1.5.2. Một số yếu tố tác động, đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
- Yếu tố pháp luật
ADPL về KSĐT các vụ án hình sự của VKSND được tiến hành trên cơ sở các quy định pháp luật của Hiến pháp, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh BLHS và BLTTHS là những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn trong quá trình ADPL vào hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự thì cũng cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật phòng, chống ma tuý; Luật phòng, chống tham nhũng; Luật bảo vệ môi trường; Luật đất đai; Luật thương mại vv...
Để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật của VKSND được đúng đắn, có hiệu quả, hạn chế sai sót thì rất cần đến các văn bản hướng dẫn thi hành, giải thích pháp luật của VKSND tối cao cũng như một số cơ quan có thẩm quyền khác.
Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật là yếu tố căn bản và đồng thời cũng là điều kiện đảm bảo đối với chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT của VKSND. Tuy còn những hạn chế, thậm chí lạc hậu so với thực tiễn, song có thể nói là hệ thống pháp luật hình sự nước ta thời gian qua đã có những tiến bộ vượt bậc, đáp ứng yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp thật sự dân chủ, pháp quyền.
Trên cơ sở kế thừa từ BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 tiếp tục cá thể hoá TNHS bằng việc phân loại tội phạm theo mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Qua các lần sửa đổi, BLHS đã thể hiện rò hơn về các nguyên tắc pháp quyền, tính nghiêm minh và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước ta, bảo vệ các quyền con người, trật tự, an toàn xã hội, sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Hiện nay nhà nước ta đang tiến hành tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân vào Dự thảo BLHS sửa đổi, BLTTHS sửa đổi. Đây là những Bộ luật cơ bản, liên quan đến hàng loạt vấn đề
quan trọng đối với người dân và toàn xã hội, cần khẩn trương nhưng thận trọng để nhằm cụ thể hóa tinh thần và các quy định của Hiến pháp năm 2013.
- Yếu tố về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ
Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án hình sự là hoạt động do CQĐT, VKS và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Tổ chức cũng như nhân sự ở các cơ quan này là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng ADPL, bởi chất vì lượng ADPL suy đến cùng là do con người và phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của những người trực tiếp làm công tác ADPL như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên VKS.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Bản Chất Pháp Lý Của Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Nội Dung Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Tình Hình Tội Phạm Những Năm Gần Đây Ở Thành Phố Hải Phòng
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 9
- Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Việc Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Mặc dù công việc áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự do những người có thẩm quyền thực hiện, song yếu tố tổ chức, yếu tố công tác cán bộ lại tác động, chi phối rất mạnh mẽ, xét cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, ở trung ương và địa phương. Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thực tiễn chỉ đạo điều hành đã luôn chú ý xây dựng và hoàn thiện bộ máy, xác định rò cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của Cục điều tra, các Vụ nghiệp vụ, các VKS xét xử phúc thẩm, Văn phòng, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tương ứng với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với Hiến pháp và Luật Tổ chức VKS. Xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để chỉ đạo hướng dẫn cụ thể đối với VKSND cấp dưới trong THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Yếu tố hợp lý, khoa học về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò và đội ngũ cán bộ, KSV có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của VKSND. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng VKSND tối cao về nhiệm vụ công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trước hết phải thông qua VKSND tỉnh. Vị trí vai trò của VKSND cấp tỉnh được đảm bảo về cơ cấu tổ chức, trong đó có vai
trò của Lãnh đạo viện các Phòng nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên. Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, một đội ngũ cán bộ, KSV có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt thì VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành trong điều kiện đổi mới hiện nay, cụ thể là sẽ phát huy được chức năng quan trọng, bảo đảm ADPL trong THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra đối với tất cả các loại tội phạm.
Viện kiểm sát cấp huyện được coi là cấp cơ sở trong cơ cấu tổ chức của VKSND, đặc biệt là việc tăng thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện theo quy định tại Điều 170 BLTTHS, theo đó VKS cấp huyện thực hiện quyền THQCT đối với cả những tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt đến 15 năm tù. Vì vậy, tổ chức VKSND cấp huyện chặt chẽ, trình độ chuyên môn và chính trị của đội ngũ KSV cấp huyện được nâng cao bằng hình thức đào tạo chuyên sâu và bằng biện pháp luân chuyển cán bộ từ cấp tỉnh xuống mới đáp ứng được nhu cầu.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã nhận định về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực của các cơ quan tư pháp là: tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, hỗ trợ tư pháp còn thiếu thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử [6].
Ngoài yếu tố về tỏ chức bộ máy, ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND còn chịu sự tác động của mối quan hệ giữa các cơ quan điều tra và VKSND. Pháp luật cũng đã quy định về nguyên tắc của mối quan hệ này nhưng trong thực tiễn, không phải khi nào, ở đâu cũng vận hành đúng đắn mối quan hệ đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính đúng đắn của các quyết định pháp luật. Tuy về mặt pháp lý, VKSND có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự nước ta với hai chức năng hiến định là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. VKSND được đánh giá như là:
Cơ quan quyết định các nhiệm vụ tố tụng trong giai đoạn điều
tra... tuy nhiên, thực tế, VKS chưa hoàn toàn thực hiện được do không tham gia sâu vào quá trình điều tra vụ án hình sự, không quyết định chỉ đạo việc điều tra. Tuy pháp luật quy định cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS nhưng đây mới chỉ là sự ràng buộc về thủ tục pháp lý, còn nội dung các hoạt động điều tra lại phụ thuộc chủ yếu vào các điều tra viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thu trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra [10].
Hoạt động của các cơ quan tư pháp trong tố tụng hình sự có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung cho nhau, kết quả của hoạt động này là tiền đề cho hoạt động kế tiếp. Chất lượng, hiệu quả ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự như vậy phụ thuộc vào không chỉ ở mô hình tổ chức hợp lý mà còn ở mối quan hệ đúng đắn giữa VKS và cơ quan điều tra, ở sự tuân thủ pháp luật và sự phối kết hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật.
- Yếu tố về đội ngũ cán bộ cơ quan điều tra, VKS có tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.
Điều kiện đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của ADPL trong trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự trước hết chính là năng lực chuyên môn, kỹ năng, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ cơ quan điều tra và VKSND. Là công việc khó khăn, phức tạp vì động chạm đến nhiều chủ thể, nhiều công đoạn trong việc điều tra vụ án hình sự, cho nên đòi hỏi ở người kiểm sát viên bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, khách quan, vô tư và dũng cảm cùng sự tận tâm, có trách nhiệm với nhiệm vụ, thiên chức của bản thân nói riêng và của ngành kiểm sát nói chung. Và lớn hơn nữa đó chính là ý thức trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chính trị - pháp luật đối với quyền, lợi ích của con người, bảo vệ công lý, không làm oan cho người vô tội đồng thời không bỏ lọt tội phạm. Bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên cũng có những đặc thù riêng so với các chức danh tư pháp khác.
- Yếu tố về chính sách, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ, bảo vệ từ phía nhà nước, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của xã hội đối với cán bộ ngành kiểm sát
Đây là yếu tố đảm bảo cho tính đúng đắn, hiệu quả của ADPL trong hoạt động KSĐT. Trong tình hình hiện nay, ngoài chính sách, chế độ phù hợp cuộc sống và tương xứng với tình chất đặc thù, vị thế, vai trò của hoạt động kiểm sát tư pháp, thì rất càn đến việc đảm bảo an toàn cho cán bộ ngành kiểm sát cũng như cán bộ tư pháp nói chung.
- Yếu tố về kiểm tra, giám sát nhà nước và xã hội đối với hoạt động KSĐT các vụ án hình sự và hoạt động điều tra vụ án hình sự
Hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được xác định như là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, cụ thể ở Điều 31 BLTTHS năm 2003. Chủ thể có quyền giám sát theo quy định này là: cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử; đối tượng giám sát là cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; phạm vi giám sát là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành tố tụng. Khi giám sát nếu có phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiền hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của BLTTHS.
Hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức xã hội, của các đại biểu dân cử đối với hoạt động ADPL trong việc giải quyết án hình sự của CQĐT, VKS trong điều tra, THQCT ở giai đoạn điều tra có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo tính công khai, rò ràng minh bạch trong hoạt động của cơ quan điều tra và VKS, góp phần bảo đảm cho ADPL của các cơ quan này đúng pháp luật, đạt được yêu cầu cao nhất là bảo vệ quyền, lợi ích của con người, của công dân, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Ngoài các yếu tố cơ bản nêu trên thì cũng còn nhiều yếu tố tác động đến để đảm bảo cho ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự có chất lượng, hiệu quả. Một trong số đó là các yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động tác nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Là một chương lý luận quan trọng, nền tảng của luận văn, trong nội dung chương một tác giả đã phân tích toàn diện các hợp phần cơ bản, các khái niệm công cụ để làm rò bản chất pháp lý và đặc trưng, nội dung cơ bản của Ấp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Cách tiếp cận của luận văn là trình bầy nhận thức cơ bản về áp dụng pháp luật, đặc điểm của áp dụng pháp luật trong mối quan hệ với các hình thức thực hiện pháp luật khác. Tác giả từ đó đã tập trung phân tích khái niệm, các đặc điểm, các giai đoạn và nội dung chủ yếu về ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Thuộc nội dung cơ sở lý luận về ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND còn bao gồm các yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả của ADPL.
Nội dung phân tích cơ sở lý luận trong chương 1 sẽ là điều kiện để đánh giá thực trạng và luận giải, đề xuất quan điểm, giải pháp về đảm bảo chất lượng, hiệu quả của ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng
Hải Phòng - thành phố Cảng, cửa ngò chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, đường ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của Thủ đô Hà Nội. Hải Phòng nằm phía Đông Bắc miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102km, có diện tích
152.300 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên của cả nước (theo số liệu thống kê năm 2001). Hải Phòng là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ; có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Duyên hải Bắc bộ; là thành phố ven biển thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp Biển Đông dài khoảng 300km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, có 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn), có 8 huyện (An Lão, An Dương, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo). Với số lượng dân cư là 1.852.700 người, trong đó có khoảng 863.000 người sinh sống ở thành thị, 990.000 người sinh sống ở nông thôn (theo số liệu thống kê năm 2009).
Mật độ dân cư bình quân 1207 người/km2.
Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm loại I cấp quốc gia, một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh); là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam - Trung Quốc, có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, có cảng biển, có sân bay và mạng lưới giao thông khá đồng bộ: các tuyến đường quốc lộ, đường sắt, đường biển là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Hải Phòng với các tỉnh khác trong
nước và quốc tế; có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Hải Phòng đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp sản xuất, sản phẩm xuất khẩu và kinh tế biển.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về sự phát triển của Hải Phòng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước (từ năm 2001 - 2015), thành phố đã đạt được những kết quả như sau:
Về kinh tế: thành phố phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục được nâng lên. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh của thành phố được nâng lên. Tốc độ tăng GDP bình quân gấp gần 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước; GDP bình quân đầu người đạt
1.500 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ lực, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên. Hoạt động thương mại phát triển khá nhanh và toàn diện. Du lịch có bước phát triển khá, cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, thêm nhiều khách sạn, nhà hàng, nhiều công trình văn hoá lịch sử được tôn tạo. Bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về văn hóa - xã hội: có chuyển biến tích cực tiến bộ, gắn với phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện, nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng. Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tiến bộ. Phòng, chống, dập tắt kịp thời các loại dịch bệnh. Thực hiện chính sách xã hội, giải quyết vấn đề bức xúc và thực hiện công bằng xã hội được quan tâm, có tiến bộ rò trên nhiều mặt. Công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội tiếp tục được tăng cường. Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững. Hệ thống chính trị được xây dựng vững chắc, hoạt động có hiệu quả.
Cùng với sự ra đời của hệ thống VKSND của nước ta, VKSND thành phố Hải Phòng được thành lập từ năm 1960. Hiện nay, tổ chức bộ máy của VKSND thành