Tranh Chấp Giữa Những Người Thừa Kế Theo Di Chúc Với Nhau


Nếu di chúc định đoạt tài sản trái với quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội thì di chúc đó vẫn bị coi là vô hiệu, dù người lập di chúc có đầy đủ năng lực hành vi và hoàn toàn tự nguyện trong việc lập.

Trong những trường hợp này người thừa kế theo luật sẽ khởi kiện để yêu cầu được hưởng thừa kế theo luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu vì định đoạt trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa những người có quyền lợi chính đáng với những người thừa kế theo di chúc cũng có thể xuất phát từ việc người lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng vượt quá phạm vi cho phép.

2.2.3. Tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc với nhau

Di chúc khi đã đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu, người lập di chúc cũng định đoạt tài sản trong giới hạn cho phép của pháp luật thì di chúc được coi là có hiệu lực toàn bộ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do trình độ ngôn ngữ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên người lập di chúc đã sử dụng ngôn từ không chuẩn xác, có khi còn sai cả lỗi ngữ pháp chính tả, dẫn đến nội dung của di chúc không cụ thể. Có di chúc người lập còn dùng những ngôn từ có nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí còn dùng cả ký hiệu hoặc viết tắt nên mỗi người thừa kế đều có thể hiểu nghĩa theo cách hiểu của mình. Nội dung di chúc không chặt chẽ, có nhiều người hưởng di sản, họ lại không có sự nhường nhịn nhau, mỗi người cố tình hiểu và giải thích nội dung của di chúc theo hướng có lợi cho mình nhất. Vì vậy, tranh chấp tất yếu sẽ xảy ra.

2.3. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc

Thực tế nguyên nhân của tranh chấp về thừa kế theo di chúc chủ yếu là những nguyên nhân kể trên. Luận án xin được đưa ra một số vụ án tiêu biểu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

cho từng loại nguyên nhân tranh chấp để phân tích, đánh giá nhằm tìm hiểu đường lối giải quyết loại án kiện này của Tòa án.

2.3.1. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc do di chúc miệng nhưng không có hai người làm chứng ghi chép như quy định, tuy là di chúc có điều kiện nhưng Tòa án vẫn xử theo di chúc

Áp dụng pháp luật dân sự về hiệu lực của di chúc trong thực tiễn xét xử của Tòa án - 7

Bản án số 15/DSST ngày 9/7/1997 của Tòa án nhân dân huyện L.T xử việc chia thừa kế giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Khang, bị đơn là anh Nguyễn Hữu Đoanh.

Nội dung vụ án: Ngày 7/9/1988, Tòa án cấp sơ thẩm đã xử cho chị Nguyễn Thị Tâm (tức Tám) ly hôn anh Nguyễn Văn Khang. Về con chung của vợ chồng có một cháu là Nguyễn Thị Thuyền, Tòa án đã xử giao cho chị Tâm nuôi dưỡng. Về tài sản, Tòa án chia cho chị Tâm được sở hữu một nhà ba gian lợp lá, một bếp, một giếng nước và toàn bộ cây trên diện tích 1.812m2 đất thổ cư (đã trừ lộ giới).

Sau khi ly hôn, chị Tâm và anh Dương Hải Lâu có con ngoài giá thú là cháu Dương Thị Mịnh.

Ngày 29/12/1992 (âm lịch), chị Tâm bị chết vì chó dại cắn. Anh Nguyễn Hữu Đoanh (anh ruột chị Tâm) lo toàn bộ chi phí mai táng cho chị Tâm, nuôi dưỡng cháu Thuyền và cháu Mịnh, đồng thời quản lý sử dụng nhà đất của chị Tâm. Tháng 7/1993, cháu Mịnh về ở với anh Lâu, tháng 8/1995 anh Khang đón cháu Thuyền về nuôi dưỡng. Sau đó anh Khang có đơn khởi kiện đối với anh Đoanh yêu cầu chia thừa kế cho cháu Thuyền.

Anh Đoanh cho rằng trước khi chết đã có di chúc miệng giao toàn bộ nhà đất cho anh sử dụng để nuôi dưỡng hai con của chị Tâm. Ngoài ra anh còn chi phí mai táng, xây mộ cho chị Tâm hết số tiền 4.000.000 đồng và trồng cây trên vườn. Nay anh yêu cầu được sử dụng toàn bộ tài sản của chị Tâm, khi các cháu Thuyền, Mịnh trưởng thành, anh sẽ giao lại.


Anh Lâu giám hộ cho cháu Mịnh có yêu cầu xin chia di sản của chị Tâm cho cháu Mịnh, sau khi trừ chi phí mai táng cho chị Tâm.

Bản án sơ thẩm số 15 đã bác yêu cầu của anh Nguyễn Văn Khang về anh Dương Hải Lâu đòi chia tài sản của chị Nguyễn Thị Tâm cho cháu Thuyền và cháu Mịnh.

Bản án phúc thẩm số 59 ngày 11/9/1997, Tòa án nhân dân tỉnh V quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm: Xác nhận khối di sản của chị Tâm theo biên bản định giá ngày 23/4/1997 gồm 100 đoạn hoành bạch đàn trị giá

800.000 đồng, ba quá giang 150.000 đồng, bạch đàn quy củi 700.000 đồng, ba gian nhà 150.000 đồng, cây lâm lộc 410.000 đồng, đất thổ cư 1.812 m2.

Tạm giao cho anh Đoanh quản lý, sử dụng khối di sản của chị Tâm.

Bác yêu cầu của anh Khang, anh Lâu đòi chia di sản của chị Tâm cho cháu Thuyền và cháu Mịnh.

Căn cứ quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995, để di chúc miệng có giá trị pháp lý, ngoài việc di chúc đó thể hiện đúng ý chí cuối cùng của người lập di chúc, thì phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Người làm chứng phải có đủ những yếu tố quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995.

Tuy chị Tâm có di chúc miệng, nhưng lời trăng trối của chị diễn ra khi không có người làm chứng đúng như quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 và không có ai ghi chép lại lời di chúc miệng đó. Mặt khác, về nội dung di chúc miệng của chị Tâm cũng chỉ giao cho anh Đoanh quản lý, sử dụng khối di sản của chị với điều kiện nuôi hai cháu Thuyền và Mịnh (con chị Tâm), nay hai cháu đã về ở với bố đẻ. Vì vậy, điều kiện để anh Đoanh tiếp tục quản lý, sử dụng khối di sản của chị Tâm không còn nữa. Do đó, anh Khang là giám hộ của cháu Thuyền, anh Lâu là giám hộ của cháu Mịnh xin chia di sản của chị Tâm cho hai cháu là đúng pháp luật. Lẽ ra trong trường hợp này Tòa án các cấp phải lấy di sản của chị Tâm trích trả cho anh Đoanh các khoản


tiền mai táng, cải táng cho chị Tâm, tiền công duy trì tài sản, công chăm lo nuôi dưỡng cháu Thuyền cháu Mịnh (nếu có) và các chi phí hợp lý khác; phần di sản còn lại chia thừa kế theo pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xử bác yêu cầu của anh Khang và anh Lâu, tạm giao khối di sản của chị Tâm cho anh Đoanh quản lý, sử dụng là không đúng pháp luật, không đảm bảo quyền lợi của cháu Thuyền và cháu Mịnh.

Ngoài ra về tố tụng, trong vụ án trên, anh Khang và anh Lâu là giám hộ của cháu Thuyền và cháu Mịnh. Nhưng Tòa án các cấp xác định anh Khang là nguyên đơn, anh Lâu là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chưa chính xác.

2.3.2. Tranh chấp về hiệu lực của di chúc miệng và di chúc bằng văn bản

Tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Ngày 25/9/1993, cụ Phạm Thị Hòa lập tờ di chúc để lại căn nhà xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho con gái là bà Nguyễn Thị Hà trọn quyền sở hữu sau khi cụ Hòa qua đời. Tờ di chúc ngày 25/9/1993 có bà Vò Thị Hoa ký làm chứng và phòng công chứng Nhà nước huyện Từ Liêm chứng nhận.

Ngày 23/10/1994, ông Nguyễn Văn Quang (con cụ Hòa) lập "tờ đồng thuận" có nội dung: Sinh thời cụ Hòa có ba người con là Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Văn Quang. Cụ Hòa chết không làm chúc thư mà chỉ căn dặn ông Quang, ông Phú. Cả hai người này đều đồng ý là khi cụ Hòa chết, căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm sẽ được cụ Hòa để lại cho cháu nội là Nguyễn Văn Quý 20 tuổi, là con của ông Nguyễn Văn Quang làm thừa kế để thờ cúng cụ và không được bán. Văn bản đồng thuận này có ông Phú ký tên.

Tháng 5 năm 1997, bà Nguyễn Thị Hà có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để bà được thừa kế di sản là căn nhà ở xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh theo tờ di chúc của cụ Hòa lập ngày 25/9/1993 và yêu cầu Tòa án


buộc ông Nguyễn Văn Quang giao trả căn nhà tại xóm 2 thôn Đông mà ông Quang đang chiếm dụng.

Tại Tòa án, bà Hà có thừa nhận cụ Hòa có căn dặn giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông cho anh Quý quản lý để thờ cúng nhưng bà Hà cho rằng bà vẫn là người được sở hữu căn nhà đố theo di chúc ngày 25/9/1993, nên bà yêu cầu Tòa án xét xử giao căn nhà trên cho bà.

Ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Quang, anh Nguyễn Văn Quý yêu cầu Tòa án giải quyết giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho anh Nguyễn Văn Quý theo "Tờ đồng thuận" ngày 23/10/1994.

Bản án dân sự sơ thẩm số 102/DSST ngày 22/12/1997 của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Hà.

- Bà Nguyễn Thị Hà được sở hữu căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

- Ông Nguyễn Văn Phú, ông Nguyễn Văn Quang, anh Nguyễn Văn Quý có trách nhiệm giao lại căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho bà Nguyễn Thị Hà ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Ngày 23/12/1997, ông Phú, ông Quang, anh Quý kháng cáo.

Bản án dân sự phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội đã quyết định:

- Bác yêu cầu của bà Hà.

- Giao căn nhà tại xóm 2 thôn Đông, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm cho anh Nguyễn Văn Quý quản lý để thờ cúng theo di chúc miệng của cụ Hòa.

Đây là một việc tranh chấp khá phức tạp. Trước khi cụ Hòa chết có để lại một di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993. Theo lời khai của ông Quang, ông Phú thì bà Hòa còn có di chúc miệng được thể hiện trong "Tờ


đồng thuận" lập ngày 23/10/1994 với nội dung để lại căn nhà cho cháu Quý "làm thừa kế để thờ cúng và không được bán". Vậy "Tờ đồng thuận" có được coi là di chúc miệng của cụ Hòa và có giá trị thay thế, phủ định di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993 hay không?

Có hai ý kiến khác nhau về vấn đề này:

Ý kiến thứ nhất: Tuy di chúc miệng không thỏa mãn các yêu cầu của Điều 654, 657 Bộ luật Dân sự 1995 nhưng có căn cứ tin rằng "Tờ đồng thuận" đã ghi lại lời trăng trối của cụ Hòa trước khi chết. Do đó phải công nhận di chúc miệng có giá trị pháp lý, đã thay thế di chúc bằng văn bản lập ngày 25/9/1993.

Ý kiến thứ hai: Căn cứ vào Điều 654, Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 thì di chúc miệng này không có giá trị pháp lý. Đối chiếu các quy định tại khoản 1 Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995 với "Tờ đồng thuận" thì thấy lời căn dặn của cụ Hòa từ ngày 11/10/1994 nhưng đến ngày 23/10/1994 (tức 12 ngày sau) ông Quang mới viết lại theo lời của ông Phú chứ ông Quang không có mặt khi cụ Hòa có lời trăng trối trước khi chết, trong khi khoản 1 Điều 654 Bộ luật Dân sự 1995 đòi hỏi người viết lại di chúc miệng phải là người làm chứng (có mặt và có đủ điều kiện như quy định của Điều 657 Bộ luật Dân sự 1995), đồng thời phải chép lại ngay sau đó, chứ không phải để 12 ngày sau mới chép lại.

Cụ Nguyễn Thị Hòa chết trước khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực. Căn cứ vào điểm b khoản 3 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự thì:

Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực, mà nội dung và hình thức khác với quy định của Bộ luật Dân sự, nhưng không vi phạm điều cấm hoặc không trái với đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì được thực hiện theo quy định của pháp luật khi giao dịch đó được xác lập [10].


Trong vụ án này, cụ Hòa trăng trối ngày 11/10/1994, do đó cần áp dụng Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 quy định về di chúc miệng như sau:

1. Trong trường hợp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được thì có thể lập di chúc miệng.

2. Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là người để lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật... [33].

Di chúc cuối cùng của cụ Hòa phù hợp với Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế, vì vậy, phải công nhận di chúc miệng của cụ Hòa là hợp pháp. Di chúc miệng cụ Hòa lập ra sau đã thay thế di chúc bằng văn bản. Do vậy, di chúc bằng văn bản không còn giá trị pháp lý. Bản án phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao đã công nhận di chúc miệng là đúng.

Từ vụ án trên có thể rút ra một số vấn đề cần lưu ý:

- Nếu các giao dịch được xác lập trước khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực (trong trường hợp này là thời điểm mở thừa kế) thì phải căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 9, kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 để đối chiếu với các văn bản tương ứng và Bộ luật Dân sự để xác định trường hợp đó phải áp dụng văn bản pháp luật nào. Tòa án cấp sơ thẩm do không căn cứ vào Nghị quyết nói trên của Quốc hội nên đã áp dụng sai pháp luật.

- Trong khi Bộ luật Dân sự chưa sửa đổi thì các quy định về di chúc miệng và người làm chứng phải được áp dụng đúng như luật đã quy định, mới tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

2.3.3. Tranh chấp di sản do các thừa kế có ý kiến khác nhau về di chúc

Vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa ông Nguyễn Hào Xuân và ông Nguyễn Hào Hùng.


Tóm tắt nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Hào Nam và cụ Nguyễn Thị Dịu có tám người con. Năm 1971, cụ Dịu chết, không có di chúc, năm 1980, cụ Nam viết di chúc với nội dung: chia cho ông Hùng toàn bộ mặt đường (7,5 x 14 m), ông Xuân phần tiếp theo phía trong (7,5 x 14 m), còn lại giao cho ông Bình (cũng là con chung của cụ Nam và cụ Dịu) nhưng phải để lại 2 m trong cùng làm nhà vệ sinh và cả ba ông đều phải chừa lại lối vào 1 m (di chúc định đoạt toàn bộ tài sản chung của cụ Nam và cụ Dịu).

Năm 1984, do ông Xuân tranh chấp đất với ông Hùng nên cụ Nam đã mời chính quyền phường đến giải quyết, tại biên bản giải quyết thắc mắc đất ở ngày 11/01/1984, cụ Nam đã khẳng định phần ông Xuân tranh chấp 6,5 x 4 m cụ giao cho ông Hùng (điều này phù hợp với di chúc lập năm 1980 của cụ). Năm 1985, cụ Nam chết, không sửa đổi hoặc hủy bỏ di chúc cụ viết ngày 16/10/1980.

Bản án sơ thẩm số 31/DSST ngày 25/7/1996 của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa chấp nhận di chúc hợp pháp một phần, tức là phần di sản của cụ Nam, xử chia thừa kế theo di chúc, phần di sản của cụ Dịu chia thừa kế theo pháp luật.

Bản án phúc thẩm số 71/DSPT ngày 24/10/1996 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa không chấp nhận di chúc và y án sơ thẩm về phần công chăm sóc bố mẹ, công duy trì bảo quản di sản nên đã chia cho ông Xuân 158.000.000 đồng, ông Hùng 90.000.000 đồng, ông Bình 38.000.000 đồng (như vậy phần này chiếm ½ khối di sản của hai cụ).

Trong kháng nghị số 53 ngày 08/4/1997, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xác định di chúc hợp pháp một phần.

Quyết định giám đốc thẩm số 403 ngày 22/9/1997 của Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao nhận định: quá trình giải quyết vụ kiện, các bên đương sự không nhất trí về cách hiểu nội dung văn bản chia đất năm 1980 và biên bản giải quyết thắc mắc về đất ở năm 1984, Hội đồng xét xử Tòa Dân sự

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022