Đặc Điểm Của Bán Đấu Giá Tài Sản

Hội đồng bán với số tiền chênh lệch rất thấp như: Hội đồng bán đấu giá tỉnh Lạng Sơn bán tài sản tịch thu do vi phạm hành chính với giá khởi điểm 2.628.606.760 đồng, giá bán 2.629.174.760 đồng, chênh lệch 568.000đồng.

Thứ ba, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP chưa quy định rò ràng và cụ thể về phạm vi điều chỉnh, chưa xác định rò những loại tài sản nào Nhà nước quy định bắt buộc phải bán đấu giá và bán theo trình tự, thủ tục nào. Đối với việc bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Thương mại thực tế thi hành không có nhiều vướng mắc, bức xúc. Bất cập lớn nhất hiện nay trong hoạt động bán đấu giá là bán đấu giá tài sản công, những tài sản buộc phải bán đấu giá như tài sản thi hành án, tài sản là tang vật phương tiện vi phạm hành chính, tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất

Thứ tư, một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP còn chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính thống nhất, chưa rò ràng, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, thậm chí có nhiều kẽ hở, dẫn đến hiện tượng tiêu cực và hiện tượng "cò" trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản. Ví dụ như: quy định về khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, quy định về việc người mua được tài sản từ chối mua, quy định về mức chênh lệch giữa các lần trả giá, về việc đăng ký mua tài sản nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá; quyền và trách nhiệm của người có tài sản bán đấu giá, người tham gia đấu giá, người mua tài sản bán đấu giá chưa được xác định rò ràng, trình tự, thủ tục bán đấu giá chưa được quy định chặt chẽ, chế tài xử lý chưa nghiêm. Đây là những kẽ hở từ pháp luật đã bị nhiều đối tượng lợi dụng.

Thứ năm, năng lực đội ngũ đấu giá viên còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều Trung tâm, doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu thốn chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ chuyên môn. Quy định hiện hành về điều kiện cấp Thẻ đấu giá viên, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp bán đấu giá quá đơn giản, đăng ký hành nghề đối với đấu giá viên chưa chặt chẽ, việc quản lý đấu giá viên còn lỏng lẻo dẫn đến hoạt động bán đấu giá chưa mang tính chuyên

nghiệp, dễ phát sinh tiêu cực. Ngoài ra, do không có yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ bán đấu giá tài sản nên, cán bộ, viên chức của Trung tâm, doanh nghiệp chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán đấu giá tài sản một cách bài bản, phải vừa học vừa làm. Ngoài ra, do quy định của pháp luật không rò ràng nên trong thực tế nhiều cuộc bán đấu giá không do đấu giá viên điều hành. Vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến vụ việc bán đấu giá rất khó giải quyết.

Thứ sáu, khi bán đấu giá tài sản thi hành án, tài sản tịch thu do vi phạm hành chính, tổ chức bán đấu giá gặp rất nhiều khó khăn. Khách hàng có tâm lý không thích mua tài sản thi hành án, bởi lẽ nhiều trường hợp không giao được tài sản cho người trúng đấu giá do có sự tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Do đó, hiệu quả bán đấu giá tài sản thi hành án không cao, tỷ lệ bán đấu giá thành so với hợp đồng ủy quyền thấp (khoảng 31%). Ngoài ra, trong trường hợp bán đấu giá không thành đối với tài sản thi hành án, tài sản tịch thu do vi phạm hành chính thì không có cơ chế rò ràng về việc thanh toán các chi phí thực tế.

Thứ bảy, các quy định về quản lý nhà nước trong Nghị định số 05/2005/NĐ-CP còn thiếu, lỏng lẻo dẫn đến các cơ quan chức năng chưa đủ căn cứ để áp dụng biện pháp xử lý đối với các tổ chức bán đấu giá tài sản và các tổ chức không có chức năng bán đấu giá tài sản mà vẫn bán đấu giá. Trong thực tế, các doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán đấu giá một cách tràn lan, cơ quan quản lý nhà nước không nắm được cụ thể tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức bán đấu giá tài sản, đấu giá viên và kết quả hoạt động bán đấu giá tài sản.

Thứ tám, nhận thức của các cơ quan nhà nước về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa thống nhất. Sự phối hợp giữa các Bộ có liên quan, các ban, ngành ở một số địa phương trong hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Việc giao tài sản thi hành án đã được bán đấu giá bị chậm trễ, kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức bán đấu giá tài sản. Đồng thời quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá không được bảo đảm, làm giảm uy tín của dịch vụ bán đấu giá tài sản trong xã hội.

Để lĩnh vực bán đấu giá tài sản ngày càng phát triển, ổn định, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì rất cần phải sớm khắc phục những hạn chế nêu trên. Để đáp ứng yêu cầu này, gần đây Chính phủ đã ban hành nghị định số 17/2010/NĐ-CP thay thế nghị định số 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/7/2010.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.1.3. Khái niệm bán đấu giá tài sản

Bán đấu giá là một giao dịch mua bán tài sản giữa tổ chức bán đấu giá và các chủ thể khác theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Đây là một giao dịch dân sự, nên có đầy đủ nội dung của hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, trình tự thủ tục, mua bán và thực hiện hợp đồng do pháp luật quy định, do vậy khái niệm bán đấu giá được nghiên cứu theo quan niệm truyền thống và quy định của pháp luật

Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

Theo quan niệm truyền thống thì bán đấu giá là việc bán hàng hoá hoặc tài sản công khai có nhiều người cùng muốn mua một tài sản, cho nên mỗi người trả một giá theo nhu cầu, điều kiện kinh tế của mình, người trả giá cao nhất phù hợp với nhu cầu của người bán sẽ được mua tài sản.

Trên thế giới, các quốc gia có thể chế đấu giá hoàn thiện đều thừa nhận bán đấu giá là hình thức bán và mua tài sản công khai, theo đó các tài sản và quyền tài sản được bán cho người trả giá cao nhất (Điều 3, Luật về bán

đấu giá tài sản của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) hay là việc bán công khai một tài sản cho người trả giá cao nhất (Quy chế của Ủy ban đấu giá bang Alabama). Còn đạo luật Floriada năm 2003 đưa ra khái niệm "Bán đấu giá tuyệt đối" là cuộc bán đấu giá không yêu cầu giá khởi điểm tối thiểu mà hàng hoá sẽ được bán cho người trả giá cao nhất.

Ở Việt Nam theo Từ điển Luật học thì "Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản" [39].

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP thì:


Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất [17].

Đồng thời Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng xác định các loại tài sản bán đấu giá chỉ bao gồm:

Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;

Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán tài sản thuộc sở hữu của mình thì áp dụng nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định của Nghị định.

Khác với quy định ở Việt Nam, Trung Quốc xem bán đấu giá tài sản như một trong những hình thức mua bán tài sản thông thường. Điều 6, Luật bán đấu giá tài sản của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Tài sản bán đấu giá là tài sản hoặc quyền tài sản do người ủy quyền bán đấu giá sở hữu hoặc có quyền xử lý theo quy định pháp luật" [41]. Đồng thời, tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này cũng quy định những tài sản không được bán đấu giá và tài sản bán đấu giá hạn chế. Trong khi đó, pháp luật về bán đấu giá ở nước ta quy định các loại tài sản không được bán đấu giá hoặc đấu giá hạn chế thì được quy định trong các luật chuyên ngành như các loại ma túy theo quy định của Luật Phòng chống ma túy năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008…

Thông qua hình thức bán đấu giá tài sản, quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua được tài sản với giá cả phù hợp, các quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng một cách nhanh chóng.

Vậy, bán đấu giá sản là một hình thức mua bán tài sản công khai theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định, giữa tổ chức bán đấu giá và những người tham gia. Người trả giá cao nhất không thấp hơn giá khởi điểm sẽ được mua tài sản, tổ chức bán đấu giá có nghĩa vụ làm các thủ tục chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho người được mua tài sản. Pháp luật về bán đấu giá tài sản là phương tiện tạo khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản. Vì lẽ đó, các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bán đấu giá tài sản càng đầy đủ, cụ thể, rò ràng, minh bạch thì hoạt động bán đấu giá tài sản càng đạt kết quả cao, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này ngày càng được chặt chẽ.

1.1.4. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản


* Chủ thể bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản

Hoạt động bán đấu giá tài sản hình thành trên cơ sở đề xuất của chủ sở hữu và chủ sở hữu ủy quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản. Như vậy, tổ chức bán đấu giá tài sản không phải là chủ sở hữu của tài sản. Pháp luật quy định những điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu bằng cách cho họ tham gia định giá khởi điểm của tài sản nhưng không trực tiếp đứng ra bán tài sản, người mua phải trả bằng hoặc cao hơn giá khởi điểm thì tài sản mới được bán.

Theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật dân sự thì chủ thể trong bán đấu giá hàng hoá và đấu giá tài sản đều bao gồm có người bán tài sản, hàng hoá, người tổ chức đấu giá, người điều hành giá và người trúng giá. Tuy nhiên, về tổ chức, thẩm quyền của người tổ chức bán đấu giá trong hai loại hình bán đấu giá này lại có những điểm khác nhau:

- Trong bán đấu giá tài sản, người tổ chức bán đấu giá lại chỉ có thể là: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

- Trong bán đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

Như vậy, nếu trong đấu giá hàng hoá, người tổ chức bán đấu giá có thể là cá nhân hoặc các chủ thể khác tự bán tài sản của mình thì trong bán đấu giá tài sản, người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải là một trong hai loại hình tổ chức được pháp luật quy định. Hơn thế nữa, pháp luật dân sự còn quy định rất chặt chẽ về điều kiện của các tổ chức này.

* Về phương thức đấu giá tài sản có nhiều người tham gia (từ hai người trở lên)

Bán đấu giá tài sản được tổ chức bán công khai, có nhiều người tham gia trả giá để cho những người có nhu cầu có thể tham gia đấu giá để mua tài sản. Pháp luật dân sự quy định đấu giá là hình thức công khai lựa chọn người mua nên mọi vấn đề có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những thông tin về tài sản, bán đấu giá phải được công khai cho tất cả những người muốn mua biết bằng hình thức: niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản; công khai về thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại tài sản bán đấu giá; số lượng, chất lượng, giá khởi điểm; địa điểm trưng bày, các hồ sơ tài liệu liên quan đến tài sản; công khai họ tên người bán hàng, tên tổ chức bán đấu giá và cá nhân, tổ chức đăng kí mua và tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá...

* Nội dung bán đấu giá tài sản

Bán đấu giá tài sản theo phương thức trả giá cao nhất. Đây là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của tài sản bán đấu giá. Sau đó những người mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc cả nhất định. Người trả giá cao nhất theo sự kết luận của nhân viên điều hành đấu giá sẽ được quyền mua tài sản đó. Hình thức này được áp dụng phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá vì nó có lợi cho cả bên mua và bên bán. Bên mua được chủ động đề xướng giá đặt mua nên quan hệ mua bán mang tính tự nguyện rất cao. Còn bên bán thường được lợi về giá cả vì luôn có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mà mình đưa ra.

Đấu giá tài sản về cơ bản khác biệt so với đấu giá hàng hóa ở chỗ, nếu như ở bán đấu giá tài sản chỉ thừa nhận phương thúc trả giá lên thì bán, đấu giá hàng hóa được thựchiện theo hai phương thức là phương thức trả giá lên và phương thức trả giá xuống. Đấu giá theo phương thức đặt giá xuống là

hình thức mà tại cuộc bán đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng nấc một để người mua đặt giá. Nếu không có người mua nào đặt giá thì lại hạ tiếp xuống mức thấp hơn. Cứ như thế cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức giá nào đó thì hàng hoá được bán cho người đó. Hình thức này chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hoá và thực sự nó không hấp dẫn với cả người mua lẫn người bán hàng.

* Phương thức đề nghị giao kết giao kết hợp đồng được thể hiện bằng miệng (lời nói), hoặc bằng hành vi

- Bắt đầu phiên đấu giá, nhân viên điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người mua sẽ đặt giá cũng bằng lời nói hoặc bằng việc làm dấu hiệu để người điều hành đấu giá biết. Phương thức đề nghị giao kết hợp đồng trong đấu giá dùng lời nói có ưu điểm là sự trả giá của mọi người mua đều công khai, người trả giá cao nhất được xác định ngay mà không phải mất nhiều thời giờ để so sánh, vì thế mà cuộc đấu giá nhanh chóng kết thúc.

- Phương thức trả giá (đề nghị) bằng văn bản của người mua được viết ra giấy. Nhân viên điều hành sẽ thông báo mức giá cao nhất qua mỗi lần trả giá trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo dài cho tới lần trả giá liền trước đó. Tuy thủ tục có phức tạp và làm mất nhiều thời gian hơn nhưng hình thức này hạn chế được tình trạng chạy đua của những người mua nâng giá lên một cách quá cao so với giá trị. Sau khi người trả giá cao nhất được mua tài sản sẽ ký hợp đồng với tổ chức bán đầu giá bằng văn bản. Nếu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì văn bản bán đấu giá phải công chứng.

Tài sản trong đấu giá rất đa dạng tuỳ theo nhu cầu của chủ sở hữu và theo quy định của pháp luật. Mọi tài sản đều có thể bán đấu giá như: Đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, phương tiện giải trí, bất động sản, đồ dùng gia đình, hàng tiêu dùng, đồ văn phòng, máy tính, tài sản công… Các tài sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022