Áp Dụng Pháp Luật Trong Giai Đoạn Thi Hành Án Hình Sự

Trong đó chủ yếu là y án sơ thẩm, chỉ thay đổi hình phạt đối với 33 bị cáo do có tình tiết mới tại cấp phúc thẩm (do bị cáo tích cực khắc phục hậu quả) và hủy án 14 vụ án (chiếm 1,47%).

Kết quả xét xử hình sự phúc thẩm của TANDTC đối với các bản án hình sự sơ thẩm do TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, từ năm 2006 đến năm 2010, cụ thể:

Năm 2006 là 110 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 23 bị cáo, hủy án 01 vụ;

Năm 2007 là 103 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 05 bị cáo, hủy án 01 vụ;

Năm 2008 là 53 vụ, trong đó tăng hình phạt cho 01 bị cáo, chuyển tội danh cho 01 bị cáo;

Năm 2009 là 63 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 03 bị cáo, hủy án 02 vụ; tuyên không có tội 01 vụ;

Năm 2010 là 11 vụ, trong đó giảm hình phạt cho 05 bị cáo, tăng hình phạt cho 01 bị cáo, thay đổi tội danh 01 bị cáo, hủy án 01 vụ.

2.2.3. Áp dụng pháp luật trong giai đoạn thi hành án hình sự

Thanh Hóa là địa phương có 03 trại giam của Bộ Công an và một phân trại cải tạo thuộc trại Tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa đóng tại địa bàn. Hàng năm TAND tỉnh Thanh Hóa ra rất nhiều quyết định ADPL trong giai đoạn thi hành án hình sự đối với các phạm nhân chấp hành án tại các trại giam đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2006 đến năm 2010 TAND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thi hành án đối với 1866 người bị kết án, bằng 100% các bản án đã có hiệu lực pháp luật, cụ thể:

Năm 2006 ra quyết định thi hành án đối với 727 người bị kết án; Năm 2007 ra quyết định thi hành án đối với 505 người bị kết án; Năm 2008 ra quyết định thi hành án đối với 231 người bị kết án; Năm 2009 ra quyết định thi hành án đối với 221 người bị kết án; Năm 2010 ra quyết định thi hành án đối với 182 người bị kết án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Từ năm 2006 đến năm 2010 TAND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án đối với 819 người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bị bệnh nặng (chủ yếu bị HIV/AIDS) cần được điều trị, cụ thể:

Năm 2006 tạm đình chỉ chấp hành án đối với: 172 người bị kết án; Năm 2007 tạm đình chỉ chấp hành án đối với: 165 người bị kết án; Năm 2008 tạm đình chỉ chấp hành án đối với: 175 người bị kết án; Năm 2009 tạm đình chỉ chấp hành án đối với: 160 người bị kết án; Năm 2010 tạm đình chỉ chấp hành án đối với: 147 người bị kết án;

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 11

Từ năm 2006 đến năm 2010 TAND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 25550 người bị kết án đã tích cực lao động cải tạo, đang chấp hành hình phạt tù tại các trại giam đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đúng theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Năm 2006 giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 4064 người bị

kết án;


kết án;


kết án;


kết án;


kết án.


Năm 2007 giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 5612 người bị


Năm 2008 giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 6059 người bị


Năm 2009 giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 4581 người bị


Năm 2010 giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 5234 người bị


2.2.4. Áp dụng pháp luật trong giám đốc thẩm, tái thẩm

Từ 2006 đến 2010 TAND ở tỉnh Thanh Hóa không có vụ án nào bị

kháng nghị theo trình tự tái thẩm; quyết định giám đốc thẩm đối với 27 vụ án

hình sự của TAND cấp huyện thuộc tỉnh bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và 21 vụ đã bị hủy án theo trình tự giám đốc thẩm, cụ thể:

Năm 2006 xử giám đốc thẩm 04 vụ, hủy án 03 vụ, bác kháng nghị 01 vụ; Năm 2007 xử giám đốc thẩm 03 vụ, hủy án 01 vụ, bác kháng nghị 02 vụ; Năm 2008 xử giám đốc thẩm 02 vụ, hủy án 02 vụ;

Năm 2009 xử giám đốc thẩm 08 vụ, hủy án 07 vụ, bác kháng nghị 01 vụ;

Năm 2010 xử giám đốc thẩm 10 vụ, hủy án 08 vụ, bác kháng nghị 02 vụ. Từ năm 2006 đến 2010 TANDTC đã hủy theo trình tự giám đốc ở

TAND tỉnh Thanh Hóa 03 vụ án hình sự, hủy cả bản án sơ thẩm của Tòa án cấp huyện và án phúc thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa 02 vụ, hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa và án hình sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC 01 vụ.‌


2.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH THANH HÓA

2.3.1. Những hạn chế

Qua nghiên cứu toàn bộ hoạt động ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa trong 05 năm từ 2006 đến năm 2010, hầu hết các vụ án xét xử đều đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh những thành tích đáng được nghi nhận thì vẫn còn những vụ án bị hủy, cải sửa lớn do sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ, đánh giá vai trò đồng phạm, xác định tội danh, áp dụng hình phạt, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Tòa án cấp huyện bị hủy án 35 vụ án hình sự (theo trình tự phúc thẩm 14 vụ, giám đốc thẩm 21 vụ) trong đó có 01 vụ sau khi hủy để điều tra lại thì cả 02 bị cáo đều không có tội.

Tòa án cấp tỉnh bị hủy 06 vụ án hình sự sơ thẩm và 02 vụ án hình sự phúc thẩm, trong đó có 01 vụ án bị tuyên không có tội, 02 vụ án bị thay đổi tội

danh, 01 vụ án bỏ lọt tội phạm do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không khởi tố và truy tố với 01 bị can đồng phạm trong vụ gây thương tích, khi hồ sơ chuyển sang Tòa án, Hội đồng xét xử đã không trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc khởi tố bị can mà đã bỏ lọt người phạm tội ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Sau đây là một số sai lầm điển hình trong việc ADPL nội dung và ADPL tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tại Tòa án:

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1061/2007/HSPT ngày 27/11/2007 của TANDTC đã tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm số 119/2007/HSST ngày 10/8/2007 của TAND tỉnh Thanh Hóa, đối với: Trịnh Đình Phương - Với lý do không đủ chứng cứ buộc tội bị cáo về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Lời khai của các nhân chứng, vật chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi không phù hợp với nhau, có nhiều tình tiết mâu thuẫn với nhau, cơ quan điều tra đã bỏ qua nhiều tình tiết quan trọng của vụ án. Vì vậy cần phải hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Sau khi điều tra lại, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục truy tố Trịnh Đình phương về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Sau khi xem xét kết quả thực nghiệm điều tra cũng như các chứng cứ khác tại phiên tòa, bản án hình sự sơ thẩm số 68/2009/HSST ngày 30/6/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa và bản án hình sự phúc thẩm số 55/2009/HSPT ngày 29/12/2009 của TADN Tối cao đều tuyên bị cáo không phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", được khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp, được coi là chưa can án.

Ngày 04/6/2007 Hội đồng thẩm phán TANDTC ra bản án số 04/2007/HS-GĐT hủy bản án hình sự phúc thẩm số 756/2006/HSPT của Tòa phúc thẩm - TANDTC và bản án hình sự sơ thẩm số 61/2006/HSST ngày 13/3/2006 của TAND tỉnh Thanh Hóa đối với: Lê Văn Mạnh - bị tuyên phạt tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em, với lý do: tại phiên Tòa sơ thẩm bị cáo không nhận tội và khai phải nhận tội trong giai đoạn điều tra là do bị

các phạm nhân cùng phòng đánh và bắt nhận tội. Về thời gian xảy ra vụ án, lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều mâu thuẫn, cơ quan điều tra chưa làm rò địa điểm cụ thể xảy ra vụ án. Mặc dù lời khai nhận tội của bị cáo có những điểm mô tả chi tiết phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên trong lời khai nhận tội của bị cáo có nhiều mâu thuẫn và thiếu thống nhất nhưng chưa được điều tra hoặc không được đối chất làm rò và quá trình tố tụng còn một số thiếu sót. Nên Hội đồng thẩm phán TANDTC quyết định hủy cả 02 bản án trên để điều tra lại theo thủ tục chung.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 48/2009/HSST ngày 02/6/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt Lương Văn Nam - 18 tháng tù về tội "Phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia". Theo nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ và Công văn số 4028/PC1- P12 ngày 19/8/2009 của Công ty điện lực 1, Tập đoàn điện lực Việt Nam thì hành vi cắt cắt dây néo cột điện 35KV nhánh rẽ Cửa Đạt của Chi nhánh Điện huyện Thường Xuân gây thiệt hại 6.000.000 đồng, không phải là cơ sở vật chất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do đó bị cáo chỉ phạm tội trộm cắp tài sản, nên bản án hình sự phúc thẩm số 494/2009/HSPT ngày 21/8.2009 của TANDTC đã tuyên hủy phần tội danh đối với bị cáo và đình chỉ vụ án đối với bị cáo vì bị cáo mới hơn 14 tuổi (căn cứ điều 12,18 BLHS bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng). Nguyên nhân dẫn đến hủy vụ án này là do cơ quan tiến hành tố tụng đã không cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật có liên quan.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 51/2008/HSST ngày 20/6/2008 TAND tỉnh Thanh Hóa xử Trần Lý Hoài 10 năm tù về tội "Cố ý gây thương tích". Bản án hình sự phúc thẩm số 695/2008/HSPT ngày 25/9/2008 của TANDTC giữ nguyên mức hình phạt và thay đổi tội danh đối với Trần Lý Hoài thành tội "Giết người" vì hành vi dùng dao nhọn đâm 01 nhát vào lưng trái của bị hại gây shock mất máu do vết thương làm rách lách và phổi dẫn tới tử vong là hành vi giết người chứ không phải hành vi gây thương tích như cấp sơ thẩm

đánh giá. Nguyên nhân dẫn đến phải cải sửa án lớn là do cấp sơ thẩm chưa phân tích kỹ và bám sát các dấu hiệu pháp lý của từng tội danh cụ thể nên dẫn tới xác định sai tội danh.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 99/2009/HSST ngày 24/11/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa xử các bị cáo: Đinh Văn Bằng- 16 năm tù, Trần Văn Nam - 17 năm tù, Hoàng Văn Giang- 13 năm tù, Lê Văn Đạt- 10 năm tù, Trần Văn Toản- 13 năm tù, Phan Văn Vũ- 12 năm tù, về tội "Giết người" bản án hình sự phúc thẩm số 210/ 2010/HS-PT ngày 29/4/2010 của TANDTC chỉ xử phạt bị cáo: Bằng- 17 năm tù, Nam - 20 năm tù, Giang - 13 năm tù về tội "Giết người", còn các bị cáo Đạt - 16 tháng tù, Toản - 22 tháng tù, Vũ - 22 tháng tù về tội "Gây rối trật tự công cộng", do chỉ có bị cáo Bằng và Giang là đồng phạm với Nam trong việc "Giết người", còn hành vi của các bị cáo khác chỉ cấu thành tội "Gây rối trật tự công cộng". Cấp sơ thẩm đã không đánh giá đúng vai trò đồng phạm của các bị cáo dẫn tới việc xử sai tội danh đối với 03 bị cáo.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/2008/HS-GĐT ngày 21/3/2008 của Tòa hình sự - TANDTC về vụ án Lê Thị Lan phạm tội "Cố ý gây thương tích" đã hủy bản án hình sự phúc thẩm số 87/2007/HSPT ngày 21/6/2007 của TAND tỉnh Thanh Hóa và bản án hình sự sơ thẩm số 03/2007/HSST ngày 20/3/2007 của TAND huyện Thạch Thành. Do Lê Văn Minh đã giữ tay chị Đông để Lê Thị Lan dùng vật nhọn để rạch mặt chị Đông; kết quả giám định thương tật là 15% nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chỉ khởi tố đối với Lê Thị Lan. Cấp sơ thẩm xử phạt Lê Thị Lan 30 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích"; cấp phúc thẩm xử phạt lê Thị Lan 15 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích". Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Văn Minh là bỏ lọt người phạm tội và làm cho việc giải quyết vụ án không triệt để, nên Tòa hình sự TANDTC quyết định hủy cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND ở tỉnh Thanh Hóa để điều tra lại.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 14/2008/ HSPT ngày 26/02/2008 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 58/2007/HSST ngày

04/12/2007 của TAND huyện Hoằng Hóa. Tại bản cáo trạng số 12/KSĐT/HH ngày 02/4/2007 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa truy tố Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Hữu Sơn về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản" với hành vi phá bức tường của công ty TNHH xứ Đoài. Hội đồng định giá huyện Hoằng Hóa định giá ngày 15/3/2007 định giá thiệt hại 633.500 đồng. Ngày 31/8/ 2007 Hội đồng định giá tài sản của UBND tỉnh Thanh Hóa định giá lại thiệt hại là 441.270 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm kiểm sát viên đã căn cứ vào kết quả định giá tài sản bị hư hỏng thiệt hại 441.270 đồng và bổ sung thêm dấu hiệu dù dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng để bảo vệ quan điểm truy tố 02 bị cáo theo khoản 1 điều 143 BLHS. Theo quy định tại khoản 1 điều 196 BLTTHS quy định "Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử". Việc kiểm sát viên thay đổi, bổ sung dấu hiệu của hành vi phạm tội chỉ bằng lời đề nghị khác với hành vi bị truy tố trong bản cáo trạng. Hành vi được thay đổi, bổ sung dấu hiệu mới này chưa được quyết định truy tố, bị can chưa được nhận quyết định khởi tố, bản cáo trạng và quyết định truy tố để thực hiện quyền bào chữa của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 49 BLTTHS. Việc Tòa cấp sơ thẩm không quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, mà chấp nhận đề nghị thay đổi bổ sung của kiểm sát viên tại phiên tòa để xử phạt cảnh cáo 02 bị cáo về tội " Cố ý làm hư hỏng tài sản" là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên cấp phúc thẩm đã quyết định hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Sau khi điều tra lại thì hành vi của bị cáo chưa đến mức xử lý hình sự, cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra đối với 02 bị can, đình chỉ vụ án. Hậu quả cả anh Sơn và anh Hải đã bị bắt tạm giam từ ngày 24/8 đến 19/10/2006 (gần 02 tháng). Đây là vụ án điển hình mà cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện bị cấp ủy và chính quyền địa phương tác động, dẫn tới bắt giam người không có tội. Mục đích của chính quyền địa phương là muốn bảo vệ nhà đầu tư là doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Khi có tranh

chấp phát sinh giữa nhà đầu tư với người dân, Chính quyền địa phương đã không để cho cơ quan tố tụng độc lập xử lý theo pháp luật, mà nóng vội, chủ quan tác động tới cơ quan tiến hành tố tụng, làm xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tháng 4/2011 Tòa án đã nhận được đơn yêu cầu bồi thường oan sai của 02 công dân này, hiện nay đang trong quá trình giải quyết việc bồi thường oan sai.

Bản án hình sự phúc thẩm số 104/2009/HSPT ngày 22/6/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 05/2009/HSST ngày 10/4/2009 của TAND huyện Mường Lát với lý do bị cáo Hạng A Chua đã vượt qua biên giới để mua ma túy là tình tiết định khung tại khoản 2 Điều 194 BLHS nhưng Tòa án huyện Mường Lát đã xử bị cáo theo khoản 1 Điều 194 BLHS. Tại thời điểm này TAND huyện Mường Lát chưa được tăng thẩm quyền, nên khi giữ xét xử vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng nên đã bị hủy án để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 223/2009/HSPT ngày 29/12/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa đã hủy bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 29/12/2009 của TAND huyện Hà Trung với lý do: Sau khi bắt được anh Ngân đang bắt trộm cá và anh Ngân có thái độ thách thức những người thầu hồ cá, những người thầu hồ cá là Trịnh Văn Chí, Nguyễn Ngọc Duệ, Nguyễn Sơn Tùng đã dùng tay tát vào mặt và dùng gậy đánh anh Ngân, đưa anh Ngân về công an thôn 14 và công an xã Hà Lĩnh thì anh Ngân đã chết do vỡ lách, gãy 02 xương sườn, đa chấn thương. Cấp sơ thẩm tuyên phạt: Trịnh Văn Chí 09 năm tù, Nguyễn Ngọc Duệ 08 năm 06 tháng, Nguyễn Sơn Tùng 08 năm 06 tháng tù đều về tội "Cố ý gây thương tích". Các bị cáo kháng cáo kêu oan cho rằng không chỉ có các bị cáo đánh mà còn cả công an thôn và xã cùng đánh anh Ngân. Lời khai của các nhân chứng có nhiều mâu thuẫn, cơ quan điều tra đã không xác định ngoài 03 bị cáo còn có ai đánh bị hại nữa? không xác định khoảng cách từ nơi anh Ngân bị đánh đến trụ sở Công an xã? Khi anh Ngân bị đánh vỡ lách và gãy 02 xương sườn thì có vác lưới từ nơi bị đánh về trụ sở

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí