Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 13

áp dụng quy định về Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt này là bắt buộc hay không mang tính bắt buộc. Chính vì vậy, kể từ khi có BLTTDS đến nay, quy định về Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt không được áp dụng trong thực tiễn hoạt động xét xử vụ án dân sự của TAND các cấp. Do đó, bên cạnh việc sửa đổi Điều 52 theo hướng đã nêu ở trên, cần bổ sung quy định rò như thế nào được coi là "trường hợp đặc biệt”.

Về quyền hạn của HĐXX phúc thẩm được hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại:

HĐXX phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại trong hai trường hợp:

- Thành phần của HĐXX sơ thẩm không đúng quy định BLTTDS. Đây là trường hợp thành phần HĐXX sơ thẩm không tuân theo đúng quy định tại Điều 52 BLTTDS; Thành phần HĐXX sơ thẩm tuân theo đúng quy định của pháp luật nhưng thẩm phán, hội thẩm nhân dân đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, đã hết nhiệm kỳ chưa được tái nhiệm, bầu lại mà vẫn xét xử hoặc thẩm phán, hội thẩm nhân dân thuộc những trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 46, 47 BLTTDS nhưng họ vẫn tham gia xét xử;

- Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Do BLTTDS không có quy định cụ thể các trường hợp sai sót bị coi là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng nên việc đánh giá trường hợp nào là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của HĐXX. Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể các sai sót nào được coi là vi phạm về thủ tục tố tụng? sai sót đó đến mức độ nào thì coi là nghiêm trọng để hủy bản án, quyết định sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án về cho TA cấp sơ thẩm xét xử lại, dẫn đến việc HĐXX phúc thẩm áp dụng không thống nhất khi thực hiện quyền hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TA cấp sơ thẩm giải quyết lại.

Mặt khác, do chưa có quy định cụ thể như thế nào là vi phạm nghiêm

trọng thủ tục tố tụng dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án cấp trên áp dụng một cách máy móc quy định này để huỷ án để xét xử lại, trong khi nội dung giải quyết không có gì thay đổi.

Ví dụ: Trường hợp cấp sơ thẩm xét xử bản án Hôn nhân và gia đình có tranh chấp về nhà đất, bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Khi xét xử phúc thẩm phát hiện thấy cấp sơ thẩm chưa ghi lời khai của người đang thuê nhà trên tài sản tranh chấp của vợ chồng, mặc dù vợ chồng khai nhận, người thuê nhà không sửa chữa xây dựng gì trong thời gian thuê. Nhưng trường hợp này, cấp phúc thẩm đều huỷ án do thiếu người tham gia tố tụng, kể cả bản án sơ thẩm đã thực hiện đúng các thủ tục tố tụng và đường lối xét xử đúng pháp luật. Trường hợp này hoàn toàn có thể khắc phục được ở cấp phúc thẩm mà không cần huỷ bản án sơ thẩm vì khi huỷ án, cấp sơ thẩm phải tiến hành lại thủ tục tố tụng, đưa thêm người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng nội dung bản án không có gì thay đổi, làm vụ án bị kéo dài, gây mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan Toà án.

Theo chúng tôi, không phải tất cả các vi phạm pháp luật TTDS của TA cấp sơ thẩm đều là căn cứ để HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà chỉ nếu những vi phạm pháp luật TTDS này phải đến mức nghiêm trọng tức là làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, thì HĐXX phúc thẩm mới hủy án để xét xử lại. Còn những vi phạm pháp luật TTDS không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bản án sơ thẩm của TA đã giải quyết đúng về nội dung thì không coi là căn cứ để HĐXX phúc thẩm hủy bản án, quyết định và xét xử lại như vi phạm về thời hạn xét xử... Về vấn đề này, trước đây TANDC đã từng hướng dẫn trong Công văn số 196/NCPL ngày 24/02/1965, theo đó:

Bản án sơ thẩm bị chống án về nội dung (mà thường là chỉ chống án về nội dung) sau khi kiểm tra lại toàn bộ vụ án, TA phúc thẩm có thể phát hiện thêm sai lầm, thiếu sót về thủ tục tố tụng. Nếu những thiếu sót đó không nghiêm trọng thì TA phúc thẩm lưu ý TA cấp dưới để rút kinh nghiệm tránh sai sót về sau.... [34].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Từ cách đặt vấn đề như vậy, chúng tôi cho rằng, quy định nêu trên của BLTTDS cần sửa đổi theo hướng: chỉ những vi phạm pháp luật TTDS nghiêm trọng làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, toàn diện, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, thì HĐXX phúc thẩm mới hủy án để xét xử lại.

Ví dụ: Đối với những vụ án có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như điều tra sơ sài, bỏ sót người tham gia tố tụng mà quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia vụ án này làm thay đổi nội dung vụ án; hoặc ADPL sai mà Toà án cấp trên không thể khắc phục thì cấp phúc thẩm, sẽ huỷ án để giải quyết lại.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 13

Về quyền của HĐXX phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

Điều 278 BLTTDS quy định, HĐXX phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại TA cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 BLTTDS. Đây là trường hợp TA cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án đã không phát hiện ra những căn cứ quy định tại Điều 192 BLTTDS và vẫn xét xử vụ án theo thủ tục chung nhưng TA cấp phúc thẩm khi giải quyết lại vụ án đã phát hiện ra vụ án có một trong các căn cứ này nên phải đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy, nếu những căn cứ ở Điều 192 BLTTDS chỉ đến giai đoạn phúc thẩm mới xuất hiện thì TA cấp phúc thẩm ra quyết định gì? Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Đây là một vấn đề mà BLTTDS quy định chưa đầy đủ. Trong khi đó, nếu những căn cứ ở Điều 192 BLTTDS

xuất hiện trong quá trình TA xét lại bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì BLTTDS lại có quy định là TA có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có HLPL và đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 300 và 309 BLTTDS). Do đó, BLTTDS cần bổ sung quy định về trường hợp này. Ví dụ: khi ở giai đoạn phúc thẩm mà xảy ra các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1,Điều 192 BLTTDS, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLTTDS, TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu TA cấp phúc thẩm chỉ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì vẫn chưa đủ mà khi đó TA cấp phúc thẩm còn cần ra quyết định hủy bản án sơ thẩm nữa.

Sửa đổi, bổ sung quy định về sự tham gia của VKSND trong giải quyết các vụ án

BLTTDS ngoài việc quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự còn quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực hiện các nguyên tắc của tố tụng dân sự nhằm giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật thì nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự là nguyên tắc đầu tiên và là một trong những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động tố tụng dân sự. Nói đến hoạt động tố tụng dân sự, trước hết phải kể đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ các quy định của BLTTDS, bởi lẽ: mọi vi phạm pháp luật hoặc việc không đúng, không đầy đủ có thể dẫn đến việc quyết định giải quyết sai không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây tổn hại đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm lòng tin của nhân dân vào hiệu lực và sự

công minh của pháp luật. Việc nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ các quy định của BLTTDS không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng mà còn là nhiệm vụ của những người tham gia tố tụng. VKSND là một trong những cơ quan tư pháp tiến hành tố tụng có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời đúng pháp luật - đây là một nội dung thuộc chức năng Hiến định của VKSND - chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Trong bối cảnh tình hình mới, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội Đảng lần thứ XI vẫn tiếp tục khẳng định việc duy trì cơ chế một Đảng Cộng sản duy nhất nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội; tiếp tục khẳng định và quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và tăng cường yếu tố kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan, là một đòi hỏi tự thân của tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Trong các cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực tư pháp thì cơ chế kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là một cơ chế hữu hiệu, bởi vì, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng tư pháp (kể cả tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính), có đủ năng lực, kinh nghiệm và các quyền năng tố tụng để tổ chức thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng.

Nghiên cứu lịch sử pháp luật về quyền khởi tố/khởi kiện vụ án dân sự

của Viện kiểm sát ở Việt Nam cho thấy, thẩm quyền này đã được quy định cho Cơ quan công tố/kiểm sát ở Việt Nam ngay từ năm 1945 đến trước khi BLTTDS có hiệu lực thi hành.

Cụ thể: trong giai đoạn 1945-1960: Đối với việc giải quyết các vụ án dân sự và kinh tế, Công tố viện được giao một số thẩm quyền nhất định có thể xác định qua 3 nhóm quyền hạn đặc trưng. Trước hết, Công tố viện có nghĩa vụ bảo vệ, can thiệp, khởi kiện vụ án dân sự trong một số trường hợp pháp luật quy định. Theo Điều 30 Sắc lệnh 51, biện lý có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị thành niên, của người bị cấm quyền và của các pháp nhân hành chính. Biện lý có quyền đứng làm chánh tố hay là nguyên đơn chính trong các việc kiện về dân sự theo thẩm quyền. Nhóm quyền hạn tiếp theo là thẩm quyền tham gia xét xử tại phiên toà. Biện lý bắt buộc phải có mặt không những trong phiên toà hình sự mà còn cả ở các phiên xử án dân sự và cũng có quyền phát biểu tại phiên toà, yêu cầu Toà án áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chứng tỏ sự thật của vụ án (Điều 26 Sắc lệnh 51). Nhóm quyền hạn thứ ba của Công tố viện liên quan đến hoạt động thi hành án. Chưởng lý và biện lý có thẩm quyền giám sát việc thi hành án (Điều 26, 40 Sắc lệnh 51; Điều 1 Sắc lệnh 130). Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ Tư pháp về việc thi hành các án hình và hộ, đoạn 4 cũng quy định rò: “Mỗi khi có trở lực trong việc chấp hành, ông Biện lý có bổn phận can thiệp để tỏ rò nhiệm vụ làm cho pháp luật được tôn trọng” [1].

Như vậy, trong tố tụng dân sự khi đó, có thể thấy tuy rằng việc hộ hay dân sự, kinh tế thuộc quyền tự định đoạt của các bên; nhưng luật pháp lúc đó cũng đã xác định Công tố viện cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của một số đối tượng không có hoặc do hạn chế khả năng tự bảo vệ quyền lợi hay có vai trò đại diện cho pháp nhân công.

Trong giai đoạn 1960-2004: Hoạt động khởi tố các vụ án dân sự được quy

định cho Viện công tố (ngay từ khi ngành kiểm sát chưa ra đời), đã được tiếp tục ghi nhận tại Luật TCVKND 1960, Luật TCVKSND 1981, Luật TCVKSND năm 1988, Luật TCVKSND 1992, Luật TCVKSND 2002. Tất nhiên, VKSND không có quyền khởi khởi tố vụ án dân sự trong mọi trường hợp mà chỉ được quyền khởi tố trong các trường hợp tương tự các quy định trước đây như: khi đương sự không thể tự khởi kiện, trong các trường hợp gây thiệt hại cho tài sản XHCN, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú; xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát cho thấy, trước khi BLTTDS có hiệu lực thi hành, thông qua việc thực hiện thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, trong giai đoạn 2002 – 2004, Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành khởi tố 104 vụ án dân sự (bao gồm cả các vụ án hôn nhân và gia đình) [1], góp phần ngăn chặn vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, thu hồi cho Nhà nước số lượng lớn tài sản bị chiếm dụng bất hợp pháp hoặc gây thiệt hại, góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích công dân.

Từ khi BLTTDS có hiệu lực (01/01/2005), VKSND không còn thực hiện quyền khởi tố vụ việc dân sự, mà quyền này được trao cho các cơ quan, tổ chức khác (theo quy định tại Điều 162 BLTTDS năm 2004), với hy vọng là các cơ quan, tổ chức đó sẽ thực hiện quyền này. Thực tế, qua hơn 08 năm thực hiện BLTTDS, chưa có một cơ quan, tổ chức nào thực hiện quyền khởi kiện vụ việc dân sự nói chung và các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của những người không có khả năng tự bảo vệ mình. Điều đó cho thấy, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ bị “thả nổi”.

Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấy:

Cơ quan công tố/kiểm sát ở các nước đều có vai trò nhất định trong tố tụng dân sự. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có tổ chức cơ quan công tố lâu đời như Pháp, Nhật Bản đều quy định cơ quan công tố/kiểm sát có trách nhiệm bảo vệ lợi ích Nhà nước và trật tự công cộng, nhân danh Nhà nước để khởi tố/khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; tham gia phiên tòa xét xử một số vụ án, phát biểu ý kiến về việc, thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm…. Ví dụ: Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp, Viện công tố có thể tự mình: khởi kiện (khởi tố) để yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 184, 191); khởi kiện để yêu cầu Tòa án tước quyền của cha mẹ đối với con của họ (Điều 378-1); đưa ra yêu cầu Tòa án giao đứa con cho người thứ ba chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 289, 373-3, 374-1); đưa ra yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục đối với vị thành niên chưa có quyền tự lập trong trường hợp nếu sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của vị thành niên đó trong tình trạng báo động hoặc trong trường hợp nếu các điều kiện giáo dục bị tổn hại nghiêm trọng (Điều 375); đưa ra yêu cầu Tòa án quyết định việc mở giám hộ đối với người thành niên cần được giám hộ một cách liên tục trong đời sống dân sự (Điều 493)…

Trong tố tụng dân sự Nhật Bản, Công tố viên Nhật Bản có vai trò như người đại diện cho lợi ích công, tham gia tố tụng với vị trí là người đại diện cho những đương sự không có khả năng tự thực hiện các quyền dân sự của mình. Bộ luật dân sự Nhật Bản có khá nhiều điều luật quy định về thẩm quyền của Công tố viên trong lĩnh vực này, như: quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người thường xuyên nằm

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí