Năng Lực Hành Vi Dân Sự Của Cá Nhân Là Người Nước Ngoài Được Xác Định Theo Pháp Luật Của Nước Mà Người Đó Là Công Dân, Trừ Trường Hợp Pháp

có liên quan đến quan hệ lao động đó, sự thuận lợi trong việc xác định pháp luật áp dụng và việc áp dụng pháp luật đó; sự công bằng giữa các bên tham gia quan hệ lao động.

Về cơ bản thì pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài có năng lực pháp luật như công dân Việt Nam theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Điều này cũng có nghĩa là người lao động nước ngoài có khả năng hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ như người lao động Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

1.4.2. Năng lực hành vi dân sự


Năng lực hành vi dân sự nói chung của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Có những nước quy định rằng, năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật của nước đương sự là công dân, bất kể nơi cư trú, ví dụ như Pháp, Đức, ý, Ba lan, Hunggari, Bungari và Séc. Một số nước khác lại quy định phải áp dụng pháp luật của nước nơi cư trú của đương sự để xác định năng lực hành vi bất kể quốc tịch của đương sự, ví dụ như Anh và Mỹ. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên đương sự, pháp luật nhiều nước quy định một số trường hợp ngoại lệ không áp dụng pháp luật của nước mà đương sự là công dân hoặc của nước đương sự cư trú. Ví dụ như theo “Điều 7 phần Mở đầu Bộ luật Dân sự Đức, Điều 23 Bộ luật Dân sự Bồ Đào Nha quy định nếu đương sự không đủ năng lực hành vi ký kết hợp đồng theo pháp luật của nước mà đương sự là công dân, nhưng đủ năng lực hành vi theo pháp luật của nước mà toà án có thẩm quyền xét xử, thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý”.17

Căn cứ vào các quy định pháp luật, ta sẽ có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị


17 Trang 129, Đoàn Năng (2001). Một số vấn đề lý luận cơ bản của Tư pháp quốc tế. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể về các chủ thể này. Trong đó, về người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ quy định Người thành niên, tức từ đủ 18 tuổi, là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chủ thể này có thể tự mình xác lập tất cả các giao dịch dân sự (trừ trường hợp quan hệ dân sự còn đòi hỏi các điều kiện khác). Bộ luật Dân sự 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự bởi trong đời sống hàng ngày có những người do bẩm sinh, do tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não hay do nguyên nhân nào đó mà họ không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, tuy nhiên mức độ lại chưa đến mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Còn về quy định người không có năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sự năm 2005 là người chưa đủ 6 tuổi thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quy định này bởi lẽ, khái niệm người chưa thành niên theo quy định hiện hành đã bao gồm người chưa đủ sáu tuổi.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục năng lực hành vi dân sự khi các căn cứ để xác định họ bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi không còn và theo yêu cầu của chính họ hoặc của những người có quyền, lợi ích liên quan, cá nhân, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Tại Điều 762, Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài:

Điều 762. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài

Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam - 6


1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam với Liên Bang Nga ký kết ngày 25/08/1998 tại khoản 1, Điều 19 cũng có quy định: “Năng lực hành vi của các nhân được xác định theo pháp luật nước bên ký kết mà người đó là công dân”.

Như vậy, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của người đó bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, được Bộ luật Dân sự Việt Nam cho phép xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân (áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch), trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Tuy nhiên, trong trường hợp mà người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch (giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) tại Việt Nam, ví dụ như việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện hợp đồng này đều được thực hiện ở Việt Nam, thì năng lực hành vi sẽ xác định theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 còn có quy định mới về việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam sẽ áp dụng theo pháp luật Việt Nam.18 Đối với người không có quốc tịch và người có nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc áp dụng pháp luật để xác đinh năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tuân theo Điều 760 của Bộ luật Dân sự năm 2005.

1.4.3. Giải quyết xung đột pháp luật đối với hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.19 Tùy vào các hình thức người lao



18 Xem khoản 3, Điều 674, Bộ luật Dân sự năm 2015.

19 Xem Điều 15, Bộ luật Lao động năm 2012.

động nước ngoài vào Việt Nam làm việc mà thời gian, địa điểm ký kết, luật áp dụng và hình thức hợp đồng lao động cũng khác nhau.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi rõ rệt so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định mới về giải quyết xung đột pháp luật đối với hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài. Trong khi Bộ luật Dân sự năm 2005 dường như coi thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng là thứ yếu thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ưu tiên số một thỏa thuận của các bên, thừa nhận trực tiếp quyền tự do thỏa thuận của các bên và chi tiết hóa quyền tự do thỏa thuận này cùng với những trường hợp hạn chế thỏa thuận. Các bên trong quan hệ hợp đồng lao động được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu pháp luật do các bên lựa chọn có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Còn trong trường hợp mà các bên không có sự thỏa thuận thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ hệ luật nơi thực hiện hợp đồng, thay vào đó là hệ thuộc luật đang được dùng phổ biến trên toàn thế giới là hệ thuộc luật nước nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng. Thực tế cho thấy, rất có thể hợp đồng không ghi nơi thực hiện hợp đồng dẫn đến việc nơi thực hiện hợp đồng xác định theo pháp luật Việt Nam hoăc nơi thực hiện hợp đồng ghi trong hợp đồng có thể khác vơi thực tế hay hợp đồng được thực hiện ở nhiều nơi thì dẫn tới việc giải quyết lựa chọn luật áp dụng trở nên phức tạp, phi thực tế. Do đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã dùng pháp luật của nước nơi có mối liên hệ gắn bó nhất đối với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng

đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

Về hình thức của hợp đồng lao động, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 hình thức hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng lao động đó. Còn theo quy định trọng Bộ luật dân sự năm 2005 thì tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Ngoài ra Bộ luật 2015 còn quy định trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam. Theo pháp luật lao động Việt Nam thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói và trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Bộ luật Lao động Việt Nam quy định có ba loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn (Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng); hợp đồng lao động xác định thời hạn (Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo quy định của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, đối với người lao động nước ngoài theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động mà phải có giấy phép lao động thì sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động20. Người lao


20 Xem khoản 3, Điều 12, Nghị định 11/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở mỗi hình thức làm việc thì việc ký kết hợp động lao động cũng khác nhau. Có trường hợp ký kết hợp đồng lao động tại Việt Nam, lại có trường hợp đã có hợp đồng lao động được ký kết ở nước ngoài từ trước.

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

2.1. Điều kiện để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam


2.1.1. Điều kiện để người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam


Theo Điều 169, Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài; có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này. Ngoài ra, lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Người lao động nước ngoài phải đáp ứng khá nhiều các điều kiện mới được vào Việt Nam làm việc. Ta thấy, quy định về điều kiện trên chỉ dành cho người lao động là công dân nước ngoài chứ không dành cho người không có quốc tịch.

2.1.1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ


Năng lực hành vi dân sự sẽ được xác định theo luật của nước mà người lao động nước ngoài mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc quy định năng lực hành vi dân dân sự ở mỗi nước có sự khác biệt. Độ tuổi để có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định hầu hết các nước trên thế giới là tròn 18 tuổi, một số nước quy định trên hoặc dưới 18 tuổi như Hàn Quốc quy định tuổi thành niên là 19 tuổi, Cuba là 16 tuổi, Nhật Bản và Indonesia là 20 tuổi. Pháp luật một số nước cũng quy định những trường hợp ngoại lệ cho phép một cá nhân có thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trước khi đạt độ tuổi luật định ví dụ như người con sau khi cha mẹ cho phép có sản nghiệp và tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh, hoặc

người con đã kết hôn khi chưa đủ tuổi thành niên. Bộ luật dân sự nước ta không quy định những ngoại lệ này.

Theo pháp luật Việt Nam, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người thành niên, tức là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự (do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác).

2.1.1.2. Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc

Trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp của người lao động nước ngoài là một trong những lý do mà người sử dụng lao động muốn tuyển chọn người lao động nước ngoài vào làm việc. Vì vậy, để có thể được vào làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải có một trình độ chuyên môn, tay nghề nhất định.

Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe là một điều không thể thiếu, người sử dụng lao động nào cũng muốn người lao động của mình có đủ sức khỏe để làm việc, cống hiến. Do đó, thông thường trong điều kiện tuyển dụng sẽ có cả yêu cầu về sức khỏe. Việt Nam có quy định người lao động nước ngoài để vào làm việc tại Việt Nam thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động phải có giấy khám sức khỏe, giấy khám sức khỏe này có thể do do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ. Quy định này còn phòng trừ khả năng người lao động nước ngoài có thể mang theo các dịch bệnh nguy hiểm đến Việt Nam.

2.1.1.3. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

Người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí