1.2.9. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp đồng phạm
Tại Điều 58 BLHS quy định: “Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trong trường hợp khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất, mức độ, hành vi của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm [19].
Đối với đồng phạm trong loại trừ trách nhiệm hình sự, tuỳ vào trách nhiệm hình sự của cá nhân nào mà việc giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ áp dụng vào cá nhân đó.
Theo quy định đó, khi xác định TNHS và hình phạt đối với mỗi người đồng phạm, toà án phải xét đến:
- Tính chất của đồng phạm: Ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chung mà cả bọn cùng thực hiện
- Mức độ tham gia và tính chất của từng hành vi của người đồng phạm :
+ Vai trò của người đồng phạm thực hiện thể hiện tính chất của quá trình tội phạm, nó mang tính đặc thù của nhiệm vụ, cũng như chức năng tác động lên việc phạm tội đó.
+ Xác định mức độ tham gia phụ thuộc vào việc thực hiện tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm chung.
+ Tuỳ vào từng cá nhân thực hiện hành vi phạm tội mà định hình các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ khác nhau.
1.2.10. Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội
Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của Luât Hình sư thì người chưa thành niên phạm tội của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 cũng có những thay đổi quan trọng như thay thế cụm từ người chưa thành niên phạm tội thành cụm từ người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu giáo dục, cải tạo người phạm tội nhận ra những sai lầm khuyết điểm và làm sao để có điều kiện tốt nhất để hòa
nhập với cộng đồng. Một trong những chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự là việc áp dụng mức hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 101 BLHS năm 2015 quy định như sau:
“ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Ở gần cuối khoản 1 và khoản 2 Điều này đều có cụm từ mức phạt tù mà điều luật quy định ngoài ra cũng chưa có văn bản gì hướng dẫn rò ràng vấn đề này nên việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn cho người dưới 18 tuổi khi phạm tội có thể sẽ có ba cách hiểu và vận dụng khác nhau như sau:
+ Một là, theo khoản 6 - Điều 91 BLHS có quy định: Người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án khi xử hình phạt tù có thời hạn thì mức án nhẹ hơn khi áp dụng đối với người đủ 18 tuổi và khi người dưới 18 tuổi phạm tội ta xét theo khoản 1 điều 101 của BLHS thì mức phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi và đủ 16 tuổi là không quá ba phần tư và người từ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi thì mức phạt cao nhất được áp dụng là một phần hai không được quá.
Ví dụ: Phạm Thị H phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, tính đến ngày thực hiện hành vi phạm tội thì mới 17 tuổi, bị truy tố theo khoản 2 - Điều 194 BLHS với mức hình phạt tù là 05 năm đến 10 năm. Đặt giả thuyết hình phạt được áp dụng đối với H cao nhất là 07 năm tù nhưng do H dưới 18 tuổi nên hình phạt cao nhất không quá ba phần tư của 07 năm tức là 05 năm
25 ngày.
+ Hai là, khi áp dụng tù có thời hạn đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo khoản 1 - Điều 101 BLHS hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư và đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo khoản 2 - Điều 101 BLHS hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức hình phạt cao nhất mà khung hình phạt của điều luật quy định. Như vậy, theo ví dụ trên đây thì mức hình phạt cao nhất mà H có thể sẽ là 3 năm 06 tháng.
+ Như vậy, theo ví dụ trên đây thì Điều 249 BLHS năm 2015 quy định mức hình phạt cao nhất của điều luật là 20 năm, tức là H có thể bị xử phạt ba phần tư của 20 năm là 15 năm tù.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu Chương 1, tác giả rút ra những kết luận như sau:
- Tác giả đưa ra các khái niệm áp dụng hình phạt nhất là đối với hình phạt tù có thời hạn. Xác định các nội dung cần nghiên cứu của hoạt động áp dụng từ đó làm cơ sở để tách biệt cũng như phân biệt hình phạt tù có thời hạn với các hình phạt khác. Đưa các vấn đề quan trọng của hình phạt tù có thời hạn vào luận văn để làm cơ sở dữ liệu kham khảo.
- Áp dụng hình phạt tù có thời hạn là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự sau khi quá trình định tội danh diễn ra, điều này nằm ở cơ sở hồ sơ vụ án và tổng kết kết quả quá trình tranh tụng tại toà, xem xét cụ thể các tình tiết, đánh giá đầy đủ các quy định của bộ luật hình sự. Từ các quá trình trên hội đồng xét xử áp dụng BLHS để đưa ra mức hình phạt cụ thể của mức hình phạt tù có thời hạn để kết án đố với người phạm tội và ra phán quyết cuối cùng trong bản án về hình phạt đã tuyên.
- Xác định được những ý nghĩa quan trọng của hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn: ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, pháp lý và giáo dục cải tạo và phòng ngừa tội phạm.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA - TỈNH ĐỒNG NAI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG HÌNH PHẠT NÀY THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
2.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Tình hình áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020.
- Tình hình áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Dựa trên báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác hàng năm (từ năm 2016 đến năm 2020) của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tình hình thụ lý, xét xử các vụ án hình sự được thể hiện qua bảng tổng hợp sau đây:
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án, bị cáo đã thụ lý
Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo
Năm | Số liệu thụ lý | ||||
Vụ án | Tỷ lệ % | Bị cáo | Tỷ lệ % | ||
1 | 2016 | 53 | 20.2% | 104 | 20.9% |
2 | 2017 | 46 | 17.5% | 82 | 16.5% |
3 | 2018 | 51 | 19.4% | 100 | 20.1% |
4 | 2019 | 58 | 22.1% | 109 | 21.9% |
5 | 2020 | 55 | 20.9% | 102 | 20.5% |
Cộng | 263 | 100% | 497 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
- Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
- Căn Cứ Vào Các Tình Tiết Giảm Nhẹ, Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Một Số Nguyên Nhân Của Hạn Chế, Vướng Mắc Trong Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn Tại Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Qua bảng số liệu thống kê cho thấy:
- Năm 2016, Tòa án thụ lý 53 vụ án, với tổng số 104 bị cáo.
- Năm 2017, Tòa án thụ lý 46 vụ án, với tổng số 82 bị cáo.
- Năm 2018, Tòa án thụ lý 51 vụ án, với tổng số 100 bị cáo.
- Năm 2019, Tòa án thụ lý 58 vụ án, với tổng số 109 bị cáo.
- Năm 2020, Tòa án thụ lý 55 vụ án, với tổng số 102 bị cáo.
Dựa trên số liệu thống kê tội phạm từ năm 2017 đến 2020, số lượng vụ án và số lượng bị cáo có xu hướng gia tăng. Tăng mạnh nhất và nhiều nhất vào năm 2019 và số lượng ít nhất là vào năm 2017. So với năm 2019 thì số lượng vụ án và bị cáo của năm 2020 có xu hướng giảm, đây là điều đáng mừng trong năm qua.
Qua thực tiễn xét xử vụ án cho thấy việc tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với các hình phạt chính khác.
Bảng 2.2: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng
Đơn vị tính: Bị cáo
Tổng số bị cáo | Số liệu hình phạt chính được áp dụng | |||||||
Cảnh cáo | Phạt tiền | Cải tạo không giam giữ | Cho hưởng án treo | Tù có thời hạn | Tù chung thân | Tử hình | ||
2016 | 91 | 10 | 14 | 21 | 10 | 37 | 0 | 0 |
2017 | 70 | 5 | 9 | 19 | 8 | 29 | 0 | 0 |
2018 | 79 | 12 | 6 | 13 | 12 | 36 | 0 | 0 |
2019 | 95 | 7 | 12 | 15 | 20 | 41 | 0 | 0 |
2020 | 83 | 7 | 9 | 11 | 18 | 38 | 0 | 0 |
Tổng | 418 | 41 | 50 | 79 | 68 | 180 | 3 | 0 |
Tỷ lệ | 100 | 9.8% | 12.0% | 18.9% | 16.3% | 43.1% | 0% | 0 |
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Trên đây là bảng số liệu thống kê áp dụng hình phạt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020
Qua bảng trên cho thấy, số vụ áp dụng hình phạt tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai như sau: Áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với 41 bị cáo chiếm tỷ lệ 9.8%; Áp dụng hình phạt tiền đối với 50 bị cáo chiếm tỷ lệ 12.0%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với 79 bị cáo chiếm 18.9%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 68 bị cáo chiếm 16.3%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với 180 bị cáo chiếm 43.1%; Áp dụng hình phạt tù chung thân đối với 3 bị cáo chiếm 0.7%; Áp dụng hình phạt tử hình đối với 0 bị cáo.
Có thể thấy hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất lớn 43.1%, chưa tính đến số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo.
Bảng 2.3: Số liệu kết quả xét xử
Đơn vị tính: Vụ án, bị cáo
Năm | Tổng số xét xử | ||||
Vụ án | Tỷ lệ % | Bị cáo | Tỷ lệ % | ||
1 | 2016 | 48 | 20.3% | 91 | 21.8% |
2 | 2017 | 42 | 17.7% | 70 | 16.7% |
3 | 2018 | 46 | 19.4% | 79 | 18.9% |
4 | 2019 | 50 | 21.1% | 95 | 22.7% |
5 | 2020 | 51 | 21.5% | 83 | 19.9% |
Cộng | 237 | 100% | 418 | 100% |
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Qua số liệu tổng hợp, phân tích cho thấy trong thời gian từ năm 2016 – 2020, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành xét xử các vụ án như sau:
- Năm 2016, Tòa án xét xử 48 vụ án với 91 bị cáo.
- Năm 2017, Tòa án xét xử 42 vụ án với 70 bị cáo.
- Năm 2018, Tòa án xét xử 46 vụ án với 79 bị cáo.
- Năm 2019, Tòa án xét xử 50 vụ án với 95 bị cáo.
- Năm 2020, Tòa án xét xử 51 vụ án với 83 bị cáo.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự trong thời gian 5 năm của tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Xét xử đúng người đúng tội đối với các án hình sự. Giải quyết đạt tỷ lệ cao mang lại hiểu quả trong công tác phòng chống tội phạm. Nâng cao vai trò của toà án trong công tác phục vụ mục đích chính trị, xã hội tại địa phương, hạn chế án tồn.
Bảng 2.4: Số liệu các loại tội phạm đã xử lý
Đơn vị tính: Vụ án
Tội danh | Số thụ lý theo năm | Tổng | Tỷ lệ | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
1. | Tội giết người | 1 | 0 | 1 | 2 | 1 | 5 | 1.9% |
2. | Tội cố ý gây thương tích | 6 | 9 | 8 | 5 | 7 | 35 | 13.3% |
3. | Tội cướp tài sản | 0 | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 | 1.9% |
4. | Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | 4 | 3 | 6 | 5 | 3 | 21 | 8.0% |
5. | Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | 3 | 4 | 2 | 3 | 6 | 18 | 6.8% |
6. | Tội sản xuất, tàng trữ, vậnchuyển, buôn bán hàng cấm | 1 | 0 | 1 | 2 | 4 | 8 | 3.0% |
7. | Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy | 8 | 5 | 6 | 9 | 5 | 33 | 12.5% |
8. | Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ | 4 | 1 | 2 | 1 | 2 | 10 | 3.8% |
9. | Tội đánh bạc | 8 | 5 | 9 | 10 | 12 | 44 | 16.7% |
10. | Tội trộm cắp tài sản | 12 | 10 | 13 | 17 | 13 | 65 | 24.7% |
11. | Tội cưỡng đoạt tài sản | 2 | 3 | 0 | 1 | 1 | 7 | 2.7% |
12. | Các tội phạm khác | 4 | 5 | 2 | 1 | 0 | 12 | 4.6% |
Cộng | 53 | 46 | 51 | 58 | 55 | 263 | 100% | |
Tỷ lệ % | 20.2 | 17.5 | 19.4 | 22.1 | 20.9 | 100 |
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Qua bảng số liệu của thống kê, ta thấy bắt đầu từ năm 2016 so với năm 2017 số lượng đưa ra xét xử có xu hướng giảm. Nhưng từ năm 2016 đến năm 2019 số lượng đưa ra xét xử có tỉ lệ tăng dần. Đỉnh điểm là năm 2019 với số