thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa). Bao quanh núi Nhồi gồm các núi quần tụ liền nhau, đó là núi Đống (phía Tây), núi Chân Thần (phía Tây Nam), núi Nấp (Quảng Náp phía Nam), núi Chồng Mâm (núi Đình Thượng - phía Bắc). Dưới chân núi là dòng Hương Giang lượn quanh làng xóm đông đúc rồi thông ra sông Mã, tạo nên cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình. Xưa kia dưới chân núi Đống, đã từng diễn ra cảnh trên bến dưới thuyền, tấp nập kẻ mua người bán các sản phẩm chế tác từ đá núi Nhồi. Đá núi Nhồi đã đi muôn nơi, có mặt ở hầu khắp các công trình kiến trúc, lăng tẩm, đền đài, bia ký, tượng đá...
Suối cá Cẩm Lương: Cẩm Lương là một xã miền núi, nằm trong thung lũng của dãy núi đá vôi Bồ Um, cạnh sông Mã. Cư dân ở đây chủ yếu là người Mường. Khí hậu quanh năm ôn hoà, mát mẻ (nhiệt độ trung bình 20 – 22oC). Suối cá Cẩm Lương (hay còn gọi là Vó cá Cẩm Lương, hang cá Cẩm Lương) nằm trong địa phận làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách huyện lỵ Cẩm Thuỷ 10 km về phía Tây - Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây. Theo dân làng Ngọc kể lại thì hang cá ở đây có từ xa xưa. Có nhiều truyền thuyết nói về sự xuất hiện của đàn cá, nhưng hầu như đều chung một quan niệm đó là những thần linh của núi, sông đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống yên vui của bản làng. Vì vậy đàn cá được dân bản địa phong là Cá Thần, mọi người không dám đánh bắt ăn thịt. Và cứ thế, cùng với thời gian, đàn cá ngày càng sinh sôi, nảy nở.
Ngàn Nưa: Thuộc địa phận ba huyện Như Thanh, Nông Cống, Triệu Sơn. Trước kia nơi đây từng là cả một rừng nứa bạt ngàn, có nhiều gỗ quý và động vật quý hiếm. Đã có câu phương ngôn: “Vật rừng Nưa, dưa chợ Bạng”. Lại có nhiều suối đẹp, lắm cá, đặc biệt là cá “mầm mầm rễ chuối”. Cách đánh cá cũng lạ: lấy lá ngơn hoặc khô dầu vò nhỏ, thả xuống suối, cá say nổi lên, vớt bỏ vào nồi nấu chín ăn ngay.
Khu Ba Đình: Thuộc địa phận xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ 4 km. Gọi là Ba Đình, vì gồm ba làng: Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh. Ba Đình được bao quanh mấy con sông: sông Hoạt, sông Chính Đại, sông Lèn, sông Báo Văn. Đây là một căn cứ của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Đinh
Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, cầm cự với quân Pháp thời kỳ 1887 - 1888. Công sự được xây dựng kiên cố, chiến lũy vững vàng.
Với các đặc trưng vùng miền, các tiềm năng du lịch biển, du lịch tâm linh, Thanh Hóa có thể trở thành một trong những địa phương có năng lực cạnh tranh lớn mạnh, đưa Thanh Hóa trở thành trọng tâm, trọng điểm du lịch của quốc gia và của cả khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế, để phát huy được thế mạnh của mình, Thanh Hóa cần vận dụng linh hoạt các chiến lược Marketing địa phương trong việc phát triển và thu hút khách du lịch, tạo nên hệ thống du lịch bền vững và tiếp cận gần hơn nữa tới các du khách.
3.3.2. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh
Các địa phương trong quá trình thực hiện Marketing cho địa phương mình, cần phải xác định rõ, địa phương mình đang đứng ở đâu và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược của địa phương mình hay không. Trong lĩnh vực thu hút khách du lịch, Thanh Hóa được biết đến là một tỉnh có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những bãi biển thơ mộng, những di tích lịch sử hào hùng đã đi cùng năm tháng. Với khí hậu bắc miền trung không quá khắc nghiệt, thời tiết và khí hậu phù hợp với việc nghỉ dưỡng, tham quan. Tuy vậy, các địa phương lân cận như Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh là các đối thủ cạnh tranh của Thanh Hóa trong lĩnh vực du lịch này.
Ninh Bình là vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa - lịch sử - tâm linh và sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ từ lâu đã là vùng đất được biết đến là cố đô với nhiều các quần thể du lịch hấp dẫn. Với vị trí cách thủ đô Hà nội 90km, nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.420,77 km2, dân số là 902 nghìn người. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này tài nguyên du
lịch phong phú, đa dạng, độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động và khu du lịch nổi tiếng như: Vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, suối nước khoáng Kênh Gà, động Vân Trình, nhà thờ đá Phát Diệm, khu du lịch hang động Tràng An, khu du lịch Tam Cốc Bích Động.
Ninh Bình hiện đang sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tràng An là một bảo tàng địa chất ngoài trời, ghi dấu những chuyển động thăng trầm của vỏ trái đất và chứa đựng trong lòng nó lịch sử hình thành và phát triển của con người cách đây hàng triệu năm. Quần thể được hình thành từ những dải đá vôi với thung lũng, sông ngòi hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình thơ mộng. Địa chất, địa mạo đặc biệt, cùng hệ thống hang động xuyên thủy đã khiến Tràng An mang trong mình nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó song hành tồn tại hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất đặc biệt, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Bên cạnh đó, nằm giữa các Trung tâm du lịch của cả nước (Hạ Long - Hà Nội
- Huế - Mỹ Sơn - Hội An - TP Hồ Chí Minh), Nghệ An có thuận lợi là vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt, có cảng biển Quốc tế Cửa Lò, sân bay Vinh, nằm trên tuyến giao thông quốc tế xuyên Việt qua Thái Lan, Lào theo đường 7 và đường 8 - là tuyến hành lang Đông Tây rất quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của 3 nước Việt Nam - Lào - Thái. Nổi bật ở đây trọng tâm là Khu di tích Kim Liên (đã được Nhà nước xếp hạng Di tích đặc biệt quốc gia), hàng năm có trên 2 triệu lượt khách về thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm viếng mộ cụ Hà Thị Hy - bà nội của Bác Hồ, thăm viếng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. Nghệ An được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng quốc gia; 82km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp, nhất là bãi tắm Cửa Lò - một trong những bãi tắm đẹp nhất vùng biển phía bắc Việt Nam... Có 12.000km² rừng núi, với nhiều khu rừng nguyên sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi...Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt là những kho tàng bảo tồn đa dạng về sinh học rất hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế...
Trong các địa phương phát triển về du lịch trong khu vực, thì Hà Tĩnh cũng là một tỉnh đang có sự đầu tư trọng điểm. Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ và
cả nuớc, trên “Tuyến du lịch xuyên Việt” và là điểm đầu của tuyến du lịch “Con đường Di sản Miền Trung”, một trong những cửa ngõ quan trọng của không gian du lịch “Hành lang Đông - Tây”, với hệ thống giao thông thuận lợi để phát triển du lịch trong nước và các nước khác trong khối ASEAN.
Hà Tĩnh có nhiều tài nguyên tự nhiên và thắng cảnh gắn với các địa danh nổi tiếng như núi Hồng - sông La, bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên - Thiên Tượng, đèo Ngang - Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn... Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con. Biển Hà Tĩnh được biết đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ, chất lượng dịch vụ với giá cả phải chăng.
Tỉnh Hà Tĩnh có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử - quê hương của nhiều danh nhân gắn với di tích lịch sử, văn hóa như khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Mảnh đất này còn nổi danh với đời sống văn hoá dân gian phong phú được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề thủ công như hát phường vải Trường Lưu, Trường Nga; ca trù Cổ Đạm; hát ví dặm đò đưa dọc sông Lam, múa sắc bùa ở Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Khê; hò chèo cạn ở Cẩm Nhượng; hò Thạch Khê. Các đình, chùa nổi tiếng như chùa Hương Tích, đền Chợ Củi, Quỳnh Viên - Chiêu Trưng, đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, Sơn phòng Hàm Nghi luôn hấp dẫn du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu và thưởng ngoạn.
Tất cả những điểm du lịch trên đều là đối thủ cạnh tranh của Thanh Hóa về loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và tâm linh, du lịch biển. Tuy nhiên tại mỗi vùng miền địa phương vẫn tồn tại những bất cập về sản phẩm du lịch, có thái độ, văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư còn chưa có sự chuyển biến rõ nét, ý thức người dân trong bảo vệ môi trường chưa cao nên vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến uy tín với khách du lịch. Nhận thức được điều đó, Thanh Hóa cần áp dụng các chiến lược và vận dụng các giải pháp Marketing địa phương để tận dụng triệt để lợi thế du lịch của mình, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh với các địa phương lân cận.
3.3.3. Xu thế và nhu cầu phát triển
Hiện tại, chúng ta đang sống trong một thời đại với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội. Trình độ kinh tế, xã hội và dân trí của mọi người không chỉ dừng lại ở mức ăn mặc, đi lại thông thường mà còn bao gồm cả những nhu cầu giải trí và làm đẹp, thưởng thức những cái đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội.
Và du lịch chính là một hoạt động giúp cho con người có thể thỏa mãn được những điều “cần” đấy.
Theo nghiên cứu số lượng người du lịch của các quốc gia trên thế giới, tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra các con số về tỷ lệ du lịch như sau:
Theo số liệu của ITC Trademap, tốc độ tăng của nhập khẩu thế giới về du lịch là 2,86%/năm trong giai đoạn 2008-2012. Phân tích về xu hướng tăng trưởng của thị trường du lịch thế giới từ Báo cáo của UNWTO (2013) Travel Highlights cho thấy:
+ Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2012 có số lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch - ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt vào năm 2030.
+ Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism).
+ Ngoài ra, với Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài, bên cạnh các phương thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lưu ý một phương thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven biển như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòn, Đà Nẵng, Phú Quốc... Theo một số số liệu, trong năm 2015, Việt Nam đón trên 285.000 lượt du khách tàu
biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam song đây là một xu hướng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong chiến lược phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020.
+ Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2015 đạt 524 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ 8,4% và còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong giai đoạn 5 năm tới đây.
Đi sâu vào các đặc thù của xu hướng du lịch, có thể lưu ý thêm một số điểm như sau của thị trường khách:
Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng :
+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.
+ Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng.
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân.
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.
Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần
triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.
Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập gofl mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch ..v.v.
Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.
Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tính, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điêm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu
hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.
Nắm được những xu hướng phát triển đó, để thu hút khách du lịch và biến du lịch nhanh chóng và kịp thời trở thành ngành kinh tế trọng điểm của, Thanh Hóa cần thực hiện các chiến lược cụ thể và thực thi để có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách cũng như nhìn thấy tầm quan trong trong việc áp dụng các chiến lược Marketing địa phương để hoàn thiện hơn cơ chế và chính sách phát triển của tỉnh.
3.3.4. Phân tích ma trận Swot – Cơ hội và thách thức
Điểm yếu - Quy hoạch phát triển tổng thể về du lịch vẫn chưa được đồng bộ. Sự quản lý của Nhà nước chồng chéo - Hoạt động du lịch lữ hành còn kém, thiếu tính chuyên nghiệp. - Sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, chưa nhiều sự hấp dẫn và đổi mới - Đầu tư và khai thác thế mạnh, tạo ra sản phẩm đặc trưng chưa tập trung đúng mực - Nguồn lao động trình độ chuyên môn chưa cao và chưa được đào tạo bài bản - Khủng hoảng kinh tế. | |
Cơ hội -Nhu cầu về du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng vẫn có xu hướng phát triển mạnh trong khu vực. -Có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan đẹp. - Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng - Đảng và Nhà nước quan tâm tới phát triển cơ sở hạ tầng. | Thách thức - Điểm xuất phát kinh tế thấp nên vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn - Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá mạnh xong vẫn còn tồn tại rất nhiều những bất cập, thiếu đồng bộ, - Giao thông hàng không chưa thực sự thuận lợi, một số tuyễn đường dẫn đến khu tham quan du lịch chất lượng còn chưa tốt, thông tin liên lạc gặp nhiều trở ngai - Gặp trở ngại, chịu nhiều bất lợi về thời tiết, khí hậu như bão, lụt, gió lào... - Giữ gìn thuần phong mỹ tục của các di sản |
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Thời Kỳ 2005 – 2015
- Thực Trạng Thu Hút Khách Du Lịch Thanh Hóa Trong Những Năm Gần Đây
- Đánh Giá Tiềm Năng Và Nhận Diện Giá Trị Cốt Lõi Sản Phẩm Tỉnh Thanh Hóa
- Đề Xuất Chiến Lược Và Giải Pháp Marketing Địa Phương Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa
- Các Chiến Lược Cụ Thể Trong Việc Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Thanh Hóa
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch