Các Chiến Lược Cụ Thể Trong Việc Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Thanh Hóa


Bên cạnh việc lập quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển du lịch, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh là đặc biệt quan trọng. Đây cũng là một bước nhằm cụ thể hóa chiến lược quốc gia, phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế du lịch của tỉnh trong thời gian qua.

4.2. Các chiến lược cụ thể trong việc áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa

Khi địa phương đã xác định được tầm nhìn và mục tiêu cần đạt được, thì việc thiết kế và xây dựng chiến lược marketing để đạt được các mục tiêu đã đề ra là bước rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược. Để xây dựng được chiến lược cụ thể và thực hiện hóa được chiến lược đó, cần phải xem xét các vấn đề chính như: lợi thế của địa phương để có thể thực hiện được chiến lược, và liệu địa phương mình có đủ các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. Một chiến lược marketing địa phương thành công cần có một chương trình thực hiện khả thi, cụ thể và rõ ràng, cần được thể hiện theo trình tự, chi tiết.

4.2.1. Chính sách về sản phẩm

Hiện tại, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào đầu tư các tuyển du lịch gắn liền với các địa danh trên địa phương. Du lịch có nhiều hình thức khác nhau như: Du lịch giải trí; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch khám phá; Du lịch thể thao; Du lịch lễ hội; Du lịch tôn giáo; Du lịch thể thao kết hợp; Du lịch chữa bệnh…Để tập trung xây dựng chiến lược sản phẩm cho từng loại hình du lịch, Thanh Hóa cần cải thiện từng sản phẩm du lịch và nhanh chóng cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch chủ yếu.

Thah Hóa có nhiều tài nguyên du lịch, song thế mạnh lớn nhất là các di tích lịch sử, văn hóa và du lịch biển. Chính vì vậy, sản phẩm chủ lực của du lịch Hà Nội vẫn là du lịch văn hóa và du lịch biển. Cụ thể, trong thời gian tới, cần định hình các gói sản phẩm du lịch quanh khu vực Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và một số huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa với nhiều các di tích du lịch về tâm linh, văn hóa. Hiện nay cảnh quan thiên nhiên đã và đang được cải tạo, các bãi biển như Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, hay các khu di tích Thành Nhà Hồ, suối Cá, Cầu


Hàm Rồng, Sông Mã đang được vào quy hoạch phát triển cụ thể. Bên cạnh đó đầu tư cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách tại, Ủy ban nhân dân thành phố có kết hợp với sở văn hóa thông tin cho xây dựng lại nhà hát Lam Sơn, xây dựng nhà triển lãm để đáp ứng kịp thời nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng, khám phá của du khách.

Trong xu thế phát triển đa dạng của du lịch, ẩm thực không chỉ đóng vai hỗ trợ, phục vụ nhu cầu ăn uống mà đã trở thành mục đích chính cho chuyến đi của không ít du khách. Những năm qua, các món đặc trưng của Thanh Hóa đã được nhiều doanh nghiệp lữ hành khai thác, xây dựng thành những tour, tuyến chuyên biệt như tổ chức tour đến những cơ sở chế biến thực phẩm, đưa khách đến các lễ hội ẩm thực dân gian...; Trong những năm tới, du lịch Thanh Hóa sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa cho công tác quảng bá, xúc tiến văn hóa ẩm thực tại các sự kiện văn hóa, du lịch ở trong và ngoài nước; xây dựng và hướng dẫn doanh nghiệp thiết kế tour khai thác hiệu quả truyền thống nghệ thuật ẩm thực Thanh Hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

4.2.2. Chính sách về giá

Giá cả sản phẩm du lịch là một phần không thể thiếu trong việc thu hút và giữ chân khách du lịch. Hiện nay, tại các điểm du lịch tuy đã có sự thống nhất về giá cả sản phầm phục vụ du lịch, tuy nhiên chưa có sự đồng đều, vẫn còn nạn chặt chém. Lừa đảo. Dẫn đến tình trạng du khách mất niềm tin vào người dân và các sản phẩm su lịch địa phương. Điều cần thiết nhất hiện nay chính là cần hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp nên phối hợp cùng nhau trong việc bình ổn giá cả thị trường, đưa ra các chính sách giá nhất quán, cạnh tranh trong khu vực.

Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 12

Định hướng tới năm 2020 chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần có lộ trình xây dựng mức giá trần và mức giá sàn đối với các sản phẩm dịch vụ, kể cả các sản phẩm đi kèm như dịch vụ vận tải du lịch, dịch vụ kinh doanh du lịch. Để có được quy định về giá cần thực hiện chiến lược xây dựng giá cho các sản phẩm du lịch. Cụ thể:

Mục tiêu: Xây dựng chiến lược giá cho các sản phẩm du lịch cách tổng thể nhằm cụ thể hóa chiến lược du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2015 – 2020


Đối tượng áp dụng: Toàn bộ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, sản phẩm đi kèm trong quá trình triển khai hoạt động du lịch.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ cư trú, cần đưa ra chính sách giá phù hợp với cơ sở vật chất cùng với điều kiện của khách hàng, bởi giá cả là một vấn đề rất nhạy cảm. Chính vì thế các doanh nghiệp nên đưa ra nhiều các phương án giá khác nhau để khách hàng thuộc nhiều tầng lớp lựa chọn, vì ngoài dịch vụ cư trú còn các dịch vụ kèm theo. Nên có sự niêm yết giá vào từng thời điểm. Cùng theo đó thì nên có sự liên kết giữa các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, khu vui chơi giải trí, thực hiện sự đồng nhất về chính sách giá và sản phẩm để có thể làm hài lòng du khách một cách tối đa.

Phương pháp định giá:

Bước 1: Thu thập dữ liệu bảng giá hiện tại của toàn bộ các sản phẩm du lịch Bước 2: Tính toán giá vốn cho từng sản phẩm

Bước 3: Xây dựng chính sách giá mới cho từng sản phẩm, lưu ý quá trình định giá cần tính đến yếu tố kinh tế vùng, sự biến đổi tỉ giá và các yêu tố khác ảnh hưởng đến giá.

Bước 4: Áp dụng thử nghiệm khung giá trần và giá sàn mới

Bước 5: Thu thập phản hồi của doanh nghiệp, khách du lịch và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh giá

Bước 6: Điều chỉnh khung giá sản phẩm du lịch và áp dụng chính thức

4.2.3. Chính sách về kênh phân phối

Các doanh nghiệp du lịch cần tham gia các hiệp hội du lịch trong và ngoài nước nhằm mục đích liên kết xây dựng các tour, điều phối lượng khách.

Mở thêm các văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu, các tỉnh lần cận hoặc có thể tiến ra nước ngoài để phân phối sản phẩm du lịch trực tiếp đến với du khách.

Tăng cường thêm nhiều những hệ thống giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm trực tiếp qua mạng cho các khách hàng có nhu cầu, khách hàng tiềm năng trong cũng như ngoài nước.


Có hai hình thức kênh phân phối đó là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp. Tuy nhiên hai kênh phân phối này có cấu trúc khác nhau, điều này phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

+ Cách thức đưa sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu được lựa chọn

+ Các thực liên kết của các thành viên tham gia vào kênh phân phối Sơ đồ kênh phân phối

+ Kênh phân phối trực tiếp: Các doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối này, thực hiện duy trì lực lượng bán hàng của chính doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của kênh. Kiểu kênh này thường được lựa chọn trong điều kiện doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số ít khách hàng đã được xá định rõ. Các nỗ lực đòi hỏi đàm phán mạnh và những quyết sách phù hợp, kịp thời.

+ Kênh gián tiếp: Các doanh nghiệp lựa chọn kiểu kênh phân phối này trong trường hợp họ không muốn duy trì toàn bộ lực lượng bán hàng và thực hiện chia sẻ chức năng trong kênh với tổ chức, cá nhân trung gian khác. Doanh nghiệp khuyến khích các cấp độ trung gian thực hiện giới thiệu và phát triển các cấp độ tiếp theo cho kênh phân phối.

Các doanh nghiệp có thể lựa chọn đồng thời cả hai hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp cũng như lựa chọn nhiều cấp độ trung gian. Tuy nhiên, trong lĩnh vực du lịch, để các trung gian thực sự có ý nghĩa, tránh các xung đột, cần có các chính sách phù hợp với từng loại kênh phân phối và cho từng cấp độ trung gian.

4.2.4. Tăng cường quảng bá du lịch địa phương

Việc đưa hình ảnh địa phương tiếp cận với người du khách một cách nhanh nhất đó chính là hình thức quảng bá địa phương, kế hoạch truyển thông sẽ được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Việc này do sở công nghệ thông tin và truyền thông đảm nhiệm.

Để thực hiên được chiến lược đó, địa phương cần định vị hình ảnh lãnh thổ và phát triển chiến lược truyền thông của mình, xây dựng hình ảnh địa phương, tạo sự khác biệt và nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vừa củng cố, duy trì hình tượng đặc trưng vốn có của địa phương, đồng thời cần phát triển và cải thiện hình ảnh địa phương


một cách đặc sắc và rõ nét hơn, sử dụng đồng bộ các kỹ thuật xúc tiến đầu tư, định vị chính xác mục tiêu, đưa ra các chương trình truyền thông phù hợp mang tính thông điệp và truyền tải. Các chương trình truyền thông cần phù hợp và trợ giúp thông điệp mà hình tượng địa phương đã định vị trong tâm tưởng của du khách.

Để đưa được hình ảnh địa phương đến với du khách một cách hiệu quả nhất, địa phương có thể sử dụng các kỹ thuật xây dựng hình ảnh như:

Truyền thông truyền miệng, đây là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất đối với chiến lược marketing. Việc xây dựng và quảng bá hình ảnh địa phương thông qua phương thức này luôn đem lại hiệu quả, tính chân thực và chính xác cao. Bản chất của hình thức này thì bản thân dịch vụ phải thật sự tốt, bởi hình thức này có tính hai mặt.

- Quảng cáo trên các phương tiên thông tin đại chúng

Hiện nay, phương tiện truyền tải phổ biến nhất là sử dụng hình thức quảng cáo trên các kênh truyền hình và mạng internet. Hiện nay, mỗi khi đi du lịch hoặc có nhu cầu đi khám phá bất cứ nơi đâu, du khách đều sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm hiểu trước cũng như nắm rõ hơn các thông tin về điểm đến, chính vì thế, địa phương cần tận dụng triệt để công cụ này trên các website, các trang mạng về du lịch, khám phá. Để sử dụng có hiệu quả cần phải có thêm các chiến lược chạy quảng cáo trên các trang vào từng thời kỳ, thời điểm…

Có thể xây dựng một website riêng với mục đích quảng bá, nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải có thiết kế riêng website thương mại về các sản phẩm du lịch, Xây dựng bộ thông điệp về du lịch, thiết kế hình ảnh phù hợp với thông điệp, viết bài truyền thông quảng bá. Đăng tải bài viết, hình ảnh; Chạy google adword bài viết, thông điệp..

Một cách khá phổ biến hiện nay là sử dụng các mạng xã hội như: Facebook; zalo, viber…Mạng xã hội ngày nay không còn là trang mạng để giải trí đơn thuần, mà còn là phương tiện hiệu quả để thương mại hóa các sản phẩm, hàng hóa. Theo thống kê, con số sử dụng mạng xã hội hàng ngày chiếm trên một nửa dân số thế giới, chính vì thế, mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời để quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Địa phương có thể chạy quảng cáo trên facebook hay zalo, viber,


nhưng trước đó cần phải có những bài viết hay, rõ ràng, súc tích, ngắn gọn và có nhiều hình ảnh, màu sắc phù hợp với từng bài, từng thể loại.

Để chiến lược quảng bá đạt hiệu quả cao nhât, có thể thuê công ty PR chuyên nghiệp để tổ chức sự kiện lớn nhằm PR cho toàn tỉnh nói chung và quảng bá du lịch nói chung, như Đà Nẵng đã thuê một công ty tổ chức sự kiện nước ngoài về làm sự kiện cho Thành Phố và đã đạt được những thành công như mong đợi.

- Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư, hay cử các đoàn khảo sát tới các thành phố, các nước có nguồn đầu tư lớn để thảo cách thức marketing. Tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ, triển lãm du lịch ở các địa phương khác; các hoạt động tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch khảo sát về địa điểm du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch để xây dựng tour du lịch bán cho du khách, tổ chức cho các giới báo chí khảo sát sản địa điểm du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch để giới thiệu trên báo đài, phát động thị trường giới thiệu sản phẩm, dịch vụ sản phẩm.

4.3. Các giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện chiến lược

Sau khi nhận thức rõ sứ mệnh và tầm nhìn, triển khai các chiến lược cụ thể, với các mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển ngành du lịch xứng tầm quốc gia và khu vực, để thực hiện được các chiến lước đã được đề ra, các chủ thể thực hiện là các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm thực thi các giải pháp cũng như chiến lược đã được đề ra, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch tại địa phương mình.

4.3.1. Marketing hình tượng địa phương

Hình tượng địa phương là tổng hợp của những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người ta có về một địa phương. Hình tượng địa phương tiêu biểu cho sự đơn giản hóa phần lớn là liệt kê những mẫu thông tin gắn với địa phương. Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tượng mục tiêu là khách du lich về hình ảnh của thành phố như là một nơi lý tưởng để du lịch, để nghỉ ngơi và khám phá các danh lam thắng cảnh của địa phương. Để tạo ấn tượng với mọi người về địa phương mình, cần xây dựng hình ảnh địa phương thật hấp dẫn và độc đáo. Thời gian qua


Thanh Hóa được biết đến với một hình ảnh còn rất chung, phổ biến là một tỉnh bắc miền trung còn nhiều khó khăn. Chưa tạo cho mình điểm nhấn và dấu ấn riêng.

Thanh Hóa là một trong những cái nôi của nền văn minh Lạc Việt, là vùng đất có lịch sử lâu đời với cái tên Ái Châu có từ triều nhà Lương (TK thứ 6) giai đoạn bắc thuộc. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, xứ Thanh luôn là điểm sáng trên bản đồ ái quốc của người Việt. Đặc biệt, Thanh Hóa là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có tất cả các nét đặc trưng về địa lý, khí hậu. Trên phương diện địa lý, Thanh Hóa là một tỉnh vừa có biển, vừa có rừng, vừa có đồng bằng lại vừa có núi non hiểm trở. Xét về nông lâm nghiệp, câu nói quen thuộc 7 “lờ” (Lúa, lang, lạc, lợn, luồng, lim, lát) chính là một lát cắt ngang đặc trưng của xứ Thanh. Về mặt khí hậu, Thanh Hóa là tỉnh ở bắc Trung bộ mang nét đặc trưng nhất của khí hậu gió mùa, trong đó một năm được chia ra thành bốn mùa rõ rệt tại đồng bằng ven biển, trong khi đó trên khu vực miền núi, một năm chỉ có hai mùa là “mùa mưa” và “mùa khô” như các tỉnh miền nam. Về dân cư, Thanh hóa là tỉnh có nhiều các dân tộc anh em cùng nhau chung sống trong đó nhiều nhất là người Kinh, Mường, người Thái và người Hmông.

Do tính đặc thù về địa lý và văn hóa nơi đây, Thanh Hóa chính là cái nôi – phát tích của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Nếu tính từ sau khi nước Nam Việt mất và tay nhà Hán (năm 111 trước công nguyên) đến trước năm 938, xứ Thanh là nơi sản sinh ra Triệu Thị Trinh (Lệ hải Bà Vương) và Dương Đình Nghệ, hai trong một số ít ỏi những người đã đứng lên chống lại sự đô hộ của phương Bắc (các nơi khác có Hai Bà Trưng, Lí Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng). Sau khi giành được độc lập từ phương bắc, tính từ thời nhà Nhà Ngô (năm 938) đến hết nhà Nguyễn (năm 1945), trong số 8 triều đại vừa dài vừa ngắn bao gồm Ngô, Đinh,Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn thì đã có tới 4 triều đại có xuất thân từ Thanh Hóa đó là: Tiền Lê (Lê Hoàn), Hồ (Hồ Quý Ly), Hậu Lê (Lê Lợi), và Nguyễn (Nguyễn Ánh). Đặc biệt trong lịch sử Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất hai triều chúa là Trịnh và Nguyễn (kéo dài khoảng 200 năm) thì cả hai đều xuất phát từ


Thanh Hóa. Xét về độ dài thì trong khoảng thời gian 1007 năm đó, các triều đại có xuất xứ từ Ái Châu -Thanh Hóa đó đã cai trị Việt Nam đến khoảng 600 năm.

Nói đến lời ăn tiếng nói Thanh Hóa, người ta thường nhấn mạnh cụm từ “mô, tê, răng, rứa”, như là điểm đặc trưng nhất. Nhưng “mô, tê, răng, rứa” từ sông Lam vào đến vịnh Hà Tiên, cả Trung - Nam bộ (quá nửa nước) đều nói, chỉ khác nhau dấu giọng (phát âm) nặng nhẹ - sự thực, vùng ngôn ngữ xứ Thanh là một thế giới âm thanh vô cùng phong phú - phong phú đến rối rắm, phức tạp, khác nào ngàn cây nội cỏ, khiến nhà nghiên cứu ngại bước chân vào. Tuy nhiên, khi nó được khám phá, ai cũng thấy hết sức thú vị, do đặc thù về địa lý, văn hóa và lịch sử của mình là một vùng đất thấm đẫm sự hào hùng của dân tộc Việt, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt‟ của đất nước chúng ta.

4.3.2. Marketing các đặc trưng của địa phương

Marketing đặc trưng của địa phương tức là Marketing những điểm nổi bật của địa phương, có giá trị thu hút khách du lịch cao. Các điểm nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu đãi, bề dầy lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng nên.

Thanh Hóa ngoài những bờ biển dài, đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, thì còn có nhiều động thần tiên đẹp nhất trong 36 động thần tiên cả nước. Như chúng ta đã biết, Thanh Hóa là tỉnh rất phong phú về tài nguyên du lịch. Có 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được phân bổ đều trên phạm vi toàn tỉnh. Trong số các di tích có 135 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm 5,25% tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nước (hiện cả nước có 2.569 di tích được xếp hạng quốc gia) và 412 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Bao gồm: Di tích Thành Nhà Hồ; Khu di tích lịch sử Lam Kinh; Di tích khảo cổ hang con Moong; Chiến khu Ba Đình; Cụm di tích Sầm Sơn Lễ hội Lam Kinh; Lễ hội Lê Hoàn; Lễ hội Bà Triệu; Lễ hội Đền Sòng,..).

Ngoài ra, khi đến với Thanh Hóa, du khách dẽ được trải nghiệm về cuộc sống của những con người nơi đây. Thanh Hóa tự hào có những Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Hoàng…tuy sinh ra ở Thanh Hóa nhưng đấu tranh vì dân tộc, là những người con của cả dân tộc, những người anh hùng vĩ đại, hy sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023