có thẩm quyền chứng thực, chứng nhận vào di chúc. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án các cấp đã công nhận các di chúc này có giá trị pháp lý, nếu họ định đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ khi họ minh mẫn, sáng suốt và tự nguyện.
- Người có tài sản đề nghị công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn đến tại nhà họ chứng kiến việc họ lập di chúc, thông thường lúc đó còn có một số con cháu có mặt, sau đó đề nghị công chứng viên hoặc chính quyền xác nhận vào di chúc của họ.
- Người có tài sản đề nghị công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân đến tận nhà lập di chúc bằng cách họ nói nội dung di chúc, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân đã ghi chép lại lời di chúc của họ. Sau đó, công chứng viên đó hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân chứng nhận, chứng thực vào di chúc.
- Người có tài sản đến phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân và yêu cầu công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban ghi lại lời di chúc của mình và chứng nhận, chứng thực vào di chúc.
Vì vậy, nên thiết kế lại và bổ sung thêm vào Điều 657 Bộ luật Dân sự cho phù hợp với thực tế cuộc sống.
3.2.7. Quy định lại các loại di chúc
Để việc quy định các loại di chúc một cách có hệ thống, thiết nghĩ chỉ cần quy định bốn loại di chúc như sau:
- Di chúc miệng (để nguyên Điều 651 Bộ luật Dân sự).
- Di chúc tự lập (sửa lại Điều 655 Bộ luật Dân sự theo kiến nghị tại mục 5 trên đây).
Có thể bạn quan tâm!
- Tranh Chấp Giữa Những Người Thừa Kế Theo Di Chúc Với Nhau
- Tranh Chấp Về Hiệu Lực Của Di Chúc Do Di Chúc Đã Lập Không Đúng Thủ Tục Mà Pháp Luật Quy Định
- Về Việc Từ Chối Nhận Di Sản Của Người Thừa Kế
- Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 11
- Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (để nguyên Điều 656 Bộ luật Dân sự).
- Di chúc có chứng nhận của công chứng hoặc có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
3.3. Về hiệu lực của di chúc
3.3.1. Về thời điểm mở thừa kế và thời điểm có hiệu lực của di chúc
Việc xác định thời điểm mở thừa kế là cơ sở để xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của di chúc, ngoài ra việc xác định này còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người thừa kế. Nếu người để lại di sản chết sinh học thì việc xác định thời điểm mở thừa kế cũng như xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc hoàn toàn đơn giản. Tuy nhiên, nếu người đó bị Tòa án tuyên bố chết thì việc xác định thời điểm mở thừa kế đối với di sản của người chết sẽ rất phức tạp vì sự quy định của Bộ luật Dân sự về vấn đề này chưa được cụ thể và còn nhiều bất cập.
Để đảm bảo sự thống nhất cho các Tòa án trong việc xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết, nhằm tránh tình trạng bất cập trong việc xác định thời điểm mở thừa kế đối với di sản của người chết, cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này theo hướng sau đây:
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì biệt tích quá lâu ngày mà không rò lý do thì ngày chết của họ được xác định là ngày tròn năm năm kể từ khi có tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ.
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết là người đã bị tuyên bố mất tích thì ngày chết của họ được xác định là ngày tròn ba năm kể từ khi quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật.
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì không xác định được là còn sống hay đã chết sau vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa thì ngày chết của họ được xác định là ngày tròn một năm kể từ khi vụ tai nạn, thiên tai, thảm họa đó chấm dứt.
- Đối với người bị tuyên bố là đã chết vì mất tích trong chiến tranh thì ngày chết của họ được xác định là ngày tròn năm năm kể từ khi cuộc chiến tranh đó kết thúc.
Nếu ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xác định theo hướng trên thì chỉ xác định hiệu lực của di chúc mà họ để lại sau khi quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật, nhưng thời điểm có hiệu lực của di chúc đó bao giờ cũng xảy ra trước ngày quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật.
Người lập di chúc có quyền bằng ý chí của mình để tự xác định trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp di chúc đều có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, cần quy định lại khoản 1 Điều 667 Bộ luật Dân sự như sau: "Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, trừ trường hợp người lập di chúc đã xác định di chúc có hiệu lực vào thời điểm khác".
3.3.2. Về mức độ hiệu lực của di chúc
Di chúc không có hiệu lực có thể do bất hợp pháp nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khác, di chúc cũng có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc chỉ vô hiệu một phần.
Với mục đích xác định tính có hiệu lực và mức độ có hiệu lực của di chúc, Điều 667 Bộ luật Dân sự đã quy định từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, quy định như vậy làm cho điều luật dài dòng nhưng vẫn chưa đầy đủ. Điều 667 Bộ luật Dân sự cần quy định lại như sau:
Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc
1- Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, trừ trường hợp người lập di chúc đã xác định di chúc có hiệu lực vào thời điểm khác.
2- Phần di chúc liên quan đến người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; phần di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế sẽ không có hiệu lực pháp luật.
3- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
4- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
3.3.3. Bỏ Điều 660 Bộ luật Dân sự: Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực
Điều 660 Bộ luật Dân sự đã liệt kê những trường hợp di chúc bằng văn bản được coi là có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực dù di chúc đó chỉ có xác nhận. Có thể coi di chúc có xác nhận là di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng không thể coi là có giá trị như di chúc có chứng nhận, chứng thực. Bên cạnh đó, ngay cả khi không có xác nhận thì di chúc bằng văn bản vẫn được coi là có hiệu lực pháp luật nếu di chúc đó là do chính người để lại di sản tự nguyện lập ra trong trường hợp minh mẫn, sáng suốt - đã được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự. Vì vậy, không cần quy định thêm Điều 660.
3.3.4. Về thay thế di chúc
Khoản 3 Điều 662 Bộ luật Dân sự quy định "Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ" [17], tuy nhiên Bộ luật Dân sự không định nghĩa thay thế di chúc là gì?
Trong thực tiễn xét xử Tòa án gặp khó khăn trong việc xác định người để lại di sản có thay thế di chúc hay không, di chúc nào thay thế di chúc nào nếu sau khi họ chết lại phát hiện được nhiều bản di chúc khác nhau. Bản chất của việc thay thế di chúc là gì, trường hợp nào được coi là thay thế di chúc, đây thực sự là vấn đề mà trong thực tế còn nhiều cách hiểu khác nhau. Hiểu đúng bản chất sự việc mới giúp Tòa án giải quyết đúng đắn một vụ án.
Trước hết cần thống nhất nhận thức về bản chất của di chúc là: Đó là việc một người bằng ý chí tự nguyện được thể hiện trong bản di chúc sau của
mình phủ nhận toàn bộ ý chí tự nguyện đã thể hiện trong bản di chúc trước đó về việc định đoạt di sản thừa kế.
Trong thực tế có thể có người để lại nhiều bản di chúc khác nhau nhưng chưa hẳn đó là sự thay thế di chúc, bởi vì chưa chắc bản di chúc sau đã là ý chí tự nguyện của người đó. Cần phải phân biệt được sự tự nguyện, minh mẫn trong việc lập di chúc sau với việc bị ép buộc, lừa dối của người để lại di sản.
Ví dụ về việc thay thế di chúc:
Bà K góa chồng có ba người con là H, A, M. Trước khi chết bà K lập di chúc để lại số di sản của mình trị giá 190 triệu đồng cho đều ba người con. Sau đó, nghĩ lại bà K thấy rằng nên để lại cho người con út M số tài sản lớn hơn 2/3 tổng số di sản, vì vậy bà lập di chúc thứ hai định đoạt lại số di sản của mình. Khi bà K chết, xảy ra tranh chấp giữa ba người con của bà về việc phân chia di sản theo hai bản di chúc bà K để lại. Tòa án đã căn cứ vào bản di chúc cuối cùng bà K lập, xác định được rằng bà K lập bản di chúc này trong tình trạng minh mẫn, tự nguyện, di chúc không trái pháp luật, cho nên đã công nhận bản di chúc cuối này có hiệu lực pháp luật và chia di sản của bà K theo bản di chúc cuối.
Ngoài ra khoản 5 Điều 667 Bộ luật Dân sự quy định "Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật" [17]. Quy định này chỉ đúng nếu tất cả các bản di chúc đó đều là ý chí tự nguyện của người để lại di sản. Nó sẽ sai và bất cập nếu bản di chúc sau cùng được lập ra do bị người khác đe dọa hoặc bị lừa dối.
Vì vậy, khoản 5 Điều 667 Bộ luật Dân sự cũng cần phải sửa lại như sau: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ căn cứ vào bản di chúc tự nguyện và có hiệu lực pháp luật sau cùng để phân chia di sản.
3.3.5. Về di chúc bị thất lạc, hư hại
Điều 666 Bộ luật Dân sự quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại. Theo khoản 2 điều này "Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc" [17]: khi tìm thấy di chúc mà di sản đã được
chia rồi vẫn coi như không có di chúc. Hay nói cách khác, di sản chỉ được chia theo di chúc nếu di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc bị thất lạc.
Theo mối liên quan giữa thừa kế theo luật với thừa kế theo di chúc thì: Di sản luôn được ưu tiên phân chia theo di chúc, chỉ những trường hợp không thể phân chia theo di chúc mới phân chia theo pháp luật. Ngoài ra thuật ngữ "di sản chưa chia" được hiểu theo cách nào? Để cho quan hệ thừa kế sớm đi vào ổn định, đề nghị giải thích thuật ngữ "di sản chưa chia" theo hướng là chưa chia trên thực tế, hoặc chưa có bản án có hiệu lực pháp luật phân chia di sản mà tìm thấy di chúc thì di sản mới được chia theo di chúc. Nếu đã có bản án có hiệu lực pháp luật phân chia di sản, thì dù có tìm thấy di chúc cũng không lấy đó làm căn cứ kháng nghị.
Vì vậy, khoản 2 Điều 666 Bộ luật Dân sự là bất hợp lý và trái với tinh thần chung của pháp luật về thừa kế. Khoản 2 Đều 666 cần được quy định lại như sau: Trong thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nếu tìm thấy di chúc thì di sản có thể được chia theo di chúc.
3.3.6. Về việc giải thích di chúc
Điều 673 Bộ luật Dân sự quy định về giải thích nội dung di chúc như sau:
Trong trường hợp nội dung di chúc không rò ràng dẫn đến nhiều cách cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật [17].
Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.
Có thể thấy rằng Điều 673 Bộ luật Dân sự quy định người giải thích nội dung di chúc là người thừa kế là phi logic, bởi lý do: chỉ phải giải thích nội dung của di chúc khi mà những người thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của di chúc, nếu người giải thích di chúc lại chính là người thừa kế thì tự những người thừa kế thật khó có thể "cùng nhau" hiểu theo một cách về nội dung di chúc khi vốn dĩ mỗi người đã có một cách hiểu của riêng mình.
Thêm vào đó, việc những người thừa kế giải thích nội dung di chúc khi di chúc đang có sự "không rò ràng" sẽ không đảm bảo được sự khách quan, minh bạch vì vốn dĩ họ cũng phải bảo vệ quyền lợi của mình trước những người thừa kế khác. Ngoài ra, không phải người thừa kế nào cũng là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Phải có một người nào đó độc lập làm khâu trung gian mới có thể hướng cách hiểu nội dung di chúc của những người thừa kế theo cùng một hướng và khi những người thừa kế không thể thống nhất được cách hiểu thì chính người đó sẽ là người có thẩm quyền xác định di sản thừa kế đó sẽ được chia theo pháp luật.
Vì vậy, cần quy định người có thẩm quyền giải thích di chúc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau - như thế mới đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan và minh bạch của nội dung di chúc cần giải thích.
3.4. Hiệu lực di chúc chung vợ chồng
3.4.1. Về những định hướng chung
a) Cần tách vấn đề di chúc chung của vợ, chồng ra khỏi quy định chung
về di chúc cá nhân và thiết kế thành một mục mới trong Bộ luật Dân sự 2005
Tuy di chúc chung của vợ, chồng cũng có những đặc điểm giống như một di chúc thông thường do cá nhân lập ra, nhưng di chúc chung còn có những đặc thù, như: do ý chí của hai cá nhân là vợ - chồng cùng tham gia
định đoạt, dựa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực của hai người đó; dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ, chồng; vợ, chồng có thể thỏa thuận các nội dung của di chúc chung; chỉ được sửa đổi khi có sự đồng của vợ chồng (nếu cả hai đều còn sống), và được sửa đổi riêng phần di chúc trong giới hạn phần tài sản của mình trong khối tài sản chung (nếu một bên đã chết)...
Như đã xác định, di chúc chung cũng là một loại di chúc, nên phải tuân thủ các quy định chung về điều kiện có hiệu lực của di chúc, về thời điểm phát sinh quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức, về thời hiệu khởi kiện thừa kế, về thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc, về quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc… Ngoài ra, còn có những nội dung khác liên quan đến thời hiệu khởi kiện, sự bảo toàn giá trị khối di sản là tài sản chung cho đến khi chia di sản theo di chúc chung, quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc, quyền khởi kiện để xin tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu do được lập không hợp pháp.
Bởi vậy, cần quán triệt quan điểm tách quy định về di chúc chung thành một mục riêng nhằm đảm bảo tính đặc thù của các quy định này, đồng thời dự liệu đầy đủ các nội dung khác nhau của di chúc chung. Cụ thể, quy định về di chúc chung vợ chồng sẽ được thiết kế thành một mục riêng - mục 2 của Chương thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, Chương thừa kế theo di chúc sẽ có hai mục là: mục 1 quy định chung về di chúc và thừa kế theo di chúc; mục 2 quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Bên cạnh đó, các quy định về di chúc chung của vợ chồng phải được quy định sao cho nhất quán với các quy định khác có liên quan.
b) Cần có cách tiếp cận mềm dẻo hơn về vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung
Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là một vấn đề pháp lý quan trọng nhằm xác định thời điểm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế theo di chúc chung, cũng như có ảnh hưởng trực tiếp tới việc