

Ba là, góp phần tăng hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp




9 Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, năm 2019. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2018. Trang 211

10 Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh, năm 2019. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2018. Trang 175


Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế. Sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn năng động, nhạy bén trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Càng cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ càng nâng cao được năng lực cạnh tranh và hoạt động hiệu quả. Ở đâu thiếu cạnh tranh ở đó có biểu hiện độc quyền và doanh nghiệp kém phát triển. Chính vì vậy, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực sẽ làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp; làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển.

Bốn là, doanh nghiệp đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ

mới

Để tồn tại và phát triển trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, các doanh

nghiệp phải linh hoạt, ứng dụng nhanh nhạy các thành quả công nghệ vào quá trình quản lý, sản xuất, kinh doanh. Việc đổi mới công nghệ sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu

…Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Giúp địa phương khai thác và huy động các nguồn lực tài chính tiềm năng tại chỗ của dân cư tại địa phương.

Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp có đang giữ vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nhưng bản thân doanh nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn (vốn, mặt bằng, công nghệ…) trong quá trình hoạt động. Do đó, việc CQĐP cấp tỉnh cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại địa phương là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


1.2.2. Một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Một là, hỗ trợ tiếp cận tín dụng

Vốn tín dụng là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và siêu nhỏ; năng lực tài chính yếu kém trong khi đây lại là yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng điều kiện để được ngân hàng chấp thuận cho vay. Do đó, khả năng tiếp cận các gói tín dụng của ngân hàng thương mại rất khó khăn.

Hiện nay, Trung ương có rất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Các chính sách này được quy định ở nhiều văn bản QPPL khác nhau. Có thể kể đến một số chính sách như: hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn11; Các doanh nghiệp, ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết12…Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành còn được hỗ trợ vay vốn trực tiếp, gián tiếp, tài trợ vốn… từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; được cấp bảo lãnh tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ.

Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này. Cho dù tiếp cận được thì lãi suất cũng quá cao. Một trong những nguyên nhân là do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện của các tổ chức tín dụng (thiếu minh bạch trong



11 Xin xem chi tiết tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

12 Xin xem chi tiết tại Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.


việc lập các báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh dẫn tới họ rất khó để vay được vốn từ ngân hàng; không có tài sản bảo đảm…). Do đó, việc CQĐP cấp tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng sẽ thu hút được nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư.

Hai là, hỗ trợ về công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản xuất, đến phân phối sản phẩm. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì công nghệ sẽ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vẫn còn chậm. Một trong những nguyên nhân là tài chính còn hạn chế. Do đó, việc cải thiện các chính sách hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ thường hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học về công nghệ; hỗ trợ khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ; hỗ trợ về kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng; hoặc hỗ trợ thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới…

Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Đây là hình thức hợp tác kinh doanh mang lại hiệu quả cao trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội nâng cao năng lực cũng như mang lại lợi ích lớn hơn khi được tham gia vào chuỗi giá trị cũng như trở thành thành viên của cụm liên kết ngành. Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cáo, chế biến để tạo ra sản phẩm chất lượng cao giá thành hợp lý; có áp dụng sáng tạo các giải pháp công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.


Bốn là, hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản suất

Ngoài vốn, thì mặt bằng sản xuất là một trong các vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Mặt bằng phục vụ sản xuất ổn định có thể đóng góp đến 50% vào thành công của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp phải đi thuê mặt bằng luôn phải đối mặt với sự bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp không mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh… Do đó, việc ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng, yên tâm sản xuất là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Bởi sau khi có mặt bằng, nhiều doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất để đem lại những lợi ích lớn hơn cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

Năm là, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với nền kinh tế địa phương nói riêng, cả nước nói chung do đóng góp vào GDP ngày càng nhiều. Nhờ tính sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là những doanh nghiệp dẫn đầu công nghệ tạo ra những giá trị mới cho xã hội.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Từ việc nghiên cứu nội dung của Chương 1 đã cho phép tác giả đi đến một số kết luận sau:

Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật tác giả đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm về văn bản QPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Đồng thời tác giả cũng đi sâu phân tích thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh để từ đó nêu lên vai trò của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật với việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Mặt khác, để nghiên cứu tổng thể những vấn đề lý luận chung nhất về hỗ trợ doanh nghiệp tác giả đã nghiên cứu sự cần thiết thể chế hoá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong hoạt động ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương cấp tỉnh và một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý chung về ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương sẽ là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh Tây Ninh tại Chương II.


CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN

TỈNH TÂY NINH


2.1. TÌNH HÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH

2.1.1. Kết quả ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh đã dần đi vào nề nếp, phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của địa phương và thực tiễn cuộc sống nói chung, yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Từ năm 2016 đến tháng 12/2019, ngoài những chính sách chung hỗ trợ cho doanh nghiệp do Trung ương ban hành, CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành 13 văn bản QPPL để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó 05 văn bản đã hết hiệu lực; 01 văn bản đang được sửa đổi, bổ sung; 07 văn bản đang triển khai thực hiện (gồm 04 nghị quyết của HĐND tỉnh và 03 quyết định của UBND tỉnh). Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; sở hữu trí tuệ; mở rộng thị trường; hay hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Xin xem chi tiết tại Phụ lục 1 – Danh mục văn bản QPPL quy định chi tiết lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp). Công tác triển khai thực hiện các chính sách nói trên đã được các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai kịp thời. Cụ thể:

Thứ nhất là hỗ trợ tiếp cận tín dụng. Từ năm 2016 đến năm 2019, CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đều tập



trung vào lĩnh vực nông nghiệp13. Điều này cho thấy CQĐP tỉnh Tây Ninh đang tập trung khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp cao, phát triển thế mạnh nông nghiệp tiềm năng của tỉnh. Trong thời gian qua, các chính sách này đã phát huy được hiệu quả của mình. Số dư nợ các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay từ năm 2016 đến 2018 liên tục tăng.

Bảng 1.1: Số dư nợ cho doanh nghiệp vay tăng từ năm 2016 đến 201814


Dư nợ cho vay lĩnh vực ưu tiên (Triệu đồng)


2016


2017


2018

Cho vay nông nghiệp, nông thôn

4.756.558

6.480.734

8.632.637

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.084.778

5.052.131

5.339.537

Cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

0

0

2.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 5

Thứ hai là hỗ trợ về công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ năm 2016 đến năm 2019, CQĐP tỉnh Tây Ninh đã ban hành 03 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ gồm: (i) hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ; (ii) hỗ trợ phát triển thị trường trí tuệ; (iii) hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ15. Các chính sách đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình như: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, UBND tỉnh đã tiến hành hỗ trợ cho 22 doanh nghiệp với 30 lượt hỗ trợ. Trong đó: 03 doanh nghiệp với 05 lượt hỗ trợ (đã xin ngưng không hỗ trợ), còn lại là 19 doanh nghiệp với 25 lượt hỗ trợ bao gồm: 19 hệ thống quản lý, 02 công cụ và 04 sản phẩm chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, công




13 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 2, Các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

14 Tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.<http://tapchinganhang.gov.vn/tin-dung-ngan-hang-ho-tro-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-tren-dia-ban-tinh-tay-ninh.htm>; [Truy cập ngày 08/4/2020]

15 Xin xem chi tiết tại Phụ lục 3, Các chính sách hỗ trợ về công nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022