Khả Năng Áp Dụng Chiến Lược Hiệu Ứng Mạng Trong E-Banking


dụng được dịch vụ Home banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng thông qua moderm- đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của Ngân hàng.

Internet Banking

Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết. Thông tin rất phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như thông tin khác về ngân hàng. Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn vì đầu tư hệ thống bảo mật rất tốn kém.

2. Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking

Một câu hỏi đặt ra là các lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng hay nhà hàng thuộc về thế giới kinh tế nào - thế giới của đường doanh thu giảm dần hay tăng dần? Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định xem liệu trên thị trường đó có tồn tại hay không một “hiệu ứng mạng‟‟ và khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng‟‟ trên thị trường đó. Trong việc cung cấp các dịch vụ theo phương pháp truyền thống có tồn tại một sự hạn chế mang tính khu vực về nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là khi mở rộng quy mô tới một mức độ nào đó các nhà cung cấp sẽ gặp phải những giới hạn nhất định. Vì vậy, dịch vụ dường như thuộc khu vực đường doanh thu giảm dần. Hơn thế nữa, các dịch vụ cung cấp theo phương thức truyền thống lại thường không liên quan đến công nghệ cao nên khó có khả năng có được những đường doanh thu tăng dần (xem thêm 2.2, Tr.18). Tuy nhiên, sự đổi mới trong cách thức cung cấp dịch vụ đã giúp tạo ra điều ngược lại. Lấy ví dụ trường hợp của McDonald. Hãng bán thức ǎn nhanh này sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại để có mặt tại hầu hết mọi nơi trên toàn thế giới. Điều này giúp tạo ấn tượng với người tiêu dùng về quy mô và uy tín của nhãn hiệu sản phẩm này. Tại nhiều khu vực sự thắng thế của McDonal so với các sản phẩm

33


địa phương không hẳn là do chất lượng sản phẩm vượt trội mà còn vì sự kỳ vọng của người tiêu dùng đối với một mạng lưới lớn. Người tiêu dùng thường bị thuyết phục rằng sản phẩm có mạng lưới tiêu dùng lớn là sản phẩm có chất lượng và họ muốn sử dụng thử để thoả mãn sự tò mò muốn biết thực chất sản phẩm đó có thể đem lại những gì. McDonald cũng nhờ đó mà trở nên ngày càng thắng thế. Ví dụ trên cho thấy sự đổi mới trong phương thức cung cấp dịch vụ nhà hàng đã giúp vượt qua được giới hạn khu vực và tạo ra được một hiệu ứng mạng lưới. Điều tương tự cũng xảy ra với dịch vụ bảo hiểm hay ngân hàng. Với sự hiện diện ở nhiều nơi (ví dụ bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh), các ngân hàng hay công ty bảo hiểm sẽ tạo được ấn tượng với người tiêu dùng về quy mô của mình. Thêm vào đó, khi số lượng khách hàng của một công ty bảo hiểm hay một ngân hàng càng lớn, ngân hàng hay công ty đó càng có khả nǎng giảm các định phí trên đầu sản phẩm của mình, giúp thu hút thêm nhiều khách hàng. Như vậy, trong những lĩnh vực trên rõ ràng là đang tồn tại một đường doanh thu tǎng dần.

Trên thực tế, tính chất doanh thu tǎng dần trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng được củng cố. Đó là do các lĩnh vực dịch vụ đang dần chuyển sang sử dụng phần mềm. Các hoạt động trước vốn vẫn do con người thực hiện như thiết kế công cụ tài chính, sản phẩm thời trang, cung ứng hàng hoá bán lẻ, cung cấp các vǎn bản, đang được chuyển dần sang xử lý bởi phần mềm. Tức là công nghệ đang được ứng dụng trong ngành dịch vụ và có thể giúp tạo ra đường doanh thu tăng dần. Giới hạn khu vực cũng vì thế dần bị loại bỏ và hiệu ứng mạng lưới xuất hiện [15].

Như vậy sẽ có hai khả nǎng có thể xảy ra: một là với các dịch vụ cung cấp theo phương thức truyền thống và bị hạn chế mang tính chất khu vực thì thuộc về thế giới của đường doanh thu giảm dần; và trường hợp thứ hai là khi mà tính chất địa phương của sản phẩm không còn nữa như dịch vụ ngân hàng chẳng hạn, hiệu ứng mạng lưới sẽ xuất hiện và làm thay đổi tính chất của thị trường, tương tự thị trường công nghệ cao.

Những lập luận trên đây cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking bởi đây là một nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và không tồn tại bất kỳ một giới hạn nào về địa lý đối với người tiêu dùng khi muốn tiếp cận sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

34


CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E- BANKING TẠI VIỆT NAM‌‌


I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam

1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

Có thể nói từ năm 2000 trở về đây, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại mới được hình thành ở Việt Nam. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng….

Cho tới nay, nhìn chung đang có ngày một nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đã chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB và Vietcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Techcombank đã lắp đặt và triển khai phần mềm Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của hãng Temenos Holding NV Thuỵ Sĩ tại các chi nhánh của ngân hàng này. Các ngân hàng thương mại khác như Đông Á, Phương Nam, Sacombank, Eximbank, BIDV, Vietinbank,Agribank,… cũng đã nỗ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: internet banking, telephone banking, mobile banking, home banking… để phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

Đặc biệt, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay có thể thống kê được các dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp trong nước như sau [3]:

- Với dịch vụ Internet banking, hiện tại ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đã có trang web riêng để khách hàng truy vấn thông tin. Một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, ACB, Techcombank,… đã cung cấp các dịch vụ xem số dư, theo dõi giao dịch tài khoản… qua internet. Giữa năm 2007, Techcombank cũng trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán qua internet với sản phẩm Internet banking - F@st i-Bank.

35


- Telephone banking – dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Vietcombank, ACB, Sài Gòn Thương Tín, Techcombank, Eximbank.

- Mobile Banking- giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Southern bank. Đặc biệt, ACB là ngân hàng cung cấp dịch vụ này với nhiều tiện ích đuợc khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, điện thoại, nước,… qua điện thoại di động.

- Home Banking – dịch vụ ngân hàng tại nhà hiện đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: BIDV, ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank.

Tóm lại, có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang thực hiện khai thác hiệu quả trang Web, hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định dịch vụ e-banking, khách hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng. Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tư vấn, tham khảo và tìm kiếm thông tin là chủ yếu [3]. Nó chưa khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một NHĐT là cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, có thể so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện mức độ ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ dừng lại ở dịch vụ cung cấp các thông tin về tài khoản, các thông tin dịch vụ của ngân hàng còn các giao dịch thực thụ vẫn chưa phổ biến lắm, chưa tạo được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi hực sự để đủ sức thuyết phục người sử dụng.

Sau đây là những số liệu cụ thể về thực trạng của từng loại hình dịch vụ e- banking đang phổ biến hiện nay[13]:

1.1. Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, được phân phối đến khách hàng một cách nhanh chóng, trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Những dịch vụ ngân hàng điện tử được phân phối không phụ thuộc vào không gian và thời gian, thông qua ngày càng nhiều kênh phân phối


36


điện tử như internet, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…. đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt trong đó, dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh, liên tục và là nền tảng cho sự phát triển các dịch vụ khác. Đây được coi là giải pháp bước đầu cho hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ và đầu tư trang thiết bị hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán ngân hàng phát triển mạnh kể từ năm 2002. Trong đó, công nghệ cho thanh toán thẻ là hoạt động được ưu tiên triển khai. Hiện nay các ngân hàng đã hình thành một mạng lưới máy giao dịch tự động ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ khá rộng. Năm 2006, tốc độ phát hành thẻ tăng 30% so với năm 2005, nâng tổng số thẻ phát hành lên 3,5 triệu thẻ với khoảng 56 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và trên 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Tòan hệ thống ngân hàng có khoảng 2.154 máy rút tiền tự động (tăng 377 máy so với cuối năm 2005) với 12.000 thiết bị ngoại vi (tăng 1.566 thiết bị so với cuối năm 2005). Năm 2007, số lượng thẻ phát hành tăng gấp đôi so với năm 2006, đạt hơn 8 triệu thẻ. Số lượng máy ATM cũng tăng mạnh lên hơn 4.000 máy trong năm 2007 [13].

Năm 2008 đánh dấu nỗ lực của nhiều ngân hàng trong việc đẩy mạnh cung cấp những phương tiện thanh toán điện tử thay cho tiền mặt đến với người tiêu dùng. Tính đến cuối năm này, số lượng phương tiện thanh toán điện tử được đưa vào sử dụng trong năm tăng hơn nhiều so với năm 2007. Trong đó máy rút tiền tự động ATM tăng từ 4.000 chiếc lên hơn 7.051chiếc. Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS lắp đặt tại các điểm bán hàng tăng từ 14.858 chiếc lên 24.000 chiếc. Thẻ thanh toán tăng lên con số 14 triệu chiếc[10].

Thẻ ATM là dịch vụ ngân hàng điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong loại hình dịch vụ này đã và đang xuất hiện nhiều bất cập. Đồng thời, những tiện ích của dịch vụ này cũng chưa được khai thác triệt để khi số lượng máy ATM, điểm chấp nhận thẻ còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các ngân hàng.

1.2. SMS banking

Thanh toán qua tin nhắn di động đang là một loại hình thanh toán điện tử rất phổ biến và được ngừời tiêu dùng quan tâm vì sự tiện lợi. Chỉ cần có thiết bị di động cùng một tài khoản tại ngân hàng, người tiêu dùng có thể thực hiện được nhiều giao dịch thanh toán khác nhau và chủ động được trong việc thực hiện các giao dịch đó.


Một nội dung được các doanh nghiệp quan tâm khi phát triển dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động là tính năng thanh toán tiền điện, nước, hoặc mua hàng trực tuyến, trò chơi trực tuyến. Điện, nước là hai khoản chi phí mà người dân phải thanh toán hàng tháng, song các hộ gia đình ngày nay đang gặp phải bất tiện về thời gian đóng phí. Thanh toán qua tin nhắn có thể là một giải pháp hữu hiệu giúp người dân giải quyết các chi phí hàng tháng của hộ gia đình một cách tiện lợi. Ngoài thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ này còn có thể được mở rộng sang các khoản thu khác như phí vệ sinh, phí truyền hình cáp,…

Để phát triển dịch vụ thanh toán này, đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như điện nước, điện thoại… phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều ngân hàng thương mại khác nhau để giảm chi phí thanh toán. Do yêu cầu mang tính đặc thù đó nên phạm vi ứng dụng của dịch vụ ngày còn khá khiêm tốn bởi việc “bắt tay” cùng một lúc với các ngân hàng lớn là điều không dễ. Tuy nhiên, đây sẽ là mảng dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, khi lượng sử dụng thiết bị di động ngày càng tăng.

Ngoài ra thanh toán qua tin nhắn di động đang được mở rộng ứng dụng cho một số dịch vụ khác như mua bảo hiểm xe cơ giới của Công ty bảo hiểm Bảo Minh được thực hiện thông qua sự hợp tác trực tiếp giữa Techcombank và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm. Phương thức mới này giúp ngân hàng bổ sung thêm giá trị gia tăng cho khách hàng hiện tại, mở rộng khách hàng tiềm năng và giúp tăng cường thêm kênh phân phối sản phẩm cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Song song với hoạt động trên, Techcombank cũng triển khai dịch vụ thu tiền cước phí Internet ADSL của công ty FPT qua tin nhắn nhằm đa dạng hóa dịch vụ tin nhắn ngân hàng hàng của mình đồng thời làm phong phú hơn các dịch vụ thanh toán qua di động nói chung trên thị trường.

1.3. Internet Banking

Ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực dịch vụ phát riển nhanh, với sự tham gia năng động của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với tiến bộ của công nghệ thông tin, các ngân hàng khó có thể bỏ qua các ứng dụng công nghệ trong việc nâng cấp dịch vụ của mình. Điều này được chứng minh rõ nét qua tốc độ gia tăng số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong thời gian qua.


Bảng 1 : Danh sách các ngân hàng triển khai Internet Banking



STT


Ngân hàng

Tiện ích cung cấp thông

tin

Tiện ích thanh toán

Thông tin TK

In sao kê

Thông tin NH

Chuyển khoản

Thanh toán hóa đơn

Dịch vụ khác*

1

VCB

x

x

x

x

x

x

2

Vib

x

x

x



x

3

Habubank

x


x




4

Vietinbank

x

x

x

x



5

Southernbank

x

x





6

Maritime

bank

x

x

x




7

MB bank

x

x

x




8

Techcombank

x


x

x

x

x

9

SHB

x

x

x




10

Đông Á

x

x

x

x

x

x

11

Sacombank

x


x




12

Citibank VN

x

x

x

x


x

13

ANZ

x



x


x

14

Indovina

x

x

x

x


x

15

Eximbank

x

x

x


x


16

ACB

x

x

x

x

x

x

17

AB bank

x


x




18

NH TMCP

Sài Gòn

x

x

x




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 5

(Nguồn: Khảo sát của Vụ TMĐT, bộ Công thương tháng 12/2007)

* Dịch vụ khác bao gồm quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, mở, sửa L/C, chuyển tiền ra nước ngoài, yêu cầu giải ngân hoặc trả nợ, đăng ký sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, thanh toán qua website.


39


Tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng trực tuyến chính là một minh chứng rõ ràng cho những thay đổi trong hoạt động thanh toán từ phía ngân hàng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chuyển biến này hoàn toàn phù hợp với tốc độ và xu thế phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Khi TMĐT ngày càng phổ biến trong xã hội, thanh toán điện tử sẽ là một nhu cầu tất yếu để thúc đẩy các bước phát triển tiếp theo.

Xét một cách toàn diện, một dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoàn chỉnh cần có những tính năng thông tin và tính năng thanh toán hóa đơn, cụ thể là: tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin ngân hàng, sao kê tài khoản hàng tháng…Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể tận dụng kênh giao dịch trực tuyến để cung cấp thêm một số dịch vụ chuyên ngành khác như chuyển đổi ngoại tệ, đăng ký mở thư bảo đảm tín dụng (L/C), chuyển tiền ra nước ngoài, đăng ký sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng khác, v.v…

Kết quả khảo sát các website cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho thấy nhiều điểm tương đồng giữa các ngân hàng. Các website đều có cấu trúc hợp lý, đơn giản và hướng dẫn cụ thể để khách hàng dễ dàng truy cập và thao tác thực hiện yêu cầu của mình. Tuy nhiên, có thể nói, cho tới cuối năm 2007 hầu hết các ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa thể triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến toàn diện mà mới chỉ cung cấp những tính năng cơ bản. Trong đó, tra cứu số dư tài khoản cá nhân và thông tin sao kê hàng tháng là tính năng phổ biến nhất. Tính năng này giúp khách hàng ngồi tại chỗ với máy tính nối mạng có thể kiểm tra số dư tài khoản và nhật ký chi tiêu của mình mỗi tháng mà không cần phải đến ngân hàng hoặc chờ nhận thông tin từ ngân hàng gửi đến qua đường bưu điện. Tính năng cơ bản thứ hai vẫn thuộc nhóm cung cấp thông tin. Những thông tin có tính thay đổi thường xuyên như tỷ lệ lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, vàng… cũng được cung cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Một tính năng khác được nhiều ngân hàng đưa vào hoạt động là cho phép chuyển khoản trong cùng hệ thống ngân hàng. Thay vì việc phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng trong một khoảng thời gian làm việc nhất định, người tiêu dùng có thể đặt lệnh chuyển khoản vào bất cứ lúc nào từ một máy tính nối mạng. Tính

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí