Thực Trạng Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Về Thừa Kế Theo Di Chúc


Chương 2‌

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN


2.1 Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc

Theo số liệu thống kê hàng năm (từ năm 1996 đến 2000) của Tòa án nhân dân tối cao thì trong những năm đó, ngành Tòa án đã thụ lý và giải quyết được một số lượng đáng kể các tranh chấp về thừa kế (có tham khảo số liệu lấy từ sách "Một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về thừa kế" của tác giả Tưởng Duy Lượng - Chánh Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002).

Năm 1996, toàn ngành Tòa án đã thụ lý sơ thẩm 3.145 vụ án thừa kế, đã giải quyết 1.624 vụ, trong đó tạm đình chỉ và đình chỉ 395 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 112 vụ, hòa giải thành 302 vụ. Thụ lý phúc thẩm của toàn ngành năm 1996 (thiếu số liệu 03 tháng cuối năm của Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại Đà Nẵng) là 910 vụ, đã giải quyết 589 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 73 vụ, hủy án và đình chỉ 111 vụ, hủy án chuyển cơ quan có thẩm quyền 08 vụ, còn lại là các hình thức giải quyết khác.

Năm 1997, toàn ngành Tòa án đã thụ lý sơ thẩm 2.053 vụ án thừa kế, giải quyết 1.696 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, rút đơn 642 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 90 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 719 vụ. Trong năm 1997, toàn ngành đã thụ lý phúc thẩm 590 vụ án về thừa kế (không có số liệu của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng), đã giải quyết 512 vụ, trong đó giữ nguyên án sơ thẩm 131 vụ, sửa một phần án sơ thẩm 126 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 29 vụ, hủy án và đình chỉ tố tụng 22 vụ, hủy để xét xử lại 57 vụ, chuyển cơ quan khác 08 vụ, còn lại là các hình thức giải quyết khác.


Năm 1998, toàn ngành Tòa án thụ lý sơ thẩm 1.055 vụ án thừa kế, đã giải quyết 663 vụ, trong đó đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn 219 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền 34 vụ, hòa giải thành 112 vụ, xét xử 268 vụ. Trong năm 1998 thụ lý phúc thẩm toàn ngành là 226 vụ, đã giải quyết 153 vụ, trong đó giữ nguyên án sơ thẩm 54 vụ, sửa một phần án sơ thẩm 46 vụ, sửa toàn bộ án sơ thẩm 12 vụ, hủy án và đình chỉ 03 vụ, còn lại là các hình thức giải quyết khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Năm 1999, toàn ngành thụ lý sơ thẩm 2.234 vụ thừa kế, đã giải quyết

1.190 vụ, trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 390 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 78 vụ, hòa giải thành 235 vụ, xét xử 487 vụ.

Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 6

Năm 2000 (theo số liệu 09 tháng), toàn ngành đã thụ lý sơ thẩm 1.438 vụ, đã giải quyết 917 vụ trong đó tạm đình chỉ, đình chỉ, cho rút đơn 331 vụ, chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 52 vụ, hòa giải thành 133 vụ, xét xử 401 vụ. Số vụ thụ lý phúc thẩm toàn ngành là 464 vụ (số liệu 09 tháng), đã giải quyết 322 vụ, trong đó giữa nguyên án sơ thẩm 115 vụ, sửa một phần bản án sơ thẩm 84 vụ, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm 37 vụ, hủy án và đình chỉ 12 vụ, hủy bản án để xét xử lại 49 vụ, hủy bản án và chuyển cơ quan khác 04 vụ, còn lại là các hình thức giải quyết khác.

Qua số liệu thống kê, hàng năm Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý một số lượng đáng kể các vụ án tranh chấp thừa kế. Có thể nhận thấy rằng, tỉ lệ án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm sửa toàn bộ hoặc hủy còn ở mức độ khá cao. Cụ thể:

- Năm 1996: trong tổng số 589 vụ án sơ thẩm đã được giải quyết ở cấp phúc thẩm thì có 73 vụ bị sửa lại toàn bộ án (chiếm 12,39%), hủy và đình chỉ 111 vụ (chiếm 12,8%).

- Năm 1997: trong tổng số 512 vụ án sơ thẩm đã được giải quyết cấp phúc thẩm thì có 29 vụ bị sửa toàn bộ bản án (chiếm 0,56%), hủy án và đình chỉ tố tụng 22 vụ (chiếm 0,429%).


- Năm 1998: trong tổng số 153 vụ án sơ thẩm đã được giải quyết lại ở cấp phúc thẩm thì có 12 vụ án sơ thẩm bị sửa lại toàn bộ bản án (chiếm 0,92%), hủy và đình chỉ 29 vụ (chiếm 1,89%).

- Năm 1999: không thể so sánh được vì không có số liệu thống kê số vụ án đã được xét xử phúc thẩm.

- Năm 2000: trong tổng số 322 vụ án sơ thẩm đã được giải quyết lại ở cấp phúc thẩm thì có 37 vụ bị sửa lại toàn bộ bản án (chiếm 1,149%), hủy và đình chỉ 55 vụ (chiếm 11,4%).

Theo số liệu thống kê trong Báo cáo công tác kiểm sát các năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì trong năm 2001 toàn ngành Tòa án đã thụ lý 112.214 vụ dân sự sơ thẩm, trong năm 2002 toàn ngành Tòa án đã thụ lý 126.720 vụ án dân sự sơ thẩm. Theo số liệu này, cho thấy các tranh chấp dân sự xảy ra trong đời sống thực tiễn ngày càng tăng, điều này phản ảnh đúng thực tế đời sống vật chất ngày càng càng cao của người dân. Hơn nữa, kể từ khi pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận đất có giá trị và quyền sử dụng đất được coi là một quyền tài sản của cá nhân thì quyền sử dụng đất của người chết để lại đôi khi là một loại di sản có giá trị rất lớn vì vậy tranh chấp xảy ra giữa những người thừa kế khác với người đang quản lý và sử dụng diện tích đất đó là một điều tất yếu.

Ngoài các tài sản hữu hình, di sản thừa kế còn có thể bao gồm các tài sản vô hình. Trong khi sự quy định của pháp luật về thừa kế các tài sản này còn khá chung chung và thiếu sót, ví dụ như: việc di sản thừa kế là nhãn hiệu hàng hóa hoặc tên thương mại thì không phải ai cũng có thể thừa kế được, để duy trì phát triển được nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại thì người thừa kế hưởng nó phải có các điều kiện nhất định. Khi người chết lập di chúc cho người thừa kế hưởng quyền về nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại nhưng bản thân người được hưởng di sản lại không thể duy trì được vì không có điều kiện hoặc không có khả năng kinh doanh,...thì trong những


trường hợp này, chắc chắn những người thừa kế khác có năng lực, nhu cầu, điều kiện duy trì được các quyền sở hữu công nghiệp nói trên sẽ tranh chấp dù di chúc có hiệu lực.

Sai sót và khó khăn nhiều nhất là việc đánh giá di chúc hợp pháp hay không hợp pháp, nhất là trong những vụ mà người để lại di sản có nhiều di chúc khác nhau. Do nhận thức về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế nên khi lập di chúc họ không tuân thủ các quy định của pháp luật, chẳng hạn như di chúc miệng không có người làm chứng hoặc nếu có người làm chứng thì nhiều khi lại chính là người trong diện được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Cũng có trường hợp nội dung di chúc chỉ giao quản lý, sử dụng di sản có điều kiện, nhưng khi điều kiện thay đổi, Tòa án vẫn xử theo di chúc; hoặc một bên vợ hoặc chồng lập di chúc nhưng đã định đoạt toàn bộ tài sản chung vợ chồng, định đoạt cả tài sản không thuộc sở hữu của vợ chồng, mà Tòa án vẫn xử công nhận toàn bộ di chúc.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự thì "Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản" [17] không được quyền hưởng di sản. Nhưng trong thực tiễn xét xử, có vụ Tòa án kết luận là di chúc giả và đã xử bác di chúc, song nhiều vụ vẫn cho người xuất trình di chúc giả hưởng thừa kế, số vụ Tòa án xử không cho người giả mạo di chúc hưởng thừa kế là rất ít.

Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, đó là "Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động". Nhưng có vụ người để lại di chúc đã không dành "phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật" cho các đối tượng nói trên song Tòa án vẫn công nhận toàn bộ di chúc của họ là hợp pháp...


2.2. Các trường hợp tranh chấp về thừa kế theo di chúc và nguyên nhân của nó 51‌

2.2.1. Tranh chấp giữa người khác với người thừa kế theo di chúc

Tranh chấp xảy ra khi người lập di chúc đã định đoạt cả tài sản của người khác. Người lập di chúc chỉ có quyền định đoạt tài sản mà mình để lại sau khi chết cho những người thừa kế nếu tài sản đó thuộc sở hữu riêng của họ. Thực tế trong nhiều trường hợp, người lập di chúc đã định đoạt cả phần tài sản của người khác cho người thừa kế. Vì vậy, tranh chấp này thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung theo phần giữa họ với người khác.

Ngoài các tài sản riêng, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, cá nhân có thể còn có phần tài sản trong sở hữu chung theo phần với người khác. Họ chỉ được định đoạt phần quyền của mình trong khối tài sản chung mà không được định đoạt toàn bộ tài sản.

Vì thế, nếu họ định đoạt toàn bộ khối tài sản đó nghĩa là đã định đoạt cả tài sản của người khác nên đương nhiên sẽ xảy ra tranh chấp giữa các đồng chủ sở hữu còn lại với người thừa kế của người đã chết. Nếu tài sản mà người lập di chúc dùng để thiết lập quyền sở hữu chung theo phần với người khác là lấy từ tài sản chung của vợ chồng nhưng họ lại định đoạt toàn bộ phần tài sản đó cho người thừa kế theo di chúc thì người đối ngẫu còn lại sẽ khởi kiện để yêu cầu sở hữu một phần tài sản đó.

- Do người lập di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

Theo quy định, khi vợ hoặc chồng chết trước, tài sản chung hợp nhất của họ được chia đôi, một nửa trong số đó là di sản thừa kế của người đã chết, nửa còn lại là tài sản thuộc sở hữu của người còn sống. Do thiếu hiểu biết


pháp luật nên thông thường khi người chồng hoặc người vợ chết trước thì người còn sống đã định đoạt toàn bộ khối tài sản chung hợp nhất cho người thừa kế theo di chúc. Người vợ hoặc người chồng còn sống với tư cách là chủ sở hữu của 1/2 khối tài sản sẽ khởi kiện để đòi lại phần tài sản của mình từ người được hưởng di sản theo di chúc mà người chồng hoặc người vợ của mình đã lập ra. Nếu người này chết thì những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của họ sẽ khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho họ được hưởng thừa kế phần di sản của người đó.

- Do người lập di chúc đã định đoạt các tài sản mà mình đang thuê, đang mượn hoặc đang ở nhờ nhà của người khác.

Thực tế có nhiều trường hợp trước khi chết người đang thuê, đang mượn hoặc đang ở nhờ nhà của người khác lập di chúc cho con mình hưởng thừa kế ngôi nhà đó, đặc biệt là đối với những hộ đang thuê nhà của Nhà nước hoặc của tập thể. Chủ sở hữu nhà ở khởi kiện đòi lại nhà từ người thừa kế đang chiếm hữu quản lý ngôi nhà đó. Đây thực chất là tranh chấp về nhà ở nên cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với nhà cho thuê để giải quyết. Tuy vậy, cơ quan có thẩm quyền vẫn phải xem xét để tuyên bố phần di chúc liên quan đến ngôi nhà đó là không có hiệu lực pháp luật.

Trong những trường hợp đó, người có tài sản đã bị định đoạt sẽ khởi kiện để yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và tài sản đó sẽ được tách ra để trả lại cho người có tài sản. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của một số người theo di chúc và do đó, sẽ xảy ra tranh chấp giữa họ với nhau. Nếu di chúc không có sự phân định tài sản một cách cụ thể cho từng người thừa kế thì sau khi tách phần tài sản của người khác ra, những người thừa kế theo di chúc sẽ hưởng ngang phần nhau đối với khối di sản còn lại nên trong trường hợp này sẽ không có tranh chấp.


2.2.2. Tranh chấp giữa người thừa kế theo luật với người thừa kế theo di chúc

Tranh chấp này thường phát sinh khi người thừa kế theo luật của người để lại di sản thấy rằng nếu việc thừa kế được chia theo di chúc sẽ ảnh hưởng đến quyền hưởng di sản theo luật của họ. Đồng thời họ cho rằng di chúc mà người chết để lại là di chúc không có hiệu lực pháp luật - Thực chất của việc tranh chấp này chính là tranh chấp về hiệu lực của di chúc. Một số nguyên nhân chính và thường gặp trong thực tế tranh chấp về thừa kế theo di chúc là:

- Do người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự:

Người thừa kế theo luật của người để lại di sản yêu cầu Tòa án xác định di chúc vô hiệu vì cho rằng vào thời điểm di chúc được lập, người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự. Chẳng hạn: vào thời điểm di chúc được lập, người lập di chúc chưa tròn mười lăm tuổi (dù đã có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó) hoặc người để lại di sản tại thời điểm lập di chúc chưa tròn mười tám tuổi hay họ đã tròn mười tám tuổi nhưng bị mất khả năng nhận thức, thiếu sự sáng suốt, minh mẫn...

- Do thiếu tính tự nguyện của người lập di chúc:

Nếu người thừa kế theo luật của người để lại di chúc thấy rằng người để lại di sản đã lập di chúc đó do bị người khác lừa dối hoặc di chúc lập trong tình trạng bị người khác đe dọa, cưỡng bức thì họ sẽ khởi kiện để tranh chấp về hiệu lực của di chúc.

- Do tính xác thực của di chúc:

Trong thực tế, những người thừa kế theo luật của người để lại di sản khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định di chúc vô hiệu để vụ thừa kế được giải quyết theo pháp luật do di chúc để lại thiếu tính xác thực vì những lý do sau đây:


Người lập di chúc không theo đúng trình tự lập mà pháp luật đã quy định

Để nâng cao tính xác thực của di chúc, pháp luật về thừa kế đã quy định chặt chẽ về thủ tục lập đối với từng loại di chúc (Điều 651, Điều 655, Điều 656, Điều 658 Bộ luật Dân sự). Những quy định này vừa mang tính định hướng cho các cá nhân khi lập di chúc vừa mang tính bắt buộc để di chúc được thừa nhận là có hiệu lực pháp luật.

Vì vậy nếu di chúc được lập không tuân theo trình tự và thủ tục đã quy định, sẽ là căn cứ để những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định di chúc vô hiệu.

Hình thức thể hiện của di chúc không đúng với quy định của pháp luật

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự "Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng". Hình thức bằng văn bản của di chúc có thể được thể hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau như viết tay, đánh máy in thành văn bản hoặc copy vào đĩa mềm. Tuy nhiên nếu di chúc bằng văn bản được lập theo trình tự di chúc tự lập thì phương tiện thể hiện theo đúng quy định của pháp luật là: viết tay vào giấy. Vậy nếu một người tự lập di chúc để lại là một văn bản đánh máy, dù trong đó đã có chữ ký của chính họ thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan sẽ khởi kiện yêu cầu xác định sự vô hiệu của di chúc.

Về người chứng nhận, chứng thực, người làm chứng di chúc

Người chứng nhận, chứng thực, người làm chứng di chúc là người không có đầy đủ năng lực hoặc là người có quyền và nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung của di chúc hoặc là người thừa kế của người lập di chúc; là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người thừa kế của người lập di chúc (Điều 654 và Điều 659 Bộ luật Dân sự).

- Do việc định đoạt trong nội dung của di chúc là trái pháp luật hoặc vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022