bán đấu giá bao gồm tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; tài sản là tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch có bảo đảm; tài sản thuộc cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá tài sản; hàng hoá lưu giữ do người vận chuyển đường biển, đường hàng không; đường bộ lưu giữ tại Việt Nam; tài sản nhà nước phải bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
1.2. QUAN HỆ PHÁP LÝ VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1.2.1. Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá
Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản là sự thoả thuận giữa bên có tài sản bán đấu giá và trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Nội dung của hợp đồng uỷ quyền về cơ bản quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của bên có tài sản bán đấu giá, một số điều khoản có liên quan đến người thứ ba trong hợp đồng uỷ quyền như người giữ tài sản, người tham gia đấu giá tài sản. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của người bán đấu giá tài sản; thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản; liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; lhời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá; việc thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành; các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các thoả thuận khác.
Như vậy, chủ thể tham gia hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản: Một bên là tổ chức, cá nhân có yêu cầu bán đấu giá tài sản, bên kia là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản.
* Chủ thể ủy quyền
Người bán tài sản kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với người bán đấu giá. Chính vì vậy chủ thể ủy quyền ở đây là các chủ thể có quyền bán tài sản. Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản, là người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật
Có thể bạn quan tâm!
- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1
- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Đặc Điểm Của Bán Đấu Giá Tài Sản
- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 5
- Đăng Ký Tham Gia Bán Đấu Giá Tài Sản
- Người Điều Hành Cuộc Bán Đấu Giá
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Các bên bàn bạc định giá khởi điểm bán đấu giá do người bán tài sản quyết định. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của người bán đấu giá để định giá tài sản phù hợp với giá thị trường mà có thể tổ chức bán đấu giá thành công.
Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người bán tài sản là người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp. Nếu khi kí hợp đồng cầm cố, thế chấp mà các bên có thỏa thuận về xử lí cầm cố, thế chấp bằng biện pháp bán đấu giá thì cả hai bên cùng kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với người bán đấu giá. Người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố, thế chấp là một bên của hợp đồng ủy quyền bán đấu giá, vì vậy họ đều có quyền tham gia định giá khởi điểm bán đấu giá.
Người bán tài sản có nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên bán đấu giá nếu là động sản. Nếu là bất động sản, phải chuyển toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản, nếu bán đấu giá tài sản để thi hành án thì người bán tài sản cần phải chuyển giao văn bản hợp đồng, văn bản thế chấp, cầm cố hoặc quyết định của cơ quan thi hành án. Ngoài ra, người bán tài sản đấu giá có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người bán tài sản phải nộp tiền lệ phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Người bán đấu giá tài sản là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do sở tư pháp trực tiếp quản lý hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá có tư cách pháp nhân.
Người bán đấu giá có nghĩa vụ thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản đấu giá. Các thông tin về bán đấu giá như: ngày tháng bán đấu giá, loại tài sản, chất lượng giá khởi điểm... phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá. Như vậy, số lượng người biết về việc bán đấu giá tài sản sẽ nhiều hơn và việc bán đấu giá sẽ khách quan hơn.
Người bán đấu giá phải bảo quản tài sản được giao, không được sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại. Trước khi bán đấu giá phải trưng bày, cho xem hồ sơ tài sản bán đấu giá. Đặc biệt đối với tài sản như nhà ở, quyền sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Người bán đấu giá phải đảm bảo quyền sở hữu cho người mua về nhà ở, đảm bảo quyền sử dụng đất cho người mua theo các quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự và các quy định pháp luật về đất đai.
Sau khi bán đấu giá, người bán đấu giá phải giao ngay cho người mua tài sản bán đấu giá nếu là động sản. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, người bán đấu giá phải giao cho người mua sau khi người mua thanh toán xong tiền mua. Người bán đấu giá có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua. Trong thời hạn mười lăm ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản, việc chuyển quyền bán đấu giá phải hoàn thành. Hiện nay, Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 và Nghị định 17/2010/NĐ-CP đang có hiệu lực thi hành quy định phí, lệ phí liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản sẽ do Pháp lệnh này điều chỉnh. Theo đó mức phí và lệ phí cụ thể sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Còn các loại phí dịch vụ như dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, xác định giá khởi điểm và các chi phí thực tế hợp lý khác thì do người có tài sản bán đấu giá và người bán đấu giá thỏa thuận.
Vì vậy, khi định giá khởi điểm bán đấu giá cần phải xác định phần chi phí này để tránh những xung đột giữa bên mua và bên bán.
Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người bán tài sản cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tài sản bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó. Thông thường, nếu người bán tài sản tự nguyện bán đấu giá thì các thông tin do họ cung cấp sẽ đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, người bán đấu giá vẫn phải xem xét, điều tra các thông tin đó là chính xác, hợp pháp hay không? Trường hợp người có tài sản không muốn bán tài sản nhưng bị cưỡng chế bán tài sản để thi hành án thì việc xác định thông tin về tình hình tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn như: các loại giấy tờ liên quan đến tài sản, nguồn gốc tài sản hợp pháp hay do hành vi bất hợp pháp mà có, điều này rất khó xác định. Nếu tài sản bán đấu giá do chiếm hữu bất hợp pháp mà có và sau khi bán đấu giá, người mua bị người khác khởi kiện và đòi lại tài sản thì người bán đấu giá phải bồi thường thiệt hại cho người mua tài sản. Đặc biệt những tài sản cầm đồ là động sản rất khó xác định nguồn gốc tài sản. Vì rủi ro của người bán đấu giá là rất lớn cho nên người bán đấu giá cần phải điều tra cẩn thận nguồn gốc tài sản bán đấu giá.
Người bán đấu giá tài sản có quyền yêu cầu người mua phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Thời điểm kí kết hợp đồng bán đấu giá chính là thời điểm khi người điều hành bán đấu giá tuyên bố giá cao nhất lần thứ ba mà không ai trả giá nữa. Người mua phải thực hiện nghĩa vụ, nếu họ không thực hiện nghĩa vụ thì người bán đấu giá có quyền xử lý tiền lệ phí bán đấu giá mà người mua đã đóng.
* Chủ thể bán đấu giá
So sánh với pháp luật bán đấu giá một số nước đã nghiên cứu ở trên cho thấy chủ thể bán đấu giá tài sản ở các nước này chủ yếu hoặc chỉ có Doanh nghiệp bán đấu giá hoặc công ty bán đấu giá.
Thực hiện chủ trương tiếp tục xã hội hóa về tổ chức bán đấu giá tài sản, người tổ chức bán đấu giá có thể là: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản. Như vậy, nếu trong bán hàng hóa, người tổ chức bán có thể là cá nhân hoặc các chủ thể khác tự bán tài sản của mình thì trong bán đấu giá tài sản, người tổ chức bán đấu giá phải là một trong ba loại hình tổ chức được pháp luật quy định. Hơn thế nữa, pháp luật dân sự còn quy định rất chặt chẽ về điều kiện của các tổ chức này, đó là:
Doanh nghiệp được tiến hành kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau đây: có đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản; có ít nhất một đấu giá viên; có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập giao cho Sở chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương trực tiếp quản lý. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm có giám đốc, kế toán, thủ quỹ, thủ kho và ít nhất một đấu giá viên. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên.
Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định tịch thu tài sản, đại diện phòng Tài chính, phòng Tư pháp cấp huyện và đại diện các cơ quan có liên quan.
Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn,
phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan
tài sản
1.2.2. Chủ thể và nội dung, hình thức của hợp đồng bán đấu giá
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là sự thỏa thuận giữa người bán
đấu giá tài sản là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá. Nội dung của hợp đồng này chủ yếu quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người đấu giá và người mua được tài sản bán đấu giá. Hợp đồng bán đấu giá tài sản có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Hợp đồng bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên chịu trách nhiệm về việc bán đấu giá tài sản và của người mua được tài sản bán đấu giá. Đối với hợp đồng bán đấu giá bất động sản thì phải có chứng nhận của công chứng viên nơi có bất động sản. Quy định này phù hợp với pháp luật về đất đai và Luật nhà ở.
Như vậy, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá tài sản gồm một bên là trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, bên kia là người mua được tài sản bán đấu giá.
Nội dung của hợp đồng này có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ của người bán đấu giá tài sản; họ, tên của người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản; họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; họ, tên, địa chỉ của người mua được tài sản bán đấu giá; thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản; tài sản bán đấu giá; giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; giá bán tài sản; thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá;
thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá; trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên
Người mua được tài sản bán đấu giá có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có nguyện vọng tham gia đấu giá tài sản, là người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm.
Nghị định 17/2010/NĐ-CP đưa ra hai điều khoản để quy định và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người mua tại Điều 4 và Điều 36.
1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá.
2. Trong trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá thì việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản bán đấu giá.
Tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật [17, Điều 4].
1. Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá được xác định từ thời điểm đấu giá viên tuyên bố người đó mua được tài sản bán đấu giá.
2. Người mua được tài sản bán đấu giá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Nhận tài sản đã mua, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được xác định trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá;
c) Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bán đấu giá;
d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [17, Điều 36].
Sự khác nhau giữa hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và hợp đồng bán đấu giá tài sản ở các chủ thể tham gia của hai hợp đồng này là khác nhau, hai hợp đồng này là hai hợp đồng tách biệt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản là hợp đồng gốc, khi các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng này thì sẽ dẫn đến hợp đồng thứ hai là hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá cần phải chuyển cho người có tài sản để họ biết và làm các thủ tục chuyển giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Trong trường hợp tài sản bán đấu giá là bất động sản thì văn bản bán đấu giá tài sản còn được gửi cho cơ quan thuế.