Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

những đặc điểm riêng về chủ thể tham gia. Có rất nhiều biến thể về hình thức bán đấu giá cơ bản, bao gồm giới hạn thời gian, giới hạn tối thiểu hoặc tối đa của giá đề nghị, và các quy tắc đặc biệt để xác định người mua được hàng và giá bán. Những người tham gia đấu giá có thể có hoặc có thể không biết nhân thân hoặc các hành động của người tham gia khác. Tùy thuộc vào đấu giá, người tham gia có thể tham gia trực tiếp hoặc từ xa thông qua một loạt các phương tiện, bao gồm cả điện thoại và internet. Người bán thường chi trả hoa hồng cho tổ chức bán đấu giá hoặc công ty bán đấu giá trên cơ sở một tỷ lệ phần trăm của giá bán

Tuy nhiên, một thực tế thường xuất hiện trong các cuộc bán đấu giá đó là sự thông đồng từ phía những người tham gia. Bất cứ khi nào người tham gia tại một phiên đấu giá nhận thức được sự đồng nhất với những người tham gia khác về mặt lợi ích, sẽ xuất hiện nguy cơ là họ sẽ thông đồng để điều khiển kết quả đấu giá. Bằng cách đồng ý trả giá chỉ đối với người ngoài, không bao giờ chống lại các thành viên của hội, từ đó mức độ cạnh tranh trở nên yếu hơn, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức giá cuối cùng. Sau khi kết thúc chính thức phiên đấu giá, đấu giá không chính thức sẽ diễn ra trong vòng giữa thành viên. Sự khác biệt về giá giữa đấu giá sau đó sẽ được phân chia giữa các thành viên.

Ngược lại, chủ sở hữu của tài sản bán đấu giá có thể tăng cạnh tranh bằng việc tự mình đóng vai trò là người tham gia trả giá. Ở Anh và nhiều nước khác và trả giá trên đối tượng của chính mình bị coi là bất hợp pháp. Trong một phiên đấu giá kín ở Anh, một giá giả mạo là một giá được đưa ra bởi một người tham gia thông đồng với người bán đấu giá hoặc các nhà cung cấp, được thiết kế để đánh lừa những người tham gia trả tiền nhiều hơn.

Ở Úc, cò mồi là một tội hình sự nhưng một nhà cung cấp giá hoặc chào giá là đồng sở hữu khi đưa mức dưới giá khởi điểm là được phép, nếu được khai báo bởi người bán đấu giá. Tại Thụy Điển và nhiều nước khác

không có quy định pháp lý, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của một tổ chức bán đấu giá.

Mỗi hình thức bán đấu giá có đặc tính riêng như độ chính xác giá cả và thời gian cần thiết để chuẩn bị và tiến hành đấu giá. Tầm quan trọng của số lượng những người tham gia. Mở phiên đấu giá trong một khoảng thời gian dài với nhiều người tham gia thì giá cuối cùng đưa ra sẽ sát với giá trị thị trường. Trường hợp có vài người tham gia và họ chỉ được cho phép đưa ra một giá, thời gian được lưu, nhưng giá trúng có thể không phản ánh đúng giá trị thị trường với bất kỳ mức độ chính xác. Giá trị đặc biệt và tầm quan trọng trong quá trình bán đấu giá thực tế là thời gian trôi qua kể từ thời điểm đó giá đầu tiên được tiết lộ vào thời điểm kết thúc giá thầu đã trở thành một thỏa thuận ràng buộc.

Mặc dù hình thức mua bán đấu giá ở nước ngoài đã và đang hết sức phổ biến như đấu giá nông trại ở Úc, giấy phép sử dụng các phần của quang phổ điện cho truyền thông (ví dụ như mạng điện thoại di động). Thị trường điện tử tư nhân sử dụng các kỹ thuật bán đấu giá tổ hợp để liên tục bán hàng hóa (than, quặng sắt, ngũ cốc, nước...) cho một nhóm người mua (dựa trên giá cả và giá các yếu tố phi giá cả); đấu giá gỗ, trong đó các công ty mua giấy phép để kết nối với đất đai của chính phủ; những cuộc đấu giá phân phát gỗ, trong đó các công ty mua gỗ trực tiếp từ đấu giá rừng của chính phủ; đấu giá điện, trong đó quy mô lớn máy phát điện và người tiêu dùng điện vào việc tạo ra giá thầu hợp đồng; đấu giá môi trường, trong đó công ty dự thầu mua các giấy phép để tránh bị yêu cầu giảm tác động môi trường; hay công việc kinh doanh đồ cổ, ngoài việc đóng vai trò là một cơ hội cho hoạt động thương mại, chúng cũng phục vụ như là sự kiện xã hội và giải trí với các tài sản như: tem, tiền xu, xe hơi cổ điển, mỹ thuật…; đấu giá bất động sản bao gồm cả bất động sản khu dân cư và thương mại, trang trại, lô đất bỏ trống và đất đai; bán đấu giá các loại hàng cũ, đặc biệt là đối với các thiết bị nông nghiệp hoặc bán máy

móc công nghiệp không sử dụng đến hoặc thông qua thủ tục phá sản; trong các ngữ cảnh pháp lý, bán đấu giá buộc phải diễn ra, như khi trang trại hoặc nhà ở được bán đấu giá theo các bước tòa án; vé du lịch ở Thụy Điển. Các cuộc đấu giá này được thực hiện với các trang web như ebay.com, Yahoo Auction...

Như vậy, lịch sử về bán đấu giá tài sản đã xuất hiện từ rất lâu gắn liền với tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ngày nay, khi kinh tế, khoa học công nghệ phát triển thì hình thức bán đấu giá tài sản cũng đa dạng, số lượng người tham gia đấu giá ngày càng nhiều, không chỉ công dân của một quốc gia tham gia mà công dân các nước trên thế giới cũng có thể tham gia đấu giá tài sản qua mạng INTENET. Điều đó chứng tỏ bán đấu giá là hình thức mua bán tài sản thông dụng, rộng rãi tạo điều kiện cho việc bán tài sản với giá cao, đem lại lợi ích tốt nhất cho người bán tài sản.

1.1.2. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bán đấu giá tài sản và nhu cầu mua tài sản đấu giá xuất hiện từ nhu cầu nội tại của nền kinh tế, của các chủ thể tham gia quan hệ thị trường. Tuy nhiên, ở nước ta trong thời kỳ nền kinh tế tập trung hầu như không có hình thức bán đấu giá và trong một thời gian dài quan hệ mua bán tài sản đấu giá chỉ được thực hiện để thi hành án, phục vụ cho hoạt động tư pháp chứ chưa thực sự là hoạt động mua bán mang tính chất thị trường. Văn bản quy định việc bán đấu giá tài sản do Thông tư liên ngành Tòa án, Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp ban hành số 06-89/TTLN ngày 7 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn về việc thi hành án đã quy định về trình tự thủ tục tiến hành bán đấu giá tài sản để thi hành án. Thông tư trên chưa đề cập đến việc bán đấu giá tài sản khi có nhu cầu cần thiết của chủ sở hữu tài sản. Hoạt động này đơn thuần là một giao dịch dân sự nhưng mang tính bắt buộc, nên chưa hướng dẫn một cách đầy đủ trình tự bán đấu giá một cách cơ bản. Chẳng hạn, Thông tư quy định: "Việc bán đấu giá nhà được tiến hành tại nơi có nhà. Đối với các tài sản khác chấp hành viên có thể tiến hành bán đấu giá tại nơi có tài sản hoặc tại một

địa điểm thuận lợi khác. Nếu bán đấu giá tại trụ sở Tòa án thì không để ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ quan" [31].

Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

Quy định trên cho thấy chưa có được một địa điểm bán đấu giá ổn định, chuyên về bán đấu giá mà được tiến hành một cách ngẫu nhiên tùy theo tài sản và sự lựa chọn của chấp hành viên thậm chí có thể được tiến hành tại trụ sở của Tòa án.

Để thực thi việc thi hành án dân sự có hiệu quả, ngày 26-4-1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự ra đời quy định trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, trong đó quy định cụ thể trình tự bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự, còn việc bán đấu giá tài sản trong giao lưu dân sự chưa được điều chỉnh. Điều đó phần nào cho thấy cơ chế thị trường vào thời kỳ này chưa phát triển, nhu cầu bán đấu giá tài sản của nhân dân ta chưa nhiều. Hơn nữa, việc bán đấu giá tài sản và quản lý bán đấu giá tài sản trong thời kỳ này chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân cơ bản tập trung vào sự thiếu một thể chế hoàn chỉnh, một đội ngũ Chấp hành viên bán đấu giá đủ năng lực và cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc tiến hành bán đấu giá.

Khi Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 ra đời tạo đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bán đấu giá tài sản tại Việt Nam phát triển (từ Điều 452 - Điều 455 Bộ luật Dân sự Việt Nam). Để cụ thể hóa luật về quy chế và tổ chức bán đấu giá, ngày 19/12/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 86/CP ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 86/CP).

Nghị định 86/CP của Chính phủ bước đầu đã xây dựng khung pháp lý cụ thể cho hoạt động bán đấu giá tài sản. Do đây là lĩnh vực còn mới mẻ nên Quy chế chưa xác định rò nội dung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản. Đối với địa vị pháp lý của người bán đấu giá tài sản cụ thể là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được quy định chung chung là thành lập theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp trực tiếp quản lý chung còn về chuyên môn nghiệp vụ chưa được đề cập đến.

Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản và hướng dẫn cụ thể chuyên môn nghiệp vụ cho các tỉnh trong việc tổ chức bán đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 399/PLDSKT ngày 07/4/1997 hướng dẫn cụ thể việc quản lý và tổ chức bán đấu giá tài sản. Bộ luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có những quy định về bán đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện nhất là trước sự phát triển toàn diện của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu mới của các quan hệ mang yếu tố dân sự. Tương tự như vậy, sau tám năm thực hiện Nghị định số 86/CP, cũng còn có nhiều khó khăn vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản không những thiếu, mà nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tế đòi hỏi khách quan của cuộc sống hoặc quy định chưa cụ thể rò ràng, gây khó khăn cho việc bán đấu giá như mức tiền đặt trước, mức phí trong trường hợp bán đấu giá không thành, căn cứ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản, chuộc lại tài sản, cơ chế ngăn ngừa, xử lý sự liên kết dìm giá hoặc cản trở cuộc bán đấu giá. Bên cạnh đó việc bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản bị xử lý sung công quỹ nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa tập trung vào một đầu mối. Vì vậy trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tồn tại nhiều tổ chức của nhà nước thực hiện bán đấu giá tài sản dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành ở một số địa phương trong hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa được chặt chẽ và đồng bộ, cả trong việc ủy quyền, chuyển giao tài sản để bán đấu giá, cũng như

việc chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đã bán đấu giá, trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm trể trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Những trở ngại nêu trên đã làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá không được đảm bảo, làm giảm uy tín của các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trước tình hình và những yêu cầu mới đó, việc ban hành Nghị định về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 86/CP là một yêu cầu cấp thiết.

Qua thực tiễn gần 10 năm áp dụng Quy chế bán đấu giá tài sản và kinh nghiệm học tập từ các nước có thể chế bán đấu giá phát triển, hoàn thiện, ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 (từ Điều 456 đến Điều 469 liên quan đến bán đấu giá tài sản) và Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ - CP ngày 18/01/2005 thực sự là một bước phát triển mới trong công tác bán đấu giá tài sản, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định 05/2005/NĐ-CP đã đáp ứng yêu cầu về nâng cao hiệu quả hoạt động và xã hội hoá công tác bán đấu giá tài sản. Nghị định 05/2005/NĐ-CP được xây dựng trên quan điểm kế thừa và phát triển các quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản còn phù hợp để giải quyết các vấn đề bức xúc mà thực tế đòi hỏi, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về bán đấu giá tài sản. Ngay sau khi Nghị định 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 34/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà để bán đấu giá và các công văn liên quan. Ngoài các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, Công văn hướng dẫn, các tỉnh còn có Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, Quy chế bán đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước.

Tình hình tổ chức thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP cho thấy, xã hội hoá hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm tạo điều kiện thu hút ngày càng mạnh mẽ các loại doanh nghiệp bán đấu giá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhằm tiến tới giảm bớt và xoá hẳn bao cấp của nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản. Mục tiêu trên cũng nhằm quán triệt chủ trương cải cách hành chính của nhà nước ta là bộ máy cần sắp xếp gọn nhẹ, tinh giản biên chế, đầu mối các cơ quan giảm thiểu tối đa, tránh tình trạng một việc giao cho nhiều cơ quan thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc tập trung đầu mối là Trung tâm bán đấu giá của tỉnh tồn tại song song với các doanh nghiệp tham gia bán đấu giá tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác. Tránh tình trạng các cơ quan không có chức năng bán đấu giá tài sản tự tổ chức bán đấu giá sẽ khó đảm bảo được trình tự, thủ tục chặt chẽ thống nhất dễ dẫn đến tình trạng "vô tổ chức" trong lĩnh vực này.

Sau 4 năm thực hiện Nghị định 05/2005/NĐ-CP đó bộc lộ một số bất cập, vướng mắc và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn:

Thứ nhất, do sự không đồng bộ trong các quy định của pháp luật hoặc quy định còn chưa rò ràng nên trong thực tế hoạt động bán đấu giá tài sản ở mỗi địa phương rất khác nhau, thực hiện không thống nhất và khó quản lý. Đặc biệt, ngoài các doanh nghiệp, các địa phương thành lập khá đa dạng tổ chức bán đấu giá tài sản tại địa phương. Trên toàn quốc, nhiều tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản được thành lập theo các quy định pháp luật khác nhau, ví dụ: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (theo Nghị định số 05/2005/NĐ-CP), Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất cấp tỉnh, huyện (theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg), Trung tâm phát triển quỹ đất (theo Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV), Hội đồng bán đấu giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập để bán đấu giá tài sản của Nhà nước tại địa phương.

Có địa phương, bán đấu giá quyền sử dụng đất do Ban quản lý cơ sở hạ tầng hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện, có nơi thành lập Hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện để bán đấu giá, có nơi giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thực hiện. Có nơi, các tài sản như ô tô, nhà, xưởng dôi dư đều do tổ chức quản lý tài sản tự tổ chức bán, không đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, thì một số các cơ quan đó vẫn thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản tổ chức bán đấu giá tài sản, mặc dù Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định rất rò việc bán các loại tài sản đó do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện bán. Việc chuyển giao loại tài sản này sang cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc.

Thứ hai, do sự không đồng bộ, thống nhất trong các quy định của pháp luật nên hiện nay có nhiều loại tổ chức thực hiện việc bán đấu giá tài sản và bán đấu giá theo các trình tự, thủ tục rất khác nhau, không chặt chẽ dẫn đến việc khó quản lý, kiểm soát hoạt động và gây thất thoát tài sản, chủ yếu là tài sản công. Đặc biệt là việc bán đấu giá của các Hội đồng bán đấu giá tài sản. Hội đồng bán đấu giá tài sản được thành lập ở địa phương có nhiều bất cập, hạn chế. Các Hội đồng này được thành lập để bán đấu giá theo vụ việc, không mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp. Khi kết thúc cuộc bán đấu giá, Hội đồng tự giải thể. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, các bên không có cơ sở pháp lý để khiếu nại Hội đồng. Ngoài ra, do cơ chế hoạt động (bao gồm cả cơ chế tài chính) và trách nhiệm pháp lý của Hội đồng bán đấu giá tài sản không rò ràng, nên khó kiểm soát, dẫn đến thất thoát, thiệt hại về vật chất trong việc bán đấu giá các loại tài sản của Nhà nước. Có nhiều

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022