1
Tiểu luận
Đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên”
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 4
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên - 2
- Sự Cần Thiết Phải Tạo Việc Việc Làm Cho Người Lao Động Sau Thđ
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Xã Trung Thành Qua Các Năm (2006 - 2008 )
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
1.2.1. Mục tiêu chung 6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 6
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
1.4. Ý nghĩa của đề tài 7
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 7
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 8
2.1.1. Các vấn đề về sở hữu ruộng đất, vai trò của ruộng đất và thu hồi đất 8
2.1.2. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với vấn đề thu hồi đất 11
2.1.3. Lao động, việc làm và các vấn đề liên quan 12
2.1.4. Thu nhập và các vấn đề liên quan đến thu nhập 17
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 19
2.2.1. Tình hình lao động, việc làm, và thu nhập của Việt nam hiện nay 19
2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm, ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người
dân trong vùng THĐ ở trong nước và trên thế giới 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 26
2.3.1. Phương pháp luận 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 26
2.3.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 28
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 28
Phần 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 29
3.1.1. Vị trí địa lý 29
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 29
3.2. Đặc điểm KT-XH 33
3.2.1. Đặc điểm kinh tế 33
3.2.2. Đặc điểm xã hội 35
3.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38
3.3.1. Thuận lợi 39
3.3.2. Khó khăn 39
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN40
4.1. Thực trạng về tình hình thu hồi đất phục vụ xây dựng khu công nghiệp của các
hộ trên địa KCN Trung Thành40
4.2. Thực trạng về lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn ..43
4.2.1. Thực trạng biến động ngành nghề của các hộ dân sau THĐ 43
4.2.2. Thực trạng lao động của các hộ dân sau THĐ trên địa bàn 46
4.2.4. Thực trạng thu nhập của các nhóm hộ sau THĐ 60
4.3. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định thu và nâng cao thu nhập
cho người dân sau THĐ trên địa KCN Trung Thành 73
4.3.1. Một số chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ 73
4.3.2. Quan điểm, định hướng của xã Trung Thành về những vấn đề của người
dân sau THĐ 74
4.3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa bàn KCN Trung Thành 76
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1. Kết luận 83
5.2. Kiến nghị 84
Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đã biết, để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VIII đó là “Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020”, trong những năm qua quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá (CNH) diễn ra khá mạnh mẽ và lan toả nhanh chóng từ các thành phố lớn ra các vùng phụ cận và nông thôn Việt Nam. Biểu hiện của quá trình này đó là trong thời gian qua hàng trăm khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp đã được xây dựng, tính đến năm 2003 cả nước có 131 KCN và khu chế xuất đã được quy hoạch phát triển. Cũng chính quá trình này, đã dẫn tới việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các KCN và khu chế xuất, đồng thời quá trình này cũng kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Có thể nói việc thu hồi đất để xây dựng các KCN là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu của quá trình CNH, hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù việc thu hồi đất phục vụ cho quá trình CNH đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ cũng như xây dựng khu đô thị mới, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuy nhiên quá trình này cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống người dân bị thu hồi đất, đặc biệt là vấn đề việc làm, ổn định thu nhập và đảm bảo đời sống kinh tế của nhiều hộ nông dân mất đất. Điều này khiến cho cuộc sống của hàng triệu nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn sau khi bị THĐ, và một thực tế mà người dân đang phải đối mặt đó là: Nếu không tìm được việc làm mới, quay lại nghề nông khi đất nông nghiệp không còn thì họ lại bị rơi vào cảnh thất nghiệp và cận kề nghèo đói. Chính vì thế một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để giải quyết những vấn đề cấp bách trên, đảm bảo đời sống của người dân được tốt hơn trước thu hồi hoặc tối thiểu cũng bằng trước thu hồi, câu hỏi này cũng đang được Đảng và nhà nước quan tâm tháo gỡ.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc đã và đang thực
hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành 1 trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục
của vùng. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua do có nhiều điều kiện thuận lợi nên quá trình CNH, HĐH ở Thái Nguyên đã và đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều KCN, khu chế xuất được hình thành như: KCN Sông công, KCN Nam Phổ Yên, KCN Yên Bình…Bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình CNH, HĐH mang lại thì Thái Nguyên cũng đang phải đối mặt với khó khăn lớn đó là làm sao có thể ổn định đời sống kinh tế của người dân sau khi họ bị THĐ sản xuất.
Trong số các huyện ở Thái Nguyên thì Phổ Yên được xem là một huyện đang có đà phát triển kinh tế rất mạnh mẽ do có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, địa hình, vị trí địa lý… nên Phổ Yên được coi là một trong những địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư nhất, đặc biệt 5 năm qua do thực hiện chủ trương đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ nên rất nhiều các KCN được hình thành và quy hoạch.
Xã Trung Thành, một trong số các đơn vị hành chính của huyện đang có tiềm năng thu hút đầu tư rất lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, năm 2007 tỉnh đã quy hoạch xây dựng KCN Trung Thành với diện tích 50 ha. Có thể nói đây là một cơ hội tốt để xã chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Tuy nhiên một thách thức rất lớn mà Trung Thành đã và đang gặp phải đó là làm sao để giải quyết được một cách căn bản và bền vững vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi, đảm bảo họ có thu nhập ổn định và có cuộc sống tốt hơn trước hoặc tối thiểu bằng lúc trước. Đây có thể là một vấn đề bất cập chung trong bối cảnh nước ta hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, để làm rò được những vấn đề về thực trạng việc làm, thu nhập của người dân sau THĐ từ đó đề ra được những giải pháp nhằm giải quyết một phần nào các vấn đề bất cập trên đảm bảo nâng cao đời sống cho người dân một cách bền vững, đồng thời đóng góp cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thực hiện có hiệu quả ở Thái Nguyên nói chung, Phổ Yên nói riêng, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất tại KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về việc làm và thu nhập của người dân sau THĐ trên địa bàn KCN Trung Thành, để từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa bàn nói riêng và các KCN nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Phổ Yên nói riêng và Thái Nguyên nói chung.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và ổn định thu nhập.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân sau thu hồi đất trên địa bàn KCN Trung Thành.
- Đề xuất ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu, đáp ứng được tình hình thực tế đang diễn ra.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất trên địa bàn KCN Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn KCN Trung Thành – Xã Trung Thành - Phổ Yên – Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ năm 2006-2008.
- Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng lao động, việc làm, thu nhập của các hộ dân trên địa bàn để thấy được những khó khăn, bất cập mà người dân gặp phải sau khi bị THĐ, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân sau THĐ trên địa bàn KCN Trung Thành nói riêng và các KCN đã và đang quy hoạch nói chung.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề mới, mang tính nổi cộm do vậy kết luận của đề tài sẽ là tiền đề và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở khoa học để có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý, góp phần thiết thực trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình CNH, HĐH.
Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa và sinh viên các khóa tiếp theo trong ngành phát triển nông thôn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề của người dân sau THĐ đang là một trong những vấn đề nổi cộm, bức thiết hiện nay. Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được coi là tài liệu thiết thực giúp Phổ Yên nói riêng và các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung thấy được thực tế đời sống của người dân sau THĐ. Để từ đó có thể đưa ra những hướng quy hoạch hợp lý trước khi tiến hành THĐ. Đồng thời các giải pháp đề tài đưa ra có ý nghĩa thực tiễn đối với vấn đề tạo việc làm, ổn định và tăng thu nhập của người dân sau THĐ, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các vấn đề về sở hữu ruộng đất, vai trò của ruộng đất và thu hồi đất
2.1.1.1. Sở hữu ruộng đất và vai trò của ruộng đất
Vấn đề sở hữu đất đai được thể hiện trong điều 5 của luật đất đai 2003
[13] như sau: “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Chính vì vậy, Nhà nước có quyền định đoạt đối với đất đai, quyền này của Nhà nước được thể hiện thông qua quyền được quyết định mục đích sử dụng đất, có quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất, quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; có quyền quy định giá đất và Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định và quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Qua đây ta có thể thấy được rò một vấn đề đó là hiện nay tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân xong mọi quyền quyết định đều thuộc về nhà nước, người dân cũng chỉ là những chủ thể được nhà nước trao quyền được phép sử dụng đất, và Nhà nước có thể thu hồi đất bất cứ lúc nào để phục vụ phát triển KT - XH. Chính vì vậy, trong những năm qua để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH Nhà nước đã đưa ra rất nhiều quyết định thu hồi đất của các cá nhân đang sử dụng trong đó phải kể đến những chủ thể là người dân nông thôn. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế của người dân trong diện bị thu hồi đất.
Nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng này là vì đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn, đất gắn bó với con người không chỉ theo nghĩa đất là sự cần thiết cho tồn tại và phát triển của con người, mà về phương diện kinh tế, đất đai tạo ra của cải vật chất, nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo nhà kinh tế học cổ điển người Anh Wiliam Petty đã từng nói “lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do vậy, không thể có của cải nếu thiếu lao động hoặc thiếu đất đai,