xác lập quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của mỗi bên vợ hoặc chồng. Bởi vậy, cần thừa nhận cả hai khả năng là vợ, chồng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung và trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận về vấn đề này trong di chúc chung. Mục đích là làm cho quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vừa bảo đảm tính đặc thù của việc thể hiện ý nguyện chung của vợ, chồng, nhưng cũng đảm bảo tính thống nhất với các quy định khác có liên quan.
Ví dụ: di chúc chung có thể định đoạt tài sản chung và cả tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng, trong trường hợp vợ, chồng có đề cập đến tài sản riêng trong di chúc chung đó; hoặc hiệu lực (một phần) của di chúc chung có thể được xác định vào thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết. Nhưng nếu vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung hoặc thỏa thuận về thời điểm phân chia di sản thì cần phải tôn trọng thỏa thuận đó…
Sự kết hợp mềm dẻo giữa quy định về di chúc cá nhân, quyền thừa kế của cá nhân với việc lập di chúc chung, hiệu lực và thực thi di chúc chung có một số đặc thù, sẽ làm cho quy định về di chúc chung không mâu thuẫn với quy định chung về thừa kế, nhưng vẫn bảo đảm được các nội dung cần thiết và những dấu hiệu riêng biệt của loại di chúc đặc thù này. Để đạt được yêu cầu đó, nhà làm luật cần quán triệt quan điểm xem di chúc chung của vợ, chồng như là trường hợp đặc biệt của di chúc cá nhân, là sự cộng lại của hai di chúc cá nhân, có tính đến sự đặc thù về hiệu lực của quan hệ hôn nhân giữa những người lập di chúc chung, cũng như đối tượng của di chúc ở đây là tài sản chung của vợ, chồng.
c) Ngoài việc quy định rò ràng về các trường hợp cụ thể đặc thù của di chúc chung, pháp luật cần giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh từ việc thừa nhận các đặc thù đó
Khi luật thừa nhận những tính chất, dấu hiệu đặc thù của di chúc chung sẽ dẫn đến một số điểm khác biệt trong việc áp dụng pháp luật và hậu
quả pháp lý của của việc áp dụng các quy định khác biệt đó. Trong những trường hợp như vậy, nhà làm luật cần tính đến những hệ quả kéo theo khi chấp nhận các quy định đặc thù này.
Ví dụ: khi một phần nội dung có định đoạt đến tài sản riêng thì việc xác định thời điểm hiệu lực của phần di chúc riêng này dẫn đến hậu quả như thế nào, nếu như vợ, chồng thỏa thuận với nhau về thời điểm di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết; hoặc nếu vợ, chồng không thỏa thuận được về việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung và một bên đã tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung thì phần sửa đổi, bổ sung đó có giá trị không; hoặc nếu một người để lại nhiều tờ di chúc chung với nhiều người vợ, chồng hợp pháp khác nhau của họ mà trong đó thỏa thuận nhiều thời điểm có hiệu lực khác nhau, đồng thời họ còn lập cả di chúc riêng để định đoạt tài sản riêng, thì các di chúc này được thực hiện như thế nào… cũng cần phải được dự liệu.
Việc dự liệu các tình huống trên một mặt khắc phục những bất cập của quy định hiện hành về vấn đề hiệu lực của di chúc chung, đồng thời qua đó cũng hoàn thiện việc xây dựng một mục riêng để quy định về vấn đề di chúc chung vợ chồng, như đã kiến nghị ở mục a trên đây.
Có thể bạn quan tâm!
- Tranh Chấp Về Hiệu Lực Của Di Chúc Do Di Chúc Đã Lập Không Đúng Thủ Tục Mà Pháp Luật Quy Định
- Về Việc Từ Chối Nhận Di Sản Của Người Thừa Kế
- Về Thời Điểm Mở Thừa Kế Và Thời Điểm Có Hiệu Lực Của Di Chúc
- Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
3.4.2. Các kiến nghị cụ thể
a) Về di sản thừa kế chưa chia
Do hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng xác định từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết vì vậy người vợ hoặc người sống còn sống vẫn quản lý, sử dụng tài sản chung.
Một câu hỏi được đặt ra là hiệu lực của di chúc phát sinh từ thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản nhưng do người đó đã lập chung di chúc với vợ hoặc chồng của mình mà hiệu lực chia tài sản thừa kế của người chết trước chưa thể thực hiện được. Quy định này không phù hợp với đời sống thực tế và hiệu quả điều chỉnh không cao.
Theo quy định của pháp luật, di sản chỉ được chia sau khi người vợ hoặc người chồng là người sau cùng chết hoặc cả hai vợ chồng cùng chết vào một thời điểm, trong thời gian người vợ hoặc người chồng còn sống đã sử dụng di sản chưa chia của người chồng hoặc của người vợ chết trước vào sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận thì lợi nhuận đó là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ hoặc người chồng còn sống đó?
Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì tính chất của di sản thừa kế không đơn thuần là loại tài sản nhất định nào đó mà di sản trước hết là tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 Bộ luật Dân sự).
b) Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung theo hướng dự liệu cả trường hợp có thỏa thuận và không thỏa thuận giữa vợ, chồng về thời điểm này
Điều 668 Bộ luật Dân sự với mục đích củng cố sự bình ổn trong quan hệ xã hội, tránh việc chia di sản nhiều lần và đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng di sản thừa kế của người vợ hoặc người chồng còn sống. Tuy nhiên nếu pháp luật chỉ nhằm làm ổn định mối quan hệ cụ thể mà không dự liệu được những phức tạp có mối liên quan đến quyền và nghĩa vụ về tài sản hợp pháp của người khác thì mục đích đó chỉ có ý nghĩa về lý thuyết, không phù hợp với thực tế. Điều này đã gây khó khăn cho chính người quản lý di sản, cho người thừa kế theo di chúc, chủ nợ và các cơ quan tư pháp.
Khi một người chết trước, người chồng hoặc người vợ còn sống muốn chia di sản từ di chúc lập chung cũng không thể thực hiện được vì phải tuân theo quy định tại Điều 668 Bộ luật Dân sự.
Vấn đề tiếp theo đặt ra khi người quản lý di sản còn sống thì những người thừa kế theo di chúc không thể yêu cầu xác định khối tài sản của vợ chồng người lập di chúc chung, đặc biệt là khối di sản của người chồng hoặc người vợ chết trước có bao nhiêu trong khối tài sản chung đó. Nếu người vợ hoặc người chồng khi còn sống đã lạm dụng quy định của pháp luật, tẩu tán
tài sản thì khi họ chết đi, tài sản còn rất ít hoặc không còn vào thời điểm mở thừa kế của người đó thì sao?
Bên cạnh đó lợi ích của các chủ nợ theo quy định của Điều 683 Bộ luật Dân sự cũng bị xâm phạm. Người chồng hoặc người vợ còn sống có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ từ tài sản của người chết để lại với tư cách là người thừa kế hay là người được ủy nhiệm - điều này pháp luật không quy định. Các khoản nợ của người chết để lại được xác định theo nguyên tắc nào?
Với những bất cập nêu trên, theo học viên Điều 668 Bộ luật Dân sự cần được sửa đổi, bổ sung lại.
Theo đó, Điều 668 Bộ luật Dân sự 2005 được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
Điều 668 (sửa đổi, bổ sung): Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng:
"Khi có một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vợ, chồng không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung thì chỉ phần di chúc chung có liên quan đến phần di sản của người chết trước được định đoạt trong di chúc chung có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc chung về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng chỉ được phân chia từ thời điểm đó. Việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của các bên vợ, chồng trong việc yêu cầu tòa án bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của mình khi một bên vợ hoặc chồng chết trước".
Nội dung điều luật được đề nghị sửa đổi nói trên vừa hóa giải sự xung đột giữa quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với các quy định về thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh quyền thừa kế, mốc tính
thời hiệu khởi kiện, mốc để tính thời hạn từ chối di sản, quyền yêu cầu chia thừa kế, quyền được hưởng thừa kế bắt buộc…, nhưng cũng vừa thể hiện sự mềm dẻo của luật pháp. Qua đó, tạo cơ hội để những người thừa kế hợp pháp của mỗi bên vợ hoặc chồng được quyền khởi kiện để chia thừa kế bắt buộc, yêu cầu tòa án tuyên bố di chúc chung vô hiệu hoặc yêu cầu tòa án tước quyền thừa kế của người được chỉ định thừa kế theo di chúc chung nhưng có hành vi trái pháp luật được quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005.
c) Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của phần di chúc do một bên sửa đổi, bổ sung mà không được sự đồng ý của người kia
Pháp luật hiện hành không thừa nhận một bên vợ hoặc chồng có quyền tự ý sửa đổi, hủy bỏ di chúc chung mà không được sự đồng ý của người kia. Việc này đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt của cá nhân đối với phần tài sản riêng của mình. Mặt khác, người ta có thể lẩn tránh pháp luật bằng cách định đoạt phần tài sản của họ bằng cách khác, như tặng cho, hoặc bán…
Để đảm bảo quyền tự do định đoạt của cá nhân, đảm bảo di chúc được lập phù hợp với ý chí đích thực, tự nguyện của mỗi bên vợ - chồng, bên cạnh việc quy định vợ, chồng cùng nhau thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung, thiết nghĩ cũng cần phải thừa nhận quyền tự do của mỗi bên vợ, chồng trong việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung trong phạm vi phần quyền của mình trong khối tài sản chung, dù không được sự đồng ý của bên kia.
Đồng thời với việc thừa nhận mỗi bên vợ hoặc chồng có quyền tự do sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc chung trong phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, luật cũng cần phải quy định hệ quả pháp lý của việc này, nhất là việc xác định thời điểm có hiệu lực của từng phần di chúc chung sau khi di chúc chung đã bị sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, sửa đổi Điều 664 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
Điều 664: "1. (nội dung khoản 1 giữ nguyên).
Khoản 2. (sửa đổi, bổ sung): "Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia.
Một bên cũng có quyền tự mình sửa đổi, bổ sung di chúc chung trong phạm vi phần di sản của mình. Việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung theo ý chí của một bên chỉ có giá trị trong phạm vi phần sửa đổi, bổ sung nhưng không vượt quá phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung".
Khoản 3. (kế thừa quy định của Điều 671 Bộ luật Dân sự 1995):
"Nếu vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, mà có một bên vợ chồng đã chết, thì người vợ hay chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình".
Khoản 4. (bổ sung quy định mới về hiệu lực của phần di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung và phần không bị sửa đổi bổ sung):
"Thời điểm có hiệu lực của phần di chúc chung không bị sửa đổi, bổ sung và phần di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của vợ, chồng được xác định theo Điều 668 Bộ luật này. Phần di chúc chung đã bị sửa đổi, bổ sung bởi quyết định đơn phương của một bên vợ hoặc chồng có hiệu lực theo quy định tại Điều 667 Bộ luật này".
Quy định như trên nhằm đảm bảo quyền tự do định đoạt cá nhân trong việc để lại di sản thừa kế, đồng thời đảm bảo sự thống nhất giữa quy định này với các quy định khác có liên quan, như quy định về quyền sở hữu chung của vợ, chồng đối với tài sản chung, quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại… Hơn thế nữa, quy định này còn tạo cơ hội để một bên có thể sửa chữa những quyết định sai lầm của mình khi lập di chúc chung: được sửa đổi, bổ sung di chúc chung mặc dù không được bên kia đồng ý.
Đồng thời với việc sửa đổi quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự như vừa nêu, vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung cũng được quy định cụ thể theo hướng: ổn định giá trị pháp lý của phần di chúc chung không bị sửa đổi, bổ sung; nếu việc sửa đổi, bổ
sung di chúc chung có sự thỏa thuận của vợ, chồng thì thời điểm có hiệu lực của nó được xác định theo nguyên tắc chung (Điều 668 Bộ luật Dân sự); đồng thời tách riêng phần di chúc được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định đơn phương của một bên vợ, chồng để xem xét như một di chúc cá nhân.
d) Bổ sung thêm quy định về thời điểm có hiệu lực của các di chúc có liên quan, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng để lại nhiều di chúc khác nhau
Trong trường hợp một người để lại di chúc chung và nhiều di chúc cá nhân khác nhau hoặc để lại nhiều di chúc chung khác nhau (hoặc nhiều di chúc chung với nhiều người vợ hay người chồng hợp pháp khác nhau của người đó) thì sự ảnh hưởng hiệu lực giữa các di chúc này với nhau ra sao, và thời điểm phát sinh hiệu lực của các di chúc là thời điểm nào, là vấn đề phức tạp nhưng vẫn chưa được quy định cụ thể trong luật hiện hành.
Thiết nghĩ, giá trị pháp lý cũng như hiệu lực của mỗi tờ di chúc trong trường hợp này phải được xem xét như những di chúc riêng biệt của một cá nhân, dựa trên mối tương quan về nội dung, cũng như thời điểm mà mỗi tờ di chúc được lập. Tùy nội dung các di chúc có mâu thuẫn nhau hay không, tùy thời điểm lập các di chúc là trước hay sau, mà quy định cụ thể về giá trị pháp lý cũng như hiệu lực của từng tờ di chúc đó một cách hợp lý, tương tự như di chúc của cá nhân. Nội dung này được thiết kế thành điều luật mới. Nội dung điều luật có thể được diễn đạt ngắn gọn bằng phương pháp dẫn chiếu điều luật quy định về những nội dung tương ứng của di chúc cá nhân.
Điều 688 a. (bổ sung mới) "Nếu một người vừa lập di chúc chung, vừa lập di chúc riêng hoặc lập nhiều di chúc chung với nhiều người khác nhau, thì việc xác định giá trị pháp lý của mỗi tờ di chúc được dựa theo quy định tại các Điều 662, Điều 664, khoản 5 Điều 667 và Điều 688 của Bộ luật này".
Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý rò ràng trong việc giải quyết những những di chúc có nội dung mâu thuẫn nhau, trong trường hợp các di chúc đó được lập vào những thời điểm khác nhau bởi mỗi bên vợ hoặc chồng,
hoặc bởi cả hai vợ, chồng. Theo đó, nếu nội dung của các tờ di chúc không mâu thuẫn nhau, thì các di chúc đó đều có giá trị pháp lý; nếu nội dung của các di chúc mâu thuẫn nhau thì di chúc sau cùng là di chúc có giá trị pháp lý; nếu một phần di chúc trước có mâu thuẫn với di chúc sau, thì phần di chúc trước đó không có giá trị pháp lý còn di chúc sau và phần di chúc trước không mẫu thuẫn với di chúc sau có giá trị pháp lý. Quy định như trên cũng tạo ra sự thống nhất với quy định mới về quyền sửa đổi, bổ sung di chúc chung của một bên vợ hoặc chồng.
e)Cần quy định rò ràng về hệ quả của việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế
Nếu thừa nhận vợ, chồng có thể thỏa thuận xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết thì cần phải xác định rò hậu quả của quy định này đối với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế. Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế (Điều 645 Bộ luật Dân sự).
Tuy pháp luật cũng thừa nhận 3 trường hợp có thể làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện (Điều 161 Bộ luật Dân sự) và hai trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Điều 162 Bộ luật Dân sự và Điều 631 Bộ luật Dân sự), nhưng việc quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không hoàn toàn thuộc những trường hợp gián đoạn hoặc bắt đầu lại thời hiệu vừa nêu. Và nếu không được quy định minh bạch, vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.
Để tạo căn cứ pháp lý rò ràng cho việc áp dụng quy định pháp luật về cách tính thời hiệu khởi kiện thừa kế, thiết nghĩ nhà làm luật cần bổ sung quy định về căn cứ làm gián đoạn hoặc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện thừa kế, nếu quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, nếu vợ, chồng có thỏa thuận. Cụ thể:
Điều 645 (bổ sung):