Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LÊ TUẤN ANH


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THANH TRA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Mã số: 60.38.01


Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh


HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Người cam đoan


Lê Tuấn Anh

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục bảng Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THANH TRA

CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 8

1.1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thông vận tải đường bộ 8

1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải 8

1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải 13

1.2. Khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải17

1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải 17

1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh

tra chuyên ngành giao thông vận tải 19

1.2.3. Nguyên tắc áp dung pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thanh

tra chuyên ngành giao thông vận tải 24

1.2.4. Các giai đoạn của hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong chuyên ngành thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải 29

1.3. Vai trò và các trường hợp áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành

chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải 36

1.3.1. Vai trò của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải 36

1.3.2. Các trường hợp áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong

thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải 39

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO

THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 42

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm giao thông

của Hà Nội 42

2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử của Thủ đô Hà Nội 42

2.1.2. Sơ lược về đặc điểm hệ thống giao thông của Thủ đô Hà Nội 44

2.2. Tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của

Thành phố Hà Nội 51

2.2.1. Vị trí và chức năng 51

2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 52

2.2.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 56

2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực thanh tra giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 59

2.3.1. Trong lĩnh vực đường thủy nội địa 60

2.3.2. Trong lĩnh vực thanh tra giao thông cầu, đường bộ 65

2.3.3. Áp dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra

giao thông vận tải đường bộ 71

2.4. Nhận xét chung về hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra chuyên ngành tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội 78

2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 78

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 79

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN

TẢI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 85

3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 85

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên

ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 90

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính 90

3.2.2. Giải pháp phòng ngừa vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra

chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 94

3.2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa

bàn Thủ đô Hà Nội 100

3.2.4. Giải pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật hành chính trong

lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 106

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Sở GTVT Hà Nội 58

Bảng 2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường thủy nội địa 63

Bảng 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cầu, đường từ

năm 2011 đến 2013 66

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức Thanh tra Sở 59

Biểu đồ 2.2. Trình độ đào tạo của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội 59

Biểu đồ 2.3. Tình trạng vi phạm GTVT đường thủy nội địa 64

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động vận

tải bằng xe taxi 72

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác.

Hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra trong nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động, giải quyết tranh chấp… trong đó, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra giao thông đường bộ nói riêng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được thực thi trên thực tế, làm cho pháp luật về giao thông vận tải được tôn trọng, ý thức pháp luật được nâng cao, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông đô thị...

Là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022