Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐỖ THỊ HOA


BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 1


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn


HÀ NỘI - 2010

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tình hình thực tế hiện nay, tài sản vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường nó trở thành yếu tố quan trọng trong giao lưu dân sự. Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, theo quy định của Bộ luật dân sự, để phát huy quyền chủ động của các cơ quan nhà nước và cá nhân trong quá trình xử lý tài sản, để quản lý tài sản được chặt chẽ, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cần thiết phải có những quy đinh chặt chẽ hơn trong quá trình bán đấu giá tài sản. Hơn nữa, Nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế yêu cầu nghiệp vụ bán đấu giá tăng cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý Việt Nam, nội dung bán đấu giá tài sản vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Chẳng hạn, dưới góc độ khoa học, hàng loạt vấn đề cần được làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất và đầy đủ như lịch sử, khái niệm, bản chất pháp lý và các loại tài sản bán đấu giá, lịch sử phát triển của các quy phạm về lĩnh vực này, tìm hiểu pháp luật các nước có quy định về bán đấu giá tài sản hay việc tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng những quy định về bán đấu giá tài sản, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng... Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 05/2005/NĐ-CP) và Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện Nghị định 05/2005/NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập, vướng mắc và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, để đáp ứng yêu cầu này, gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 thay thế Nghị định số 05/2005/2005/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/7/2010 (sau đây

gọi tắt là Nghị định 17/2010/NĐ-CP). Nghị định này mới ra đời và chưa có thông tư hướng dẫn, điều này dẫn đến việc mức thu phí bán đấu giá đối với người tham gia đấu giá tài sản ở nhiều địa phương chưa đảm bảo được chi phí cho các tổ chức đấu giá hoạt động theo cơ chế "tự thu, tự chi"; tình trạng người bị thi hành án gây khó khăn trong quá trình bán đấu giá tài sản... Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài sản, sự thể hiện chúng trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng những quy định của pháp luật trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay, không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Từ những vấn đề trên, tác giả luận văn chọn đề tài "Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiên nay " để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề bán đấu giá tài sản không còn mới về mặt lý luận nhưng luôn mang tính mới mẻ về mặt thực tiễn. Ở nước ta hiện nay, liên quan tới vấn đề này hiện có một số bài nghiên cứu từ các tạp chí, cụ thể là: ThS. Nguyễn Thị Nga: "Lý luận và thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất", Tạp chí Luật học, số 5/2004; Đỗ Khắc Trung: "Bán đấu giá tài sản - thực trạng và hướng hoàn thiện", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2007; Nguyễn Mạnh Cường: : "So sánh đấu giá hàng hóa trong luật Thương mại với đấu giá tài sản trong Luật Dân sự", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2008; Đặng Thị Bích Liễu: "Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam", Luận án Tiến sĩ Luật học; Bộ Tư pháp - Vụ Bổ trợ Tư pháp: Các quy định nước ngoài về bán đấu giá tài sản, Luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, (Tài liệu dịch tham khảo) tháng 7, 2004.

Như vậy, bán đấu giá tài sản đang được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên những vấn đề pháp lý về bán đấu giá tài sản vẫn chưa được luận giải một cách có hệ thống, sâu sắc và đầy đủ của khoa học pháp lý.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết các quan hệ về bán đấu giá tài sản để làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn về những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bán đấu giá tài sản theo luật dân sự Việt Nam và việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn, từ đó xác định những bất cập để đề xuất kiến giải lập pháp.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:

Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của nghiệp vụ bán đấu giá tài sản cho đến nay, phân tích khái niệm, các loại tài sản bán đấu giá, chủ thể tham gia bán đấu giá, các đơn vị được tiến hành bán đấu giá, trình tự và thủ tục bán đấu giá trong các quy định hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bán đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật về nghiệp vụ bán đấu giá trong thực tiễn nước ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định nghiệp vụ bán đấu giá và thực tiễn áp dụng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về nghiệp vụ này trong pháp luật Việt Nam.

3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán đấu giá tài sản theo pháp luật Việt Nam cụ thể là: lịch sử hình thành và khái niệm bán đấu giá tài sản, chủ thể tham gia bán đấu giá, hình thức và trình tự, thủ tục bán đấu giá trong các quy định hiện hành.

4. Phạm vi nghiên cứu‌‌

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ bán đấu giá tài sản.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.

- Các phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.

6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá.

- Phân tích thực trạng bán đấu giá tài sản hiện nay.

- Đánh giá được những điểm mới của Nghị định 17/2010/NĐ-CP.

- Phân tích bình luận trình tự thủ tục bán đấu giá theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP, tìm một số bất cập của Nghị định 17/2010/NĐ-CP, trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP và ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định 17/2010/NĐ-CP.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản.

Chương 2: Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo pháp luật hiện nay.

Chương 3: Thực trạng bán đấu giá và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN


1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN


1.1.1. Sơ lược lịch sử đấu giá tài sản trên thế giới

Hiện nay, đấu giá là đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Thậm chí, đấu giá có thể ảnh hưởng gián tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Giá trị của con đường, giá vé máy bay, hay nhà ở đều chịu sự tác động rất lớn của vấn đề bán đấu giá.

Đấu giá có một lịch sử lâu dài, đã được ghi nhận sớm nhất là năm 500 TCN theo Herodotus, ở Babylon đấu giá phụ nữ để đạt mục đích hôn nhân được tổ chức hàng năm. Nếu phụ nữ được bán ngoài hình thức bán đấu giá sẽ bị coi là bất hợp pháp.

Trong suốt thời Đế chế La Mã, sau chiến thắng quân sự, binh sĩ La Mã thường thu lượm chiến lợi phẩm được để lại để bán đấu giá. Sau đó nô lệ thường bị bắt như là chiến lợi phẩm "của" chiến tranh, đã được bán đấu giá tại các đấu trường, với số tiền thu được sẽ hướng tới dự trữ cho chiến tranh. Người La Mã cũng sử dụng đấu giá để thanh lý tài sản của người phải thi hành án mà tài sản đã bị tịch thu.Ví dụ, Marcus Aurelius bán đồ nội thất gia đình để trả hết nợ, bán hàng kéo dài trong nhiều tháng. Một trong những cuộc đấu giá lịch sử quan trọng diễn ra vào năm 193 sau công nguyên, khi toàn bộ Đế chế La Mã đã được đưa vào khối bán đấu giá của Praetorian Guard. Ngày 23/3, Bộ đội Praetorian giết hoàng đế đầu tiên Pertinax, sau đó đưa ra đế chế cho người trả giá cao nhất. Didius Julianus chào bán mọi người khác cho giá

6.250 drachmas (tiền Hy Lạp), một hành động có ý nghĩa khởi xướng cho một cuộc chiến không bom đạn. Didius sau đó bị xử tử hai tháng sau khi Septimius Severus đã chinh phục La Mã. Thời kỳ cuối của đế quốc La Mã

vào thế kỷ 18, các cuộc bán đấu giá không được tán thành ở châu Âu, trong khi chúng chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi ở châu Á.

Thế kỷ 18 ở Trung Quốc, gốm từ lâu đã trở thành một mặt hàng chủ yếu tại các gian hàng nghệ thuật. Năm 2005, vào thế kỷ 14 gốm Trung Quốc đã được bán bởi Christie với giá 15.680.000 £ hoặc 30.600.000 $. Nó lập một kỷ lục đấu giá thế giới cho nghệ thuật gốm. Từ "đấu giá", có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là "tăng" hoặc "tăng thêm". Suốt chiều dài lịch sử, bán đấu giá đã được thực hiện một cách tương đối phổ biến để thỏa thuận việc trao đổi hàng hóa. Trong thực tế, cả hai đều mặc cả và bán theo giá khởi điểm càng được phổ biến hơn. Quả thực, trước thế kỷ XVII vài cuộc đấu giá được tổ chức một cách tản mạn.

Ở Anh vào thế kỷ XVII và XVIII, bán đấu giá đèn cầy đã được sử dụng cho việc bán hàng hóa và thuê bất động sản. Bán đấu giá theo hình thức này bắt đầu bằng ánh sáng một ngọn đèn cầy sau đó giá đề nghị được đưa ra theo thứ tự tăng dần cho đến khi ra ánh đèn lụi dần. Giá đưa ra cao nhất tại thời điểm tắt ngọn đèn chính là giá bán.

Trong thời gian cuối thế kỷ 18, ngay sau khi Cách mạng Pháp, đấu giá đã được tổ chức tại quán ăn và những quán cà phê để bán các tác phẩm nghệ thuật. Những cuộc đấu giá như vậy được tổ chức hàng ngày, và danh mục sản phẩm được thông báo trước một cách chi tiết đặc biệt đối với các vật phẩm quý hiếm hoặc những công trình nghệ thuật phức tạp.

Ngôi nhà đấu giá lâu đời nhất trên thế giới là Stockholm (Stockholms Auktionsverk). Nó được thành lập tại Thụy Điển vào năm 1674. Sotheby là ngôi nhà đấu giá lớn thứ hai của thế giới, đã tổ chức bán đấu giá đầu tiên vào năm 1744. Còn Christie là ngôi nhà đấu giá lớn nhất thế giới, được thành lập khoảng năm 1766. Các ngôi nhà bán đấu giá vẫn còn hoạt động bao gồm Dorotheum (1707), Bonhams (1793), Phillips de Pury và Company (1796), Freeman (1805) và Lyon & Turnbull (1826). Trong lịch sử đấu giá thì thế giới

còn biết đến bức tượng cổ Artemis ở Hy Lạp được điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Trong năm 2007, một đồng La Mã có điêu khắc "Artemis và Stag" đã được bán tại Sotheby tại New York ở Hoa Kỳ với giá 28.600.000 $, vượt xa so với ước tính của nó và thiết lập kỷ lục mới là tác phẩm điêu khắc đắt giá nhất cũng như được giao bán trong một cuộc bán đấu giá.

Mặc dù những cuộc bán đấu giá ra đời từ rất lâu và lần đầu tiên chúng đã được phân tích có hệ thống vào năm 1961 bằng cách sử dụng các phương tiện của cuộc bán đấu giá. Vickrey chứng minh cân bằng đối với những cuộc bán đấu giá và cũng đã chứng minh làm thế nào để những cuộc bán đấu giá khác nhau được tính toán và có thể tạo ra doanh thu bán tương đương. Vickrey đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1996.

Thời kỳ hiện đại của học thuyết có thể được xác định là năm 1993- 1994 với cách mạng đấu giá rộng rãi phổ tần số ở Mỹ, theo Paul Milgrom trong "học thuyết đấu giá để làm việc". Việc thay đổi đã lôi cuốn được sự chú ý của công chúng đối với học thuyết bán đấu giá, và nhiều phiên đấu giá đã diễn ra kể từ đó, kể cả bán đấu giá gỗ, đấu giá khí thải, và bán đấu giá tài sản.

Đấu giá là một thị trường đặc biệt mà tài sản được bán cho người trả giá cao nhất. Nhìn chung, có ba thành phần chính để tạo nên một cuộc bán đấu giá:

Người mua là người có nhu cầu mua sản phẩm

Người bán là người cung cấp một sản phẩm

Tổ chức bán đấu giá đóng vai trò giám sát thị trường

Như vậy, có thể nhận thấy, sẽ tồn tại các kiểu trả giá, các hình thức của người bán, và các quy tắc bán đấu giá có thể dẫn đến những kết quả cực kỳ khác nhau, sẽ có một số phiên đấu giá có thể thuận lợi cho người mua, người bán và tổ chức bán đấu giá. Những cuộc đấu giá khác nhau mang

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí