Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Của Tỉnh Thanh Hóa; Cơ Cấu Tổ Chức Của Tòa Án Nhân Dân Ở Tỉnh Thanh Hóa - Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt

Qua đó làm rò vai trò và các tiêu chí đánh giá chất lượng ADPL hình sự của Tòa án. Kết quả hoạt động ADPL hình sự của Tòa án chủ yếu là các bản án hình sự. Bản án hình sự của Tòa án phải thấu tình đạt lý, nghĩa là đúng người đúng tội đúng pháp luật và có sức thuyết phục cao. Bảo đảm tính công khai, dân chủ, khách quan, minh bạch của hoạt động xét xử, bảo vệ được các quyền lợi chính đáng hợp pháp của những người tham gia tố tụng, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong mỗi giai đoạn cách mạng. Chất lượng của bản án hình sự là thước đo chất lượng hoạt động ADPL hình sự của Tòa án, luôn là mối quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện cải cách tư pháp hiện nay nhằm thực hiện tốt nhất công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN QUA THỰC TIỄN TỈNH THANH HÓA‌


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH THANH HÓA; CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THANH HÓA - NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa - ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực Bắc Mmiền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa có diện tích: 1.112.033 ha; dân số gần 04 triệu người, với 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới. Tỉnh Thanh Hóa được chia thành 27 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 11 huyện trung du, miền núi, còn lại là các huyện đồng bằng hoặc ven biển, là tỉnh có địa giới hành chính rộng lớn, từ trung tâm tỉnh là thành phố Thanh Hóa tới huyện Mường Lát xa nhất 273 km;

Những kết quả chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,7%, gấp hơn hai lần so với bình quân chung của cả nước (6,7%); 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; GDP bình quân đầu người ước đạt 810 USD. Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,9%, trong

đó nông nghiệp tăng 0,6%, lâm nghiệp tăng 8,3%, thủy sản tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1.612 triệu tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 17.533 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.697 tỷ đồng. Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được chăm lo; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với những năm trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được tăng cường, đã bảo vệ an toàn tuyệt đối cho việc tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện cải cách hành chính được quan tâm. Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính được triển khai thực hiện tại các cơ quan hành chính nhà nước tạo thuận lợi trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Những hạn chế, yếu kém:

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 10

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. Các vấn đề xã hội bức xúc như việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về liên kết đào tạo còn bất cập. Tiến độ thực hiện một số dự án xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục còn chậm. Khoa học công nghệ chưa có nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả rò rệt. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững; tình trạng thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra ở miền núi, vùng bị thiên tai.

Trên tuyến vùng cao biên giới, vùng dân tộc, tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy còn diễn biến phức tạp; số người nghiện hút ma túy có xu hướng tăng. Hoạt động tội phạm sử dụng vũ khí nóng tiếp tục tái diễn; Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn, số người chết và bị thương còn lớn. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu.

Các điều kiện, yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc ADPL hình sự của ngành Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2. Tình hình tội phạm ở tỉnh Thanh Hóa

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tội phạm ma túy và các tội phạm có nguyên nhân từ ma túy chiếm tới gần 50% các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn, tội phạm có tổ chức hoạt động theo băng nhóm, bảo kê, đòi nợ thuê, đâm chém thuê, thậm chí các băng nhóm sử dụng súng quân dụng thanh toán lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng…, hàng năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 1.300 vụ án hình sự. Dưới đây là số liệu giải quyết án hình sự mà TAND ở tỉnh Thanh Hóa đã xét xử từ năm 2006 đến năm 2010.

Năm 2006, "Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý 1441 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 2243 bị cáo. Đã giải quyết 1294 vụ, gồm 1984 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 90% về số vụ" [56].

Năm 2007, "Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý 1383 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 2206 bị cáo. Đã giải quyết 1359 vụ, gồm 2171 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 98% về số vụ" [57].

Năm 2008, "Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý 1466 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 2590 bị cáo. Đã giải quyết 1427 vụ, gồm 2463 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 97% về số vụ" [58].

Năm 2009, "Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý 1831 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 2936 bị cáo. Đã giải quyết 1723 vụ, gồm 2752 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 94% về số vụ" [59].

Năm 2010, "Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thụ lý 1621 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 2528 bị cáo. Đã giải quyết 1583 vụ, gồm 2459 bị cáo, tỷ lệ giải quyết đạt 97,7% về số vụ" [60].

Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và tính chất phức tạp của nhiều loại hình tội phạm.

Góp phần thiết thực giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Ngành TAND ở tỉnh Thanh Hóa đã có sự phối

hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Viện kiểm sát và đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng luật đối với các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa


Hệ thống tổ chức của TAND ở Thanh Hóa được chia làm hai cấp theo đơn vị hành chính; cấp huyện có 27 đơn vị TAND (trong đó có 1 thành phố và 2 thị xã). TAND tỉnh có 05 chuyên trách, gồm: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Lao động, Tòa Kinh tế và 03 phòng gồm: Văn phòng (phòng hành chính tổng hợp), Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng giám đốc - kiểm tra. Đến hết năm 2010, ngành TAND tỉnh Thanh Hóa có 353 biên chế, trong đó 287 người có trình độ đại học chiếm 81,3%. TAND tỉnh có 22 Thẩm phán, 25 Thư ký, 6 Thẩm tra viên và 15 công chức khác. Các TAND cấp huyện có 113 Thẩm phán, 142 Thư ký và công chức khác. Trong tổng số 135 Thẩm phán của ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa thì 100% là đảng viên, 100% có trình độ đại học, 49 người có trình độ cao cấp hoặc cử nhân chính trị. Toàn ngành có 474 Hội thẩm là những người có uy tín trong nhân dân, đại diện cho nhân dân trực tiếp tham gia xét xử các vụ án tại Tòa án. Ngành TAND tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, không những tăng về số lượng mà nâng lên cả về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị.

Thực hiện BLTTHS 2003 về việc tăng thẩm quyền xét xử đối với TAND cấp huyện, theo đó TAND cấp huyện được xét xử các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, do đó số lượng án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh giảm dần, đồng thời án hình sự của cấp huyện cũng dần tăng lên. Nhằm đáp ứng yêu cầu mới, những năm qua ngành Tòa án đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn Thẩm phán, kết hợp công tác luân chuyển cán bộ và lãnh đạo theo Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 và Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004, đồng thời cũng

đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Tính đến hết năm 2009 tỉnh Thanh Hóa đã có 27/27 huyện được tăng thẩm quyền xét xử theo quy định của BLTTHS năm 2003. Đối với TAND tỉnh, sau khi tăng thẩm quyền đối với cấp huyện, số lượng án hình sự phúc thẩm sẽ tăng, để đáp ứng yêu cầu TAND tỉnh đã chủ động tăng cường Thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn để tham gia xét xử phúc thẩm.

Để làm tốt công tác ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của tỉnh Thanh Hóa, trước hết phải làm tốt công tác tổ chức, sắp xếp hợp lý biên chế Thẩm phán, cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, TAND tỉnh còn chú trọng bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, đưa đi đào tạo lớp nghiệp vụ để bổ nhiệm Thẩm phán TAND huyện. Mặc dù hoạt động của TAND cấp huyện không phân công chuyên môn hóa trong giải quyết các loại án, nhưng việc đào tạo chuyên sâu cũng cần đặt ra do những yêu cầu của cải cách Tư pháp hiện nay.

Cùng với việc kiện toàn cơ cấu tổ chức để nâng cao chất lượng và bảo đảm tính thống nhất về ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự, việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị cho Thẩm phán làm công tác giải quyết án hình sự là cần thiết. Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán chuyên sâu về nghiệp vụ đối với án hình sự, tổng kết thực tiễn và học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và lý luận pháp lý một cách thường xuyên.

Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo, cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa thực sự đáp ứng cho hoạt động, nhưng ngành TAND tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn làm tốt công tác giải quyết án hình sự, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

2.2. KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THANH HÓA‌

2.2.1 Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm

Kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa từ 2006 đến 2010 gồm:

Năm 2006 giải quyết 312/339 vụ, đạt 92%; Năm 2007 giải quyết 225 /243 vụ, đạt 92,5%; Năm 2008 giải quyết 130/134 vụ, đạt 97%; Năm 2009 giải quyết 111/114 vụ, đạt 97,3%; Năm 2010 giải quyết 108/109 vụ, đạt 99%;

Tỷ lệ giải quyết án hình sự hàng năm đều đạt tỷ lệ từ 92 đến 99% các vụ án đã thụ lý, đúng thời hạn luật định.

Thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử án hình sự cho Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh ít xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hơn trước khi tăng thẩm quyền. Tuy nhiên các vụ án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh lại rất phức tạp về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, số lượng bị cáo đông, địa bàn phạm tội rộng không chỉ trong tỉnh mà có thể xảy ra ở nhiều tỉnh, các vụ án thường có khung hình phạt cao có thể áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình.

Kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND cấp huyện từ 2006 đến 2010 gồm:

Năm 2006 là 852/958 vụ đạt 89%;

Năm 2007 giải quyết 981 /983 vụ, đạt 99,8%; Năm 2008 giải quyết 1085/1116 vụ, đạt 97%; Năm 2009 giải quyết 1386/1484 vụ, đạt 93%; Năm 2010 giải quyết 1277/1312 vụ, đạt 95%

Sau khi thực hiện việc tăng thẩm quyền đối với TAND cấp huyện thì việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự chủ yếu do Tòa án cấp huyện tiến hành. ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm luôn là phần việc chính trong hoạt động ADPL hình sự của Tòa án. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh và áp dụng hình phạt cụ thể đối với mỗi bị cáo.

2.2.2. Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do bị kháng cáo, kháng nghị. Phạm vi của xét xử phúc thẩm theo quy định tại Điều 241 BLTTHS năm 2003: "Tòa cấp phúc thẩm xem xét về nội dung kháng cáo, kháng nghị, nếu cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án" [45]. Ngoài các quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; cấp phúc thẩm còn có quyền sửa bản án, hủy bản án để điều tra hoặc xét xử lại.

Kết quả xét xử hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa từ năm 2006 đến năm 2010, cụ thể:

Năm 2006 là 147 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 10 bị cáo, tăng hình phạt đối với 02 bị cáo, hủy án 02 vụ;

Năm 2007 là 161 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 05 bị cáo, hủy án 02 vụ;

Năm 2008 là 218 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 09 bị cáo, tăng hình phạt đối với 01 bị cáo, hủy án 03 vụ;

Năm 2009 là 226 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 02 bị cáo, 02 bị cáo được tuyên không có tội do thay đổi chính sách hình sự, hủy án 03 vụ;

Năm 2010 là 199 vụ, trong đó chuyển án treo cho 02 bị cáo, hủy án 02 vụ.

Trong 05 năm từ 2006 đến 2010 TAND tỉnh Thanh Hóa đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm đối với 951 vụ án hình sự của tòa án cấp huyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022