Bản Địa Hóa Quyền Năng Qua Biểu Tượng Đức Mẹ Maria

Nam. Các vật phẩm được dâng cúng như hoa, nến, trái cây và cả một ít tiền là những điểm chung dễ nhận thấy tại đền thờ Đức Maria và các đền thờ tín ngưỡng Tứ phủ. Tuy nhiên, các đền thờ Tứ phủ thường trang trí và bày biện nhiều đồ thờ tự và phong phú các vật phẩm cúng bái hơn.

3.3.2.4. Mô hình bàn thờ Chúa Mẹ tại gia đình

Người Công giáo ngoài thờ kính Đức Mẹ tại các cơ sở thờ tự, một số địa điểm ngoài trời thì trong gia đình tín đồ Công giáo cũng coi trọng việc thờ kính Đức Mẹ và việc thờ kính này không chỉ là hoạt động tín lý mà đã trở thành một thói quen phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở mỗi quốc gia, vùng miền, sắc tộc… lại có những cách thờ kính riêng. Tại các nước Âu Mỹ, tín đồ Công giáo cũng thờ kính Đức Mẹ Maria trong gia đình nhưng họ không lập bàn thờ như ở Việt Nam. Theo một số Linh mục, Tu sĩ, Giáo dân đang sinh sống tại một số nước như Mỹ, Pháp, Mexico, Canada… cho biết thì ở những nước này không có bàn thờ Đức Mẹ hay bàn thờ Chúa, cũng thường trưng bày rất ít tượng ảnh Đức Mẹ trong nhà, nếu có thì chỉ mang tính chất trang trí hơn là thờ phụng. Theo như vậy thì bàn thờ gia đình Đức Mẹ chỉ phổ biến ở Việt Nam.

Bàn thờ là hình ảnh quen thuộc và phổ biến trong gia đình của tín đồ Việt Nam, là biểu hiện sinh động của truyền thống gia đình, của tục hiếu kính tổ tiên… Tín đồ Công giáo Việt Nam khi xây dựng nhà cửa điều quan trọng nhất mà họ lưu ý chính là bàn thờ Chúa Mẹ đặt ở gian chính phòng khách và cũng là trung tâm sinh hoạt của gia đình. Qua khảo sát tại 5 điểm nghiên cứu và một số địa điểm khác cho thấy hầu hết bàn thờ Chúa Mẹ trong gia đình Công giáo Việt Nam đều được đặt tại gian chính của phòng khách mô hình phổ biến nhất chính là bàn thờ bằng gỗ, thờ gia đình Đức Mẹ Maria hoặc thờ kính riêng Đức Mẹ. Ngoài ra hiện nay bàn thờ còn dùng thêm chất liệu kim loại, nhôm kính, nhựa, hoặc dùng mô hình bàn thờ công nghiệp đã chế tác sẵn chỉ việc mang về gắn vào tường. Tùy đặc trưng văn hóa vùng miền và tùy điều kiện kinh tế của gia chủ bàn thờ sẽ có quy mô, độ tinh tế và giá trị khác nhau… Loại bàn thờ gỗ nhiều nhất tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định và Giáo Xứ Quy Chính – Nghệ An, thường có kết cấu 3 tầng, 2 tầng và 1 tầng, tầng phía trên để tượng hình Chúa và Đức Mẹ, tầng dưới để di ảnh tổ tiên. Qua khảo sát, có ba dạng bài trí bàn thờ Chúa Mẹ như sau:

- Bàn thờ không đặt bát hương

Hiện nay phổ biến nhất là bàn thờ gỗ riêng gắn tường, ví dụ như mô hình bàn thờ tại Giáo xứ Quy Chính – Nghệ An. Dạng bàn thờ này thường do các thợ mộc trong Giáo xứ làm chủ yếu từ gỗ dổi vì nó sang đẹp, nhẹ và giá tiền hợp lý. Tượng thờ có thể làm bằng gỗ hoặc thạch cao đúc nguyên khối, một số gia đình có đặt bát hương nhỏ phía trước, chủ yếu các dịp lễ tết mới thăng hương. Bàn thờ Chúa Mẹ được phối với bàn thờ gia tiên thường hình tượng Chúa Mẹ sẽ đặt ở vị trí trung tâm, hình ảnh gia tiên sẽ đặt hai bên hoặc phía dưới, trên bàn thờ sẽ bày biện thêm hoa nến và trang trí thêm một số hoa văn.


Hình chụp bàn thờ gia đình Đức Mẹ và phía dưới có thờ di ảnh tổ tiên 1

Hình chụp bàn thờ gia đình Đức Mẹ và phía dưới có thờ di ảnh tổ tiên tại nhà anh

T.V.K Giáo xứ Quy Chính –Nghệ An ngày 27/3/2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Ở Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định ban thờ gia đình có bài trí mang dấu ấn văn hóa Bắc Bộ. Tầng trên là bàn thờ Chúa Mẹ thường bày biện tượng ảnh phía dưới là bàn thờ gia tiên có thể bày biện thêm bát hương và hoa nến.

- Bàn thờ Chúa Mẹ có đặt bát hương

Đây là mô hình phổ biến ở Giáo xứ Khmer Trung Bình – Sóc Trăng. Tại đây, bàn thờ Chúa Mẹ hoặc thờ riêng Mẹ ở tầng trên đặt hai bát hương nhỏ, còn bàn thờ gia tiên ở dưới đặt ba bát hương lớn hơn


Bàn thờ tại nhà Giáo dân Khmer Trung Bình – Sóc Trăng – Hình chụp ngày 24 7 220 2


Bàn thờ tại nhà Giáo dân Khmer Trung Bình – Sóc Trăng – Hình chụp ngày 24/7/220.

- Bàn thờ đặt chung với gia tiên

Đây là mô hình bàn thờ phổ biến ở một số tỉnh miền Nam, thường đặt ở trung tâm phòng khách, chất liệu phổ biến là xi măng hoặc nhôm kính, được thiết kế ngay lúc làm nhà, có thể là xây lòm hoặc đắp, gắn vào tường. Mô hình này sắp xếp, bài trí theo mô hình thờ chung với gia tiên, phía trên là hình cây thánh giá, trung tâm là gia đình Đức Mẹ, hai bên là bài vị tổ tiên, phía trước bình hoa, bát hương, chén rượu, phía dưới là vật phẩm dâng kính…

Bàn thờ gia đình Đức Mẹ tết năm 2019 tại gia đình Giáo dân Giáo xứ Tân 3

Bàn thờ gia đình Đức Mẹ tết năm 2019 tại gia đình Giáo dân Giáo xứ Tân Định – TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tạ Duy Linh 2019).

Hiện nay phong trào xây dựng lại mô hình bàn thờ truyền thống được tín đồ Việt quan tâm và thực hiện cụ thể là việc phục dựng lại những kiểu bàn thờ gia tiên

theo truyền thống văn hóa dân tộc, với chất liệu ưa thích bằng gỗ hoặc đá thay vì chất liệu nhôm kính như trước đây, bàn thờ Chúa Mẹ hiện nay cũng được chạm trổ các loại hoa văn truyền thống của người Việt, được sơn son thếp vàng rất lộng lẫy.

Như vậy, bàn thờ Chúa Mẹ là phỏng theo mô hình bàn thờ gia tiên, là sự phối thờ gia đình Đức Mẹ với thờ gia tiên. Cũng như gia đình bên lương, bàn thờ là nơi thiêng liêng nhất của gia đình tín đồ Việt, là nơi thực hành một số nghi thức Công giáo tại gia đình, nổi bật là các giờ sinh hoạt kinh nguyện.

3.4. Bản địa hóa quyền năng qua biểu tượng Đức Mẹ Maria

3.4.1. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua truyền tụng sự hiển linh

Đức Maria trong tín lý của hội thánh Công giáo đơn thuần chỉ là đấng thông công, nghĩa là đấng chuyển cầu, chuyển những lời nguyện ước, cầu xin của tín đồ lên Chúa trời, không có quyền năng ban ơn. Tín lý này là kim chỉ nam cho tất cả tín đồ trên thế giới, tuy nhiên niềm tin về quyền năng của Đức Mẹ Maria được biểu hiện khác nhau ở nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa trên thế giơi. Giáo hội công giáo tin vào sự hiển linh của Đức Mẹ và đã công nhận nhiều trường hợp hiển linh của ngài như sự hiển linh tại: Fattima – Bồ Đào Nha, Lộ Đức – Pháp, Baneux – Nam Tư, Gualdalupe – Mê xi cô… những lần hiển linh này đều đi kèm với những quyền năng cứu khổ cứu nạn, chữa lành bệnh tật, ban bình an cho tín đồ…[55].

Sự hiển linh và quyền năng của Đức Maria tại Việt Nam thể hiện trên hai phương diện là: Bảo trợ bình an, cứu khổ cứu nạn; chữa bệnh và ban phát sự sinh nở, về cơ bản là tương đồng với sự hiển linh và quyền năng của các vị thánh, đặc biệt là có phần giống với các vị thánh trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ.

Tín đồ Việt Nam tin vào sự hiển linh của Đức Mẹ Maria và hầu hết những sụ tích về sự hiển linh của Đức Mẹ tại Việt Nam thường xuất hiện trong những hoàn cảnh nguy cấp, thường là khi tín đồ bị bách hại, bị dồn vào đường cùng, có thể nói là đỉnh điểm của tuyệt vọng…Đúng lúc đó thì đức Mẹ hiển linh và che chở con cái mẹ. Điều này thể hiện quyền năng và vai trò đấng bảo trợ của Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ Maria trước hết là một người Mẹ, từ trong tín lý Công giáo cho đến tâm thức của tín đồ, ngài luôn là điểm tựa là nơi tìm đến của con cái trong những hoàn cảnh gian nan của cuộc đời. Thứ đến là niềm tin vào quyền năng của Mẹ. Thường người ta trong lúc tuyệt vọng nhất sẽ tìm đến nơi nương tựa gần gũi và vững vàng nhất đó chính là Đức Mẹ Maria, người mẹ thân thương và quyền

năng của tín đồ Việt…Tiêu biểu và nổi bật có thể kể đến huyền thoại về Đức Mẹ Maria tại La Vang- Quảng Trị (Xem Phụ lục:1, tr 210)

Thánh địa Đức Mẹ La Vang (thuộc làng Cổ Vưu, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tổng Giáo phận Huế) là điểm hiển linh nổi bật nhất được truyền tụng và ghi chép trong nhiều tài liệu, chủ yếu là các các tài liệu nội bộ của Giáo hội và được truyền tụng sâu rộng trong dân gian. Tương truyền, dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn do nhà vua ban chiếu chỉ cấm đạo Gia-tô (ngày 17/8/1798), Giáo dân chạy trốn vào rừng hẻo lánh La Vang để giữ đạo. Khi đó, Đức Mẹ đã hiển linh, trên tay bồng bế Chúa hài đồng, có Thiên Thần chầu hai bên. Bà còn dạy dân hái lá cây đem nấu để chữa bệnh và hứa hẹn ban ơn cho Giáo dân. Trước công ơn của Bà, dân chúng đã lập Thánh đường kính Mẹ và nơi đây đã trở thành linh Địa Đức Mẹ. Như vậy từ thời Tây Sơn đã xuất hiện những huyền thoại về Đức Mẹ có ảnh hướng sâu rộng trong dân gian, thậm chí nơi này còn hình thành các bài vè, các bài hát dân gian về sự xuất hiện Đức Mẹ ở đây. Theo linh mục quản xứ La Vang tiền nhiệm Lê Sĩ Hiền cho biết: “Khi Cha về đây cũng nghe Giáo dân kể lại sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại đây năm 1798 với nhiều phiên bản và cách kể khác nhau, nhưng về thời điểm và nội dung câu chuyện thì giống nhau, Cha thấy ít sách viết cụ thể về sự kiện này, chủ yếu là qua các câu chuyện được kể lại, được truyền tụng qua nhiều thế hệ và Giáo dân rất hào hứng sau mê khi kể câu chuyện hiển linh của Đức Mẹ tại La Vang…” (Pv sâu ngày 30/10/2017). Còn theo cụ ông N.V.M 79 tuổi, một giáo dân tại La Vang bản thân ông cũng chỉ được nghe qua lời kể của những người thân cao niên trong gia đình và trong Giáo họ và “Sau sự kiện Đức Mẹ hiển linh tại La Vang, người ta truyền tụng về sự quyền năng của Đức Mẹ, ông nghe nhiều người kể lại Đức Mẹ chữa khỏi bệnh cho nhiều người, nhiều ơn ích khác được Đức Mẹ ban … Từ đó ông thấy người ta đổ về La Vang ngày càng đông…” (Pv hồi cố ngày 29/10/2019)

Ngoài ra, có một địa điểm thu hút khá lớn tín đồ hành hương và có thể xem là một trong những địa điểm nổi bật những năm gần đây tại TP. Hồ Chí Minh là Trung tâm hành hương Đức Mẹ fatima Bình Triệu, thuộc Giáo xứ Bình Triệu, nằm ở: Số 58 đường KP 2, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, tín đồ vẫn quen gọi là: Đức Mẹ Fattima Bình Triệu. Nơi đây đặc biệt có nhiều truyền thuyết về sự hiển linh của Đức Mẹ. Theo thầy N.M.N 53 tuổi, một thầy tu đang phục vụ tại Giáo xứ

Fatima Bình Triệu cho biết: “Vào tháng 5 năm 1962 trong phong trào rước tượng Đức Mẹ Fattima đi khắp thế giới, lúc đến vùng đất còn hoang vu gần cầu Bình Triệu bây giờ, thì xe chở tượng Đức Mẹ bỗng nhiên chết máy. Điều lạ là rất nhiều thợ sửa xe giỏi được huy động đến nhưng đều bảo xe không hư gì cả. Nhận thấy có điềm lạ, cha Vò Văn Bộ người tổ chức đoàn rước liền truyền cho tín đồ lần chuỗi mân côi và cầu xin Đức Mẹ, điều lạ là sau khi đọc kinh xong thì máy nổ được và đoàn rước tiệp tục khởi hành. Nhận thấy đây là điềm thiêng, Linh mục Vò Văn Bộ và Giáo dân đã cầu xin Đức Mẹ mua khu đất này và xây một nhà thờ cũng như đền thờ Đức Mẹ tại đây, việc mua bán khá thuận lợi, …Ngoài truyền thuyết nổi tiếng trên, tín đồ vẫn thường kể nhiều câu chuyện về sự linh thiêng của Đức Mẹ như hiển linh chữa bệnh, cứu khổ cứu nạn” (Pv ngày 30/7/2020).

Ngoài những câu chuyện hiển linh tại những địa điểm hành hương đã nổi tiếng từ lâu trong niềm tin của tín đồ, theo dòng thời gian những câu chuyện hiển linh vẫn tiếp tục được bồi đắp thêm tại nhiều địa điểm khác nhau. Thu hút sự chú ý lớn của dư luận gần đây, có thể kể đến những câu chuyện hiển linh tại bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình trước khuôn viên nhà thờ Chính tòa (Nhà thờ lớn Sài Gòn). Cụ thể, vào ngày 29/10/2005 rất nhiều tín đồ quả quyết rằng họ tận mắt chứng kiến hiện tượng “Tượng Đức Mẹ nhà thờ Đức Bà đổ lệ” và họ tin vào sự hiển linh của Đức Mẹ lúc đó. Rất nhiều câu chuyện được kể ra và dòng người hiếu kỳ cũng như nhiều tín đồ đã đổ về cầu nguyện tại đây gây tắc nghẽn giao thông trong một thời gian dài. Theo chị T.N.N 52 tuổi bán nước giải khát ở khu vực này cho biết: “Vào ngày đó chị có bán nước tại đây, chị thấy đám đông ồn ào xung quanh tượng Đức Mẹ, chị hiếu kỳ chen vào xem thì họ nói Đức Mẹ đang khóc, chị nhìn lên thì thấy hai hàng nước mắt và điều này là chị nhìn thấy, còn ai tin hay không thì tùy, chị thấy rất nhiều người khóc lóc, nhiều người đọc kinh…” (Pv hồi cố ngày 3/9/2017). Một nhân chứng khác là anh N.V.B. 38 tuổi, một người bán hàng rong cho du khách quanh khu vực nhà thờ Đức Bà Sài Gòn kể lại: “Anh bán hàng rong ở đây gần 20 năm rồi, anh nghe người ta kể rất nhiều câu chuyện ly kỳ về Đức Mẹ ở đây, nhưng riêng sự kiện Đức Mẹ khóc năm 2005 về mắt thường thì anh thấy đúng là nhìn lên tượng Đức Mẹ có hai dòng nước trên khỏe mắt, tất cả những người có mặt ở đây đều cho là hiện tượng lạ, vì ngày thường không có vậy. Giáo dân thì họ cho rằng là Đức Mẹ hiện ra và khóc… anh thấy sau ngày đó người ta đến cầu nguyện Đức Mẹ

nhiều lắm… cho đến nay người ta kể thêm sau sự kiện đó nhiều người được ơn này ơn nọ của Đức Mẹ…” (Pv hồi cố ngày 3/9/2017). Một nữ tín đồ khác sống quanh khu vực nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lại quả quyết rằng: “Cô năm nay hơn 60 tuổi và cô tin sự hiển linh của Đức Mẹ nhiều lần tại đây, và mỗi lần đều gắn với những sự việc rất linh thiêng khác thường, riêng bản thân cô nếu Đức Mẹ không cứu thì cô chết lâu rồi. Cô bị bệnh cao huyết áp và tiểu đường lâu năm, có lần đang đi về nhà thì cô bị ngất xỉu và nằm tại đường lộ vắng người, cô nghe có tiếng gọi cô dậy, sau đó cô tỉnh dậy và gọi điện thoại cho con trai đến đón, tối đó về cô cầu xin Đức Mẹ thì trong giấc mơ cô thấy Đức Mẹ Hòa Bình cho biết là Mẹ đã cứu cô…” (Pv hồi cố ngày 3/9/2017). Như vậy qua các sự kiện, các câu chuyện có phần thần bí được nhiều người kể, truyền kể trong một quá trình dài đã làm cho bức tượng Đức Mẹ đặt tại nhà thờ lớn Sài Gòn trở nên linh thiêng. Ngày nay rất nhiều tín đồ đến dâng hoa dâng hương cầu nguyện suốt ngày đêm, nhiều hội đoàn đến đọc kinh luân phiên tại khu vực này. Lời truyền tụng linh thiêng ngày càng vang xa, nhiều tín đồ từ xa xôi cũng thực hiện các chuyến hành hương về cầu nguyện bên bức tượng này.

Như vậy tín đồ Việt Nam tin vào sự hiển linh của Đức Mẹ. Sự hiển linh thường diễn ra với mô típ chung là những câu chuyện có phần thần bí về Đức Mẹ qua những biểu hiện của các yếu tố siêu nhiên. Đức Mẹ hiển linh trong những hoàn cảnh ngặt nghèo của tín đồ để cứu khổ cứu nạn hoặc chữa lành bệnh tật Theo đó, những huyền thoại về sự hiển linh của Đức Mẹ góp phần lan tỏa niềm tin của tín đồ với Đức Mẹ giống như niềm tin về sự hiển linh của các vị thánh trong truyền thống văn hóa Việt. Có thể coi đây là một phương thức hữu hiệu để bản địa hóa Đức Mẹ tại Việt Nam.

3.4.2. Bản địa hóa biểu tượng Đức Mẹ Maria qua quyền năng của Đức Mẹ

Tại Việt Nam qua việc gọi tên ngài là Thánh mẫu, Nữ vương, Bà chúa vv… đã thể hiện quyền năng và sự linh thiêng của Đức Maria trong niềm tin của tín đồ về quyền năng ban ơn của Bà. Quyền năng của Đức Maria tại Việt Nam thể hiện trên hai phương diện là: Bảo trợ bình an, cứu khổ cứu nạn; chữa bệnh và ban phát sự sinh nở

3.4.2.1. Quyền năng bảo trợ bình an, cứu khổ cứu nạn, chữa bệnh

Tại Quy Chính, Giáo dân tin rằng Đức Mẹ Maria là đấng ban mọi ơn phúc, là đấng có quyền ban ơn. Tác giả đã từng chứng kiến sự ngưỡng mộ và cầu xin của Giáo dân với Đức Maria nhiều lúc làm mờ vai trò ban ơn và quyền năng của Đức

Chúa, mặc dù trong tín lý Đức Chúa mới có quyền năng ban ơn và là đấng tạo ra Đức Maria.

Trước hết, Giáo dân Quy Chính tin rằng Đức Mẹ Maria chính là vị thánh bảo trợ cho Giáo xứ, cho cộng đồng của họ. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Giáo xứ Quy Chính, Giáo dân vẫn truyền tai nhau những câu chuyện Đức Mẹ đã bảo vệ Giáo xứ, bảo vệ cồng đồng của họ. Cụ ông T.V.D (82 tuổi) cho biết: “Vào những năm chiến tranh bom đạn ác liệt, Giáo dân thường tìm đến nhà thờ để trú ngụ, rất nhiều lần nhà thờ trúng đạn của quân địch ném xuống, nhưng hầu như Giáo dân không bị thương tích gì nhiều. “Đặc biệt là sự kiện năm 1972 là năm chiến tranh rất ác liệt trong một hôm nọ, máy bay Mỹ ném bom trong làng, nhiều Giáo dân thiệt mạng, nhiều người chạy đến nhà thờ trú ẩn, rất nhiều nơi trong làng bị tàn phá nhưng điều lạ là những người trú ẩn trong nhà thờ, đặc biệt gần tượng Đức Mẹ thì không sao cả…” (Pv hồi cố ngày 29/8/2020).

Một Giáo dân khác thì lại kể rằng: “ Năm 2011 trong khi phá dỡ nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới, không may bức tường nhà thờ đổ bất ngờ, có bốn Giáo dân bị đè trọng thương phải đi cấp cứu bệnh viện tỉnh. Lúc đó Giáo dân đã tụ họp nhau lại đọc kinh và cầu xin Đức Mẹ cho tai qua nạn khỏi, thì “rất lạ lùng là sau đó các Giáo dân bị tai nạn bình phục rất nhanh, công viêc xây dựng nhà thờ cũng rất thuận lợi.” (Pv hồi cố ngày 30/8/2019). Như vậy sự thiêng hóa Đức Mẹ tại Giáo xứ Quy Chính bắt đầu từ một sự việc và được truyền tụng qua nhiều người, nhiều thế hệ, cho đến ngày này khi ngôi đền Đức Mẹ đã hoàn thành thì sự linh thiêng của Đức Mẹ càng được bồi đắp nhiều giá trị từng ngày.

Giáo dân Quy Chính còn tin tưởng rằng nếu có sự đồng hành của Đức Mẹ trong suốt cuộc đời thì họ sẽ được bình an và che chở. Vì vậy, Giáo dân Quy Chính từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi đã qua đời đều dâng cuộc đời mình cho Đức Mẹ.

Đến tuổi trưởng thành, các thanh niên Giáo dân thường tham gia các hội đoàn Đức Mẹ, cầu xin Đức Mẹ chỉ dẫn về công việc, chọn lựa bạn đời để kết hôn, thường gia đình những cô gái có lòng yêu kính Đức Mẹ sẽ được đề cao. Theo anh T.V.H: “Trước khi tìm hiểu và quyết định kết hôn với vợ tôi bây giờ, tôi dành 2 tháng để cầu nguyện với Đức Mẹ, vì thế tôi đã chọn được người vợ phù hợp với mình …” (Pv sâu ngày 26/7/2019).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022