Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 12

Công an thôn, xã được không? Về tố tụng, Hội đồng xét xử chỉ tuyên bố 02 bị cáo phạm tội "Cố ý gây thương tích" nhưng khi quyết định hình phạt lại quyết định hình phạt 03 bị cáo. Từ những sai sót nghiêm trọng về tố tụng, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST của TAND huyện Hà Trung để điều tra và xét xử lại theo thủ tục chung.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 156/2009/HSPT ngày 22/9/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 10/2009/HSST ngày 14/7/2009 của TAND huyện Nga Sơn với lý do hành vi trộm cắp bánh xe ôtô dự phòng bán được 1.100.000 đồng, Hội đồng định giá tài sản xác định là

1.700.000 đồng của bị cáo Mai Trọng Đồng không cấu thành tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại BLHS sửa đổi, bổ sung. Việc hủy bản án này là do Tòa án cấp sơ thẩm đã không nắm bắt kịp thời các văn bản bản pháp luật mới.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 82/2008/HSPT ngày 25/6/2008 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 09/2008/HSST ngày 25/6/2008 của TAND thị xã Sầm Sơn đối với Trịnh Tứ Khuyến do bị cáo là thương binh nặng 1/4, vết thương trên đầu của bị cáo có ảnh hưởng đến thần kinh của bị cáo, gây án cũng có thể do xung đột của bệnh thần kinh, do vết thương tái phát. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm đã không cho bị cáo đi giám định tâm thần và cũng không mời luật sư, người đại diện hợp pháp của bị cáo tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, là vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Vì vậy hủy án sơ thẩm đối Trịnh Tứ Khuyến để điều tra và xét xử lại theo thủ tục chung.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 182/2008/HSPT ngày 13/11/2008 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 19/2008/HSST ngày 31/7/2008 của TAND huyện Hậu Lộc đối với Ngô Đình Chung. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo đưa ra chứng cứ ngoại phạm không rò ràng, bị cáo khai đêm xảy ra vụ án bị cáo đi Hà Nội nhưng không biết địa chỉ ở khu vực nào, lời khai của các nhân chứng đối lập nhau tại phiên tòa sơ thẩm và

phúc thẩm. 03 nhân chứng đã phủ nhận lời khai trước đây tại cơ quan điều tra cho rằng trước đây họ đã khai theo hướng dẫn của điều tra viên. Những tình tiết quan trọng của vụ án chưa được cơ quan điều tra làm sáng tỏ. Quá trình điều tra cấp sơ thẩm không thành lập hội đồng định giá theo nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ. Với những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng của cấp sơ thẩm và những chứng cứ ở cấp phúc thẩm không thể khắc phục được, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Trong vụ án này, chứng cứ buộc tội và gỡ tội không rò ràng, cấp phúc thẩm đã thận trọng lựa chọn phương án hủy án để điều tra lại để xác định chính xác các tình tiết của vụ án.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 28/2006/HSPT ngày 09/3/2006 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 57/2005/HSST ngày 28,29/12/2005 của TAND huyện Tĩnh Gia đối với Lê Công Thu. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, bị cáo đều không nhận tội. 03 nhân chứng trực tiếp có mặt tại hiện trường từ đầu khai không nhìn thấy bị cáo ném bị hại, 01 nhân chứng đến sau khẳng định thấy bị cáo ném bị hại, bị hại khẳng định chính bị cáo ném mình gây thương tích. Các lời khai của bị cáo, bị hại và các nhân chứng đều mâu thuẫn với nhau ngay từ giai đoạn điều tra, nhưng cấp sơ thẩm không trả hồ sơ để cơ quan điều tra cho tiến hành đối chất để làm rò hành vi phạm tội của bị cáo là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 45/2007/HSPT ngày 27/3/2007 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 18/2007/HSST ngày 22/01/2007 của TAND thành phố Thanh Hóa đối với Nguyễn Đoan Hải. Kết quả giám định thương tích của bị hại là 18% sức khỏe, nhưng sau khi xử sơ thẩm 15 ngày (sau khi bị gây thương tích gần 07 tháng) thì bị hại chết. Đại diện hợp pháp của bị hại cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của bị hại là do hành

vi gây thương tích của bị cáo và yêu cầu điều tra lại. Xét thấy đây là tình tiết mới mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục tại phiên tòa phúc thẩm, cần trưng cầu giám định xác định nguyên nhân cái chết của bị hại có liên quan đến hành vi của bị cáo hay không? Vì vậy hủy án sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 144/2007/HSPT ngày 27/11/2007 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 08/2007/HSST ngày 22/06/2007 của TAND huyện Triệu Sơn, với lý do sau khi xét xử sơ thẩm bị hại có đơn đề nghị giám định lại vết thương ở mắt trái. Kết quả giám định là 33% hành vi phạm tội đã phạm vào khoản 2 điều 104 BLHS, trong khi kết quả giám định lần đầu là 19%, bị hại kháng cáo chỉ đề nghị xử phạt tù giam bị cáo, không đề nghị tăng án và tăng khung hình phạt nên cấp phúc thẩm không có căn cứ để tăng hình phạt đối với bị cáo. Vì vậy hủy án sơ thẩm để truy tố xét xử lại theo thủ tục chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 01/2008/HS-GĐT ngày 27/11/2008 của TAND tỉnh Thanh Hóa hủy bản án hình sự sơ thẩm số 26/2008/HSST ngày 24/6/2008 của TAND huyện Cẩm Thủy đối với Tống Văn Thắng. TAND huyện Cẩm Thủy xử phạt bị cáo Thắng bằng thời hạn tạm giam là 02 tháng 24 ngày tù về tội "Trộm cắp tài sản" là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vì điều 33 BLHS quy định mức hình phạt tối thiểu là 03 tháng.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 05/2009/HS-GĐT ngày 12/8/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa hủy bản án hình sự sơ thẩm số 150/2008/HSST ngày 18/7/2008 của TAND thành phố Thanh Hóa đối với Nguyễn Mạnh Cường. Do áp dụng tình tiết định khung hình phạt "Tái phạm nguy hiểm" để xét xử bị cáo theo điểm c khoản 2 Điều 138 BLHS là không chính xác, vì bị cáo tuy bị 03 lần kết án nhưng bị cáo đều có hành vi phạm tội trước khi bị kết án của vụ đầu tiên, do vậy hành vi trộm cắp tài sản bị truy tố và xét xử tại bản án hình sự sơ thẩm số 150/2008/HSST ngày 18/7/2008 của TAND thành phố Thanh Hóa đối với Nguyễn Mạnh Cường chỉ thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 12

Tại quyết định giám đốc thẩm số 07/2009/HS-GĐT ngày 26/10/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa hủy bản án hình sự sơ thẩm số 20/2009/HSST ngày 07/7/2009 của TAND huyện Ngọc Lặc đối với Nguyễn Viết Văn. Ngoài hành vi bán ma túy cho các đối tượng nghiện ma túy, bị cáo còn tổ chức cho con nghiện sử dụng ma túy dưới bếp nhà mình, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ngọc Lặc chỉ xét xử bị cáo về hành vi bán ma túy mà không truy cứu trách nhiệm hình sự tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" là bỏ lọt tội đối với bị cáo.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua thực tiễn ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2006 đến năm 2010 (05 năm), nghiên cứu 43 vụ án hình sự bị hủy để điều tra hoặc xét xử lại, 02 vụ án bị Tòa án cấp trên thay đổi về tội danh, 02 vụ án xử oan người không có tội, 01 vụ bỏ lọt tội phạm, luận văn phân tích một số vụ án có sai lầm nghiêm trọng và rút ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai lầm trong việc ADPL hình sự của Tòa án như sau:

Thứ nhất: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử của một số thẩm phán và hội thẩm nhân dân còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử.

Chủ thể ADPL hình sự tại Tòa án là Hội đồng xét xử tiến hành hoạt động ADPL chủ yếu tại phiên tòa. Vì vậy chất lượng ADPL phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực ADPL của mỗi thành viên Hội đồng xét xử.

Công tác nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử chưa tốt, chưa phát hiện được những điểm mâu thuẫn và không thống nhất giữa các tình tiết của vụ án, cũng như các thiếu sót về mặt tố tụng trong quá trình điều tra, còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, chưa chủ động làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử không nắm vững các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm cụ thể của từng loại tội danh, dẫn đến xác định sai tội danh đối với bị cáo.

Hội đồng xét xử đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, suy diễn chủ quan nên không xác định được sự thật khách quan của vụ án.

Hội đồng xét xử không đánh giá đúng vai trò đồng phạm của từng bị cáo hoặc xác định có hay không có việc đồng phạm dẫn đến xác định tội danh sai trong vụ án có nhiều bị cáo.

Hội đồng xét xử không kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan nên dẫn đến xác định sai tội danh đối với bị cáo.

Thứ hai: Cơ quan điều tra điều tra không đầy đủ các tình tiết của vụ án hoặc các cơ quan giám định không giám định chính xác, dẫn đến rất khó khăn cho Hội đồng xét xử trong việc xác định tội danh cũng như các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của bị cáo, có nhiều tình tiết không thể xác định tại phiên tòa. Thực tế nhiều vụ án sai lầm trong việc ADPL là do cơ quan điều tra đã điều tra thiếu khách quan, toàn diện vụ án, bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng của vụ án, mặc dù được yêu cầu bổ sung nhiều lần nhưng vẫn không được điều tra làm rò các tình tiết cụ thể của vụ án. Mặc dù xét xử độc lập nhưng việc ADPL được chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào kết quả điều tra vụ án của cơ quan điều tra. Bên cạnh việc cần phải có kết quả điều tra khách quan, toàn diện đối với vụ án thì kết quả giám định là chứng cứ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tội danh, khung hình phạt áp dụng đối với bị cáo. Vì vậy kết quả giám định khách quan chính xác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án.

Thứ ba: Các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu cương quyết trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, có thể do nể nang, ngại va chạm, bị ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn hoặc do tác động tiêu cực nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt người phạm tội hoặc bỏ bớt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội; áp dụng hình phạt nhẹ không tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo, nhất là các vụ án xâm phạm trật tự công cộng, không có bị hại cụ thể.

Thứ tư: Chế độ đãi ngộ và tuyển chọn, sử dụng thẩm phán còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ xét xử còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm về nhiều mặt hơn trước đây như chế độ tiền lương, phần nào đã bớt khó khăn, cải thiện được đời sống của đội ngũ thẩm phán. Tuy nhiên cộng cả lương và các loại phụ cấp thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và sinh hoạt trung bình cho bản thân thẩm phán và gia đình, đặc biệt là các thẩm phán trẻ (lương và phụ cấp dưới 3.000.000 đồng). Dù yêu ngành, yêu nghề, nhưng có không ít thẩm phán đã xin thôi làm thẩm phán để làm công việc khác. Không ít thẩm phán còn đương chức nhưng mãi lo làm việc khác để đảm bảo cuộc sống gia đình, chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, để ADPL được chuẩn xác.

Lao động của thẩm phán là lao động đặc thù, chịu nhiều áp lực, đòi hỏi phải có trí tuệ, bản lĩnh, chuyên môn nghiệp vụ cao. Cần phải có mức lương tương xứng với lao động đặc thù của thẩm phán.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và mong muốn của nhân dân trong đó có ngành Tòa án. Nếu theo tiêu chuẩn của Pháp lệnh Thẩm phán thì có hơn 90% công chức chuyên môn trong ngành Tòa án có đủ điều kiện bổ nhiệm thẩm phán. Tiêu chuẩn chủ yếu là có bằng Đại học luật, có chứng chỉ đã qua lớp đào tạo thẩm phán của Học viện tư pháp và thâm niên công tác tùy theo ngạch thẩm phán cấp nào. Điều quan trọng nhất là năng lực thực tiễn và hiệu quả công tác lại chưa được chú trọng đúng mức. Vì nhiều lý do mà vẫn còn hiện tượng người được lựa chọn làm thẩm phán, thậm chí là chánh án, phó chánh án, chánh tòa, phó chánh tòa chuyên trách không phải là những người xuất sắc về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử vượt trội hơn những người khác, tạo tâm lý bất mãn, tiêu cực đối với những người có năng lực trình độ thật sự không được tuyển chọn đề bạt kịp thời, chưa tạo được không khí thi đua học tập, nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để được đề bạt bổ nhiệm.

Mức lương của thẩm phán không căn cứ vào hiệu quả công tác, chất lượng, số lượng các vụ án đã giải quyết. Bản án chính là sản phẩm của Hội đồng xét xử, của thẩm phán, thể hiện trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán, không phải là thước đo để trả lương cho thẩm phán. Tuy nhiên nếu tỷ lệ án bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan của thẩm phán có thể thẩm phán không được tái nhiệm, điều này dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thẩm phán và thiếu công bằng đối với các thẩm phán. Nếu số thẩm phán nhiều hơn nhu cầu thực tế thì ngân sách trả lương bị chia nhỏ, khó nâng cao được đời sống của thẩm phán. Nếu số thẩm phán ít hơn nhu cầu thực tế tạo áp lực quá lớn có thể thẩm phán sẽ không xét xử kịp thời các vụ án. Thẩm phán xét xử tốt, nhiều vụ án có thể lương thấp hơn thẩm phán xét xử số vụ án ít hơn, thậm chí chất lượng thấp hơn nhưng có thâm niên cao hơn. Đây là bất cập rất lớn, gây trì trệ trong hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có Tòa án.

Việc cấp kinh phí của TANDTC cho các Tòa án địa phương cũng còn nhiều bất cập. Kinh phí cấp theo biên chế chứ không phải theo số vụ án. Tòa án nào nhiều người thì nhiều kinh phí, Tòa án nào ít người thì ít kinh phí mặc dù có thể số lượng án họ giải quyết nhiều hơn, tốt hơn.

Chưa có cơ chế tuyển chọn, đào thải nghiêm khắc đối với thẩm phán. Một mặt vừa có chính sách động viên, đãi ngộ thỏa đáng, vừa phải tạo áp lực để thẩm phán phải luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những thẩm phán xử oan người vô tội, xử sai tội danh chứng tỏ trình độ, năng lực xét xử án hình sự của thẩm phán rất hạn chế nhưng vẫn tiếp tục xét xử án hình sự, làm khả năng mắc sai lầm trong việc ADPL hình sự cao hơn.

Chưa xây dựng được đội ngũ thẩm phán có chuyên môn hóa cao. Do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam còn thấp, ít tài sản để tranh chấp, hiệu quả thi hành án dân sự không cao… nên các loại án dân sự, thương mại, kinh tế, lao động, hành chính, ít hơn án hình sự. Dù có tòa chuyên trách từ cấp tỉnh trở lên, nhưng các tòa chuyên trách khác quá ít án nên các thẩm phán của tòa dân sự, kinh tế, hành chính, lao động vẫn tham gia xét xử án hình sự. Tòa án

cấp huyện thì thẩm phán phải xử nhiều loại án. Mục đích chuyên môn hóa gần như không đạt được. Dù đều là thẩm phán được đào tạo như nhau, nhưng đang xét xử ở một lĩnh vực khác khi sang xét xử án hình sự họ cần phải có thời gian để nghiên cứu về pháp luật hình sự, kỹ năng xét xử án hình sự dẫn đến có những lúng túng, thậm chí sai lầm trong việc ADPL hình sự.

Thẩm phán độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc hiến định. Tuy nhiên do nhận thức chưa đầy đủ nên một số cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương vẫn có ý kiến can thiệp vào các vụ án cụ thể, dẫn tới sai lầm trong việc ADPL. Mặt khác do năng lực chuyên môn hạn chế, một số thẩm phán ỷ lại tập thể cán bộ cơ quan Tòa án hoặc xin ý kiến Tòa án cấp trên.Lẽ ra chỉ là ý kiến tham khảo, nhưng không ít thẩm phán đã mặc nhiên xem ý kiến của tập thể của cấp trên là ý kiến quyết định đối với vụ án. Phiên tòa chỉ là hợp pháp hóa ý kiến của tập thể hoặc cấp trên. Khi ra phiên tòa Hội đồng xét xử đã không chủ động đấu tranh làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, bám sát các diễn biến tranh tụng tại phiên tòa, lúng túng trước các tình tiết mới tại phiên tòa. Dẫn đến tình trạng án bỏ túi như báo chí đã lên án.

Trong những năm qua tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ nghiên cứu, ADPL phục vụ xét xử còn nhiều thiếu thốn. Tòa án Tối cao đã lập trang website riêng của ngành Tòa án nhưng các văn bản pháp luật chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Chưa có chính sách động viên công chức Tòa án cũng như những người quan tâm trao đổi nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu pháp luật.

Thứ năm: Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL của Tòa án chưa hoàn thiện, là nguyên nhân khách quan hạn chế chất lượng ADPL của Tòa án. BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 được xem là bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật lập pháp ở nước ta, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định chưa cụ thể, chỉ mang nguyên tắc chung rất dễ dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau. Dù có nhiều cố gắng nhưng nhà làm luật đã không dự liệu hết các tình huống trong thực tiễn, để khái quát hóa được các dấu hiệu

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí