Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Liên Quan Đến Thỏa Thuận Quốc Tế


dung chưa đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định (những nội dung chính của nghị quyết; dự kiến nguồn lực; điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết…)27.

Ba là, một số nội dung văn bản được ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. (Xin xem chi tiết tại mục 2.1.3.2 của Luận văn).

2.2.2.3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thỏa thuận quốc tế

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 thì CQĐP cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế chưa được CQĐP cấp tỉnh quan tâm thực hiện. Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Tây Ninh chưa ban hành văn bản QPPL nào điều chỉnh nội dung này. Nhưng tính đến tháng 10/2019, tỉnh Tây Ninh ký kết tổng cộng 06 bản Thỏa thuận hợp tác quốc tế (02 bản Thỏa thuận hợp tác với 02 Thành phố của tỉnh Chungcheobuk Hàn Quốc; 04 bản Thỏa thuận hợp tác với các tỉnh của Campuchia) . Theo đó, việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã ký kết tại địa phương chủ yếu có cơ quan chủ trì quản lý thực hiện chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành; chưa mang lại hiệu quả cao; chỉ mang tính thời vụ, chủ yếu là thực hiện các báo cáo có liên quan đến các nội dung đã ký kết khi cơ quan Trung ương có yêu cầu.

Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đánh dấu sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập này sẽ thúc đẩy CQĐP cấp tỉnh ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, trong tình hình Trung ương chưa có




27 Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2019. Báo cáo số 37/BC-HĐND ngày 29/10/2019 báo cáo kết quả thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


những quy định chặt chẽ về vấn đề này thì CQĐP cấp tỉnh phải chủ động ban hành văn bản QPPL liên quan đến ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phù hợp với tình hình địa phương để đảm bảo việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế được thực hiện hiệu quả, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp địa phương phát triển ra thị trường quốc tế.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương - Lý luận và thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh - 8

2.2.2.4. Còn hiện tượng xem nhẹ ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Luật năm 2015 thì ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rò ràng, dễ hiểu. Theo quy định trên thì khi tiến hành soạn thảo văn bản QPPL cơ quan soạn thảo phải đảm bảo tính chính xác, rò ràng của pháp luật. Đây không chỉ là vấn đề hình thức mà ngôn ngữ có ảnh hưởng tới nội dung văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, một số cơ quan soạn thảo vẫn chưa quan tâm đến ngôn ngữ sử dụng trong văn bản QPPL đã dẫn đến việc soạn thảo văn bản QPPL không có chất lượng, không thể hiện được hết mục đích mà văn bản đó hướng đến điều chỉnh. Ví dụ: Tại tiểu mục 2 Phần I danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 15/2019/NQ-HĐND sử dụng không thống nhất một số từ như: rau – rau ăn lá - rau ăn quả; quả thực phẩm – rau ăn quả…

2.2.2.5. Hạn chế về nguồn nhân lực

Theo báo cáo số 2652/BC-STP ngày 09/12/2019 của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh báo cáo công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 thì tính đến tháng 12/2019 thì các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không có phòng Pháp chế; toàn tỉnh có 16 cán bộ làm công tác pháp chế ở 14 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, trong đó 14/16 cán bộ là kiêm nhiệm.

Về trình độ chuyên môn thì trong 16 cán bộ phụ trách pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chỉ có 08 cử nhân luật và 08 cử nhân chuyên ngành khác. Riêng đối với Sở Tư pháp, tính đến tháng 12/2019 thì chỉ có 04 công chức phụ trách công tác xây dựng văn bản QPPL của tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh (gồm 01 lãnh đạo Phòng và 03 chuyên


viên). Từ số liệu trên cho thấy, chất lượng công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh ban hành không đúng trình tự, thủ tục; không mang tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật chung; không phù hợp với tình hình thực tế địa phương.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Để làm rò thực tiễn ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền tỉnh Tây Ninh tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình ban hành văn bản QPPL lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh với các nội dung như (i) kết quả ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; (ii) phân tích tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; (iii) đánh giá tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động ban hành văn bản QPPL về hỗ trợ doanh nghiệp tại Tây Ninh tác giả đưa ra những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. Theo đó, tác giả đã nêu lên được những hạn chế bất cập xuất phát từ quy định pháp luật và những hạn chế, bất cập xuất phát từ thực tiễn của tỉnh Tây Ninh.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỖ

TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


3.1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỂ CHẾ HÓA NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH TÂY NINH

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh nói riêng là một nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Đảng và Nhà nước hiện nay. Điều này đã được xác định trong Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở lý luận và tình hình thi hành pháp luật ban hành văn bản QPPL tại địa phương, tác giả xin đưa ra một số giải pháp để CQĐP cấp tỉnh xem xét thực hiện trong thời gian tới như sau:

3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo hướng rò ràng, cụ thể hơn

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách thống nhất, đồng bộ, khả thi là một yêu cầu không thể thiếu của hệ thống pháp luật. Việc này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL phải loại bỏ ra khỏi hệ thống những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, đối với hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ban hành văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh cần hoàn thiện một số vấn đề sau:

Một là, hoàn thiện các quy định do Quốc hội ban hành. Quốc hội tiếp tục xem xét hoàn thiện lại Luật năm 2015 theo hướng sửa đổi những quy định chưa cụ thể, rò ràng; bổ sung thêm một số quy định về trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc


đăng tải tất cả các dự thảo sau khi lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động; trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành, thực thi văn bản QPPL của CQĐP cấp tỉnh.

Hai là, hoàn thiện các quy định do Chính phủ ban hành. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung một số quy định chưa phù hợp. Đồng thời hướng dẫn cụ thể một số quy định mà Quốc hội sửa đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Ba là, hoàn thiện các quy định do CQĐP tỉnh Tây Ninh ban hành. CQĐP tỉnh Tây Ninh cần sớm ban hành văn bản QPPL để sửa đổi những quy định về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp chưa thống nhất, đồng bộ, khả thi. Ban hành thêm một số chính sách về hỗ trợ tiếp cận đất đai, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo…

3.1.2. Bảo đảm chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Một là, thành lập Tổ soạn thảo để soạn thảo các văn bản có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng…Bởi vì, một cá nhân, một cơ quan không thể nào nắm hết được những đặc trưng của các ngành có liên quan đến nội dung cần quy định. Việc tập hợp các thành viên của các ngành có liên quan cùng soạn thảo sẽ làm giảm tình trạng ban hành văn bản QPPL cục bộ; chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội của ngành, lĩnh vực mình quản lý.

Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan như: soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Mỗi một cơ quan đều có vai trò nhất định trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này còn lỏng lẻo chưa đạt hiệu quả cao (Cơ quan chủ trì không chủ động phối hợp với cơ quan thẩm định để cung cấp đủ hồ sơ thẩm định cũng như giải trình những nội dung quy định chưa rò ràng. Cơ quan thẩm định không chủ động yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan). Chính vì vậy, Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình tham mưu xây dựng, ban hành văn bản QPPL.


Ba là, gắn công tác ban hành văn bản QPPL với công tác theo dòi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương. Công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL phải gắn với tổ chức thi hành pháp luật, cũng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.

Bốn là, thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền. Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản, quy định trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

3.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trong tham mưu, tư vấn, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay. Bởi cho dù hệ thống pháp luật có hoàn chỉnh, cơ sở vật chất có đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu thì không thể nâng cao chất lượng văn bản QPPL của chính quyền địa phương cũng như triển khai các văn bản này trên thực tế. Do đó, trong thời gian tới HĐND tỉnh và UBND tỉnh cần phải quan tâm cũng cố cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp; thực hiện điều động, luân chuyển công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm công tác xây dựng pháp luật; đảm bảo công chức làm công tác xây dựng pháp luật đủ về biên chế, có chất lượng về chuyên môn nhằm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quy định của Luật.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TÂY NINH

3.2.1. Kiến nghị đối với Trung ương


3.2.1.1. Đối với Quốc hội


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là Luật năm 2020) đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung, 06 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015. Tuy nhiên, số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật năm 2020 vẫn chưa khắc phục được một số hạn chế trong Luật năm 2015 như đã nêu tại mục 2.2.1. của Luận văn. Do đó, trong thời gian tới cần phải tiếp tục kiến nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi một số nội dung còn hạn chế, bất cập theo hướng như sau:

- Một là, bổ sung quy định về việc bãi bỏ văn bản QPPL trong trường hợp văn bản đó không còn đối tượng điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung không còn phù hợp với căn cứ pháp lý hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết phải ban hành văn bản mới thay thế nhằm đơn giản hóa quy trình và tiết kiệm kinh phí thực hiện.

- Hai là, bổ sung trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc đăng tải tất cả các dự thảo sau khi lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Đồng thời giải trình về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu các ý kiến góp ý. Ngoài ra, cần phải bổ sung cơ chế giám sát việc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trên Cổng thông tin điện tử để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình ban hành văn bản QPPL.

- Ba là, bãi bỏ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật năm 2015. Việc ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù phải đảm bảo dựa trên cơ sở được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, phân quyền.

- Ngoài ra, để đảm bảo tính khả thi của Luật năm 2020, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hệ thống văn bản QPPL, bên cạnh việc quy định chặt chẽ về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, về hiệu lực, nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL cần thiết phải có quy định chế tài đủ mạnh để đảm bảo cho các quy định trên được mọi chủ thể tự giác thực hiện nghiêm chỉnh. Theo đó, cần quy định hình thức xử lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc ban hành văn bản QPPPL trái pháp luật gây ra.

3.2.1.2. Đối với Chính phủ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí