cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp thành phố luôn có các đặc thù sau đây:
Mang tính nghề nghiệp cụ thể: Ngoài cung cấp các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ QLNN về việc làm còn phải chú trọng trang bị các kiến thức, pháp luật chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Mang tính toàn diện: Phải có kết cấu hợp lý giữa lý luận và thực tiễn các vấn đề đang diễn ra tại địa phương, gắn thực hành với lý thuyết, giữa bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao nhận thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, kiến thức pháp luật chuyên ngành, hội nhập kinh tế quốc tế cho từng chức danh. Vì thế, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng loại đối tượng để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức.
Thứ ba, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm nói chung, việc làm của thanh niên ở nông thôn tại cấp thành phố nói riêng, phải hiện đại, tính mô phạm cao, tạo được sự chủ động, tạo năng lực tư duy đánh giá độc lập, đặc biệt là giải quyết các tình huống cụ thể để đảm bảo khi công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ phải tuân theo được trình tự, thủ tục chặt chẽ quy định của pháp luật và sự chủ động sáng tạo, áp dụng pháp luật vào thực tiễn một cách chính xác.
Ba là, thay đổi phương thức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ. Nghiên cứu các giải pháp dần thay đổi cái nhìn về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nội bộ đối với đội ngũ bồi dưỡng cán bộ, công chức QLNN nói chung, cán bộ làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn nói riêng theo quan điểm: Việc học là công việc của bản thân, cá nhân tự thân chủ động hoàn thiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu nhiệm vụ công việc, Nhà nước chỉ đóng vai trò đưa ra yêu cầu, đánh giá, nghi nhận theo tiêu
chuẩn từng chức danh; có như vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về việc làm mới được nâng lên, Nhà nước sẽ tiết kiệm được ngân sách chi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung vì việc đi học của cán bộ
3.3.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện chính sách
Trên cơ sở kế hoạch, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh Sơn La, UBND thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội của thành phố, các cơ quan chuyên môn liên quan, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa thành phố, UBND các xã, phường tổ chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản hướng liên quan đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thành phố.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Lao Động Tỉnh Sơn La Đi Xuất Khẩu Lao Động Trong Giai Đoạn 2017 - 2019
- Phương Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La
- Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Về Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La
- Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 13
- Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Trung tâm Truyền thông - Văn hóa thành phố xây dựng chuyên mục tuyên truyền về chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên sóng phát thanh của Trung tâm và tổ chức tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, khẩu hiệu và tuyên truyền lưu động...
Có thể nói trong những năm gần đây chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La đã được triển khai sâu rộng trong tất cả các tổ chức, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và trong toàn thể quần chúng nhân dân, hình thức phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại các xã, phường của thành phố cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm chú trọng triển khai.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện các chính sách giải quyết việc làm chủ yếu cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La
3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên
Chính sách tín dụng ưu đãi cho người thanh niên là một trong những chính sách quan trọng nhằm giúp thanh niên có được nguồn vốn ban đầu để
phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, nguồn vốn ưu đãi tín dụng còn thấp cả về chất lượng và số lượng. Do đó, để nâng cao nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi tín dụng, cần xây dựng một số giải pháp thiết thực:
- Về công tác huy động vốn:
+ Cần có chính sách về việc huy động lãi suất theo tuần vì như thế mới thu hút được nguồn vốn nhanh, người dân sẽ chủ động gửi tiền nhiều hơn;
+ Thành lập các tổ vận động tại địa bàn, xã để dễ dàng theo dõi thời gian thu hoạch mùa màng của hộ, thời điểm mà hộ có tiền nhàn rỗi để huy động vốn kịp thời;
+ UBND thành phố cần kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thành phố thực hiện các biện pháp giúp người đi vay có thể tin tưởng vào ngân hàng. Bởi lẽ, đối với khách hàng khi họ gửi tiền vào ngân hàng thì điều quan tâm đầu tiên là sự an toàn cho đồng tiền của họ. Chính vì vậy, ngân hàng phải tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền bằng cách cho họ thấy được những thuận lợi và lợi nhuận mang lại khi gửi tiền vào và cả khi rút tiền ra. Điển hình là việc đưa lãi suất bậc thang vào hình thức huy động để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, bởi lẽ với số tiền gửi đó có thể rút ra bất cứ lúc nào và sẽ được hưởng mức lãi suất tương ứng. Bên cạnh đó, ngân hàng nên tăng cường công tác khuyến mãi bằng cách tặng quà khi khách hàng gửi tiền;
+ Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa nguồn vốn vay: Huy động nguồn vốn từ mọi thành phần xã hội như Nhà nước, doanh nghiệp và chính bản thân người thanh niên.
- Về công tác cho vay: Bên cạnh việc huy động vốn vào ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, điều quan trọng là cần nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đồng tiền
không bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì cần phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao:
+ Chính sách cho vay cần quan tâm tới vấn đề thẩm định các khoản vay để tránh rủi ro và đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao;
+ Các chính sách cho vay cần khuyến khích mở rộng nhiều hình thức cho vay để thu hút nhiều đối tượng vay hơn.
3.3.2.2.Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và dạy nghề cho thanh niên
Đào tạo, dạy nghề cho thanh niên là hướng đi trọng điểm và đem lại hiệu quả lâu dài. Đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CNH -HĐH; tạo ra một đội ngũ nhân lực có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến động của quá trình sản xuất. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cần làm tốt những công việc sau:
- Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp trên địa phương mình. Chính quyền địa phương cần phối hợp với chủ đầu tư xây dựng, chủ dự án và chủ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố xây dựng chi tiết kế hoạch đào tạo nhân lực trên cơ sở nhu cầu của dự án và hiện trạng nhân lực của địa phương, từ đó giao kế hoạch cụ thể cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhận đất cũng phải được thể chế hoá thành những chế tài, quy định cụ thể. Nếu nhà đầu tư không trình được kế hoạch nhân lực của dự án, không phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo nhân lực tại chỗ cho dự án, địa phương sẽ không giao đất. Quá trình này phải được tiến hành sớm, từ khi lập dự án và kéo dài trong thời gian triển khai xây dựng nhà máy (thường từ 2-3
năm). Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động, thì nhân lực đã được đào tạo cơ bản và có thể được sử dụng ngay cho dự án.
Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của thanh niên trên địa bàn thành phố để xây dựng phương án hỗ trợ dạy nghề. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh phí được duyệt cho thành phố, cho các xã và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đăng ký số lượng học viên; giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện. Tiêu biểu là trường , Trung tâm bồi dưỡng chính trị… tổ chức các khoá dạy nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt. Đặc biệt, địa phương cần có cơ chế khuyến khích để thu hút các cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề.
Tiến hành thành lập trung tâm hướng nghiệp và tư vấn chọn ngành học cho thanh niên trên địa bàn thành phố. Trung tâm này có chức năng cung cấp các thông tin về các khoá đào tạo đang diễn ra trên địa bàn thành phố, thông tin về chuyển nghề, lựa chọn ngành nghề đào tạo thích hợp cho thanh niên.
Chính quyền địa phương cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố nhằm đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên và của doanh nghiệp sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, UBND các cấp cũng cần đưa ra những chính sách quy định về hình thức đào tạo nghề sao cho phù hợp nhất với người thanh niên. Các hình thức hiệu quả hơn cả là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn. Sử dụng các mô hình mẫu của chương trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại các trường cao đẳng, trung cấp nông nghiệp. Phương pháp học theo mô hình nên được áp dụng. Học viên vừa học lý thuyết, vừa thực hành theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây con. Xây dựng các mô hình trình
diễn ngay trên đồng ruộng, chuồng trại, ao hồ… sau đó mời nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹ thuật ngay trên những mô hình. Người nông dân có thể đến học tại Trường Đại học Nông nghiệp I hay mời thầy dạy là các chuyên gia giỏi của các Trung tâm khuyến nông, các chuyên gia của công ty giống cây trồng, Trung tâm bảo vệ thực vật... Người học nghề cũng có thể đến trang trại của các nông dân làm kinh tế giỏi để học chăn nuôi thuỷ sản, cách trồng cây ăn quả, làm nấm, trồng hoa, chế biến nông sản…
Bên cạnh việc phổ biến những kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phân, phòng trừ dịch bệnh cho cây con...., thành phố cũng cần quan tâm đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu của người dân địa phương, như: kỹ thuật trồng hoa cúc, hoa đào, trồng ớt ngọt, chăn nuôi lợn các loại và phòng trị bệnh cho lợn, chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà chọi, gà thịt và đẻ trứng thương phẩm, kỹ thuật trồng cà chua, khoai tây kiểu mới…
Lao động trẻ ở thành phố hiện nay không chỉ thiếu kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp công đồng còn nhiều khiếm khuyết. Ở họ dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động khi làm việc ở bất cứ đâu. Kinh phí đào tạo cần được hỗ trợ một phần từ nguồn kinh phí địa phương để có thể thu hút được thanh niên tham gia học tập, nâng cao trình độ, phát triển sản xuất.
3.3.2.3.Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm
Đây là một trong những giải pháp cả trước mắt và lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho cả thanh niên và Nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong đó chú trọng tuyển lao động chưa qua đào tạo nghề đi XKLĐ tại các thị trường cần nhiều lao động phổ thông.
UBND thành phố cần có các chính sách phù hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác XKLĐ; tìm hiểu, thẩm định năng lực hoạt động của các đơn vị XKLĐ về làm việc tại địa phương, cho phép những đơn vị XKLĐ có năng lực về làm việc, hạn chế những đơn vị làm dịch vụ XKLĐ gián tiếp, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác XKLĐ trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, các chính sách về tăng cường đầu tư, hỗ trợ tài chính và khuyến khích thanh niên tham gia vào các khoá học giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, cách ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc để họ có đủ năng lực, trình độ lao động và kiến thức cần thiết để tự bảo về quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài cũng cần được quan tâm. Chú trọng ưu tiên đào tạo những thanh niên trẻ ở độ tuổi từ 18 – 24. Thực hiện liên thông, liên kết giữa các công ty XKLĐ với trường trung cấp nghề Việt Hàn, các cơ sở đào tạo khác và chính quyền thành phố để tạo nguồn cung lao động cho các hoạt động XKLĐ cũng như đầu ra cho lao động đã tham gia các khóa đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Lồng ghép các nguồn kinh phí đào tạo trên địa bàn thành phố để đào tạo nguồn XKLĐ, như: kinh phí của Đề án đào tạo nghề cho thanh niên, Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm, Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm… Các ngân hàng trên địa bàn thành phố cần có kế hoạch dành đủ vốn, đồng thời cải tiến thủ tục cho vay vốn nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thanh niên khi có xác nhận đã được tuyển đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc cho vay đối với thanh niên Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật quy định của Nhà nước, của tỉnh về mục đích, ý nghĩa và
tầm quan trọng của công tác XKLĐ đối với sự phát triển KT - XH của địa phương trong việc giảm nghèo, tiến tới làm giàu bằng con đường XKLĐ. Đối với gia đình và thanh niên: các địa phương, đơn vị đa dạng các hình thức biện pháp tuyên truyền giáo dục, để họ không những có nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc đi XKLĐ, mà còn thấy được yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện khi tham gia thị trường lao động nước ngoài và trách nhiệm của thanh niên để họ chủ động tham gia thực hiện.
Ngoài ra, các cấp chính quyền thành phố mà trong đó nhấn mạnh vai trò của các đoàn thể, như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người thân, gia đình của những người đi XKLĐ và bản thân người tham gia XKLĐ sau khi hết hạn hợp đồng về nước sử dụng số vốn có được từ XKLĐ sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
3.3.3.Một số giải pháp khác
Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách giải quyết việc làm
Trước hết cần quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra việc triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố. Các phòng ban khi tiến hành thanh tra kiểm tra cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra trên các mặt tổ chức, nội dung, quyền hạn và phương pháp thực hiện. Tăng cường hợp tác giữa các phòng ban. Các đơn vị có liên quan phải xây dựng kế hoạch kiểm tra thực trạng đời sống của thanh niên sau khi triển khai chính sách, báo cáo UBND thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm tra chéo giữa các đơn vị thanh tra với nhau là điều vô cùng cần thiết. Cùng với đó, thành lập đoàn kiểm tra liên