Ý Nghĩa Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm

lực nhà nước; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mang tính cá biệt, cụ thể; đòi hỏi sự sáng tạo. Tuy nhiên, áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm thì chỉ riêng Tòa án cấp sơ thẩm là chủ thể duy nhất được nhà nước trao quyền thực hiện. Vì vậy, ngoài các đặc điểm chung nêu trên, ADBPKCTT còn có những đặc điểm riêng biệt dưới đây:

- Việc áp dụng BPKCTT chủ yếu được tiến hành trên cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự

Có thể khẳng định rằng, các BPKCTT thường do một bên yêu cầu (thường là nguyên đơn), còn Tòa án rất hiếm khi ra quyết định áp dụng BPKCTT (trừ một số trường hợp được pháp luật quy định vì tính nhân đạo), nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tài sản tranh chấp, hoặc chứng cứ. Đây là đặc điểm để phân biệt ADBPKCTT với các hoạt động áp dụng pháp luật khác. Đặc điểm này được hình thành dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, việc áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự được thực hiện dựa trên yêu cầu của đương là chủ yếu. Trường hợp đơn yêu cầu ADBPKCTT là có căn cứ và cần thiết, Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT và cũng trên cơ sở quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ BPKCTT nếu thấy BPKCTT đang được áp dụng là không phù hợp hoặc không còn cần thiết.


hành

- Chủ thể áp dụng là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử sơ thẩm tiến


Áp dụng BPKCTT là hoạt động áp dụng pháp luật nên phải tuân theo

những trình tự, thủ tục luật định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có Thẩm phán và HĐXX sơ thẩm được quyền áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Do đó, việc áp dụng BPKCTT trong giải quyết các vụ án dân sự do Thẩm phán tiến hành mới đảm bảo được tính đúng đắn và tuân thủ đúng các quy trình của pháp luật

TTDS. Nếu vụ án đã được đưa ra xét xử tại phiên tòa thì các vấn đề phát sinh tại phiên tòa, trong đó có việc quyết định về BPKCTT phải do Hội đồng xét xử sơ thẩm thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Mục đích của việc áp dụng BPKCTT là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu áp dụng BPKCTT hoặc người yếu thế

BPKCTT được quy định trong pháp luật phải có tính đa dạng, bao gồm nhiều loại biện pháp khác nhau, mỗi biện pháp được áp dụng nhằm một mục đích nhất định, có biện pháp nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự (buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại...), có biện pháp nhằm bảo toàn tài sản (kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản..), có biện pháp nhằm giải quyết vụ án và đảm bảo thi hành án dân sự (cấm hoặc buộc đương sự thực hiện những hành vi nhất định...). Mặc dù mỗi BPKCTT khác nhau, được áp dụng tương ứng với mỗi vụ án có tính chất khác nhau, nhằm mục đích khác nhau, nhưng cái đích cuối cùng của việc áp dụng BPKCTT mà người yêu cầu áp dụng BPKCTT và chủ thể áp dụng BPKCTT hướng tới vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có yêu cầu áp dụng BPKCTT hoặc người yếu thế.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 4

- Việc áp dụng BPKCTT phải nhanh chóng, kịp thời và trong một số trường hợp cần phải tiến hành bí mật, bất ngờ

Với mục đích nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự (một bên đương sự trong vụ án dân sự - thường là nguyên đơn), nếu các biện pháp KCTT được áp dụng không đảm bảo được yếu tố nhanh chóng, kịp thời, thì tính mạng, sức khỏe, tài sản ...của người yêu cầu áp dụng BPKCTT sẽ không được bảo đảm. Mặt khác, việc áp dụng BPKCTT sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của bên bị áp dụng BPKCTT, trường hợp các thông tin về việc áp dụng BPKCTT bị rò rỉ ra ngoài, người bị yêu cầu ADBPKCTT biết được sẽ tìm cách đối phó như tẩu tán, hủy hoại tài sản, rút tiền ra khỏi tài khoản...gây thiệt hại cho người yêu

cầu ADBPKCTT. Do đó, để việc ADBPKCTT phát huy được hiệu qủa thì ngoài việc đảm bảo yếu tố nhanh chóng, kịp thời trong quá trình áp dụng còn phải bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ và có hiệu quả.

- Áp dụng BPKCTT phải tuân theo các điều kiện, trình tự thủ tục do pháp luật quy định:

Áp dụng BPKCTT do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, việc áp dụng có tác động trực tiếp quyền, lợi ích của người bị ADBPKCTT nên pháp luật cần quy định Thẩm phán hay HĐXX phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Đó là các điều kiện pháp luật về nội dung, hình thức, chẳng hạn các điều kiện về người yêu cầu áp dụng BPKCTT (đơn yêu cầu, thời điểm yêu cầu, nội dung yêu cầu, tài liệu chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, điều kiện về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm...); các điều kiện về trình tự, thủ tục ra quyết định ADBPKCTT, thời hạn ra quyết định, hình thức văn bản của Tòa án, thời hạn gửi quyết định ADBPKCTT...v.v. Đây là những điều kiện bắt buộc mà Thẩm phán, hoặc HĐXX sơ thẩm phải tuân theo trong quá trình áp dụng.

- Việc áp dụng phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự trong vụ án:

Việc ADBPKCTT do con người tiến hành mà cụ thể là do Thẩm phán Tòa án thực hiện, mà Thẩm phán cũng là những con người bình thường, đôi khi cũng mắc phải những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ. Do đó, Thẩm phán có thể ban hành các quyết định ADBPKCTT không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự (gồm nguyên đơn, bị đơn, người thứ ba có liên quan) trong vụ án. Vì vậy, pháp luật TTDS không những phải có các quy định để bảo vệ riêng quyền lợi của nguyên đơn mà còn phải thiết lập các quy định khác nhằm ràng buộc, hạn chế Tòa án áp dụng BPKCTT không đúng hoặc ngăn chặn sự lạm quyền yêu cầu ADBPKCTT từ phía người có quyền yêu cầu áp dụng như các quy định về việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, quy định về việc Tòa án không áp dụng vượt quá yêu cầu của người có quyền yêu cầu ADBPKCTT,

quy định về trách nhiệm do việc ADBPKCTT không đúng, khiếu nại, kiến nghị liên quan đến việc ADBPKCTT...để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tất cả các đương sự trong vụ án dân sự.‌

1.2.3. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm

- Áp dụng BPKCTT góp phần kết thúc vụ án một cách nhanh chóng Trong các tranh chấp dân sự, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình, các đương sự có quyền lựa chọn phương thức và cách thức thực hiện khác nhau, có thể họ tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Trường hợp mâu thuẫn phát sinh gay gắt, các bên không thể thương lượng được, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết. Thông thường các vụ việc tranh chấp được Tòa án giải quyết thông qua con đường khởi kiện, Tòa án cũng như các đương sự phải tuân theo điều kiện về trình tự, thủ tục rất chặt chẽ (thủ tục thụ lý, hòa giải, xét xử...). Do đó, đến khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài. Trong khi đó, có những tình huống khẩn cấp đòi hỏi Tòa án phải quyết định ngay các biện pháp cần thiết nếu không tính mạng, sức khỏe, tài sản của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không được bảo đảm. Do vậy, trong trường hợp khẩn cấp, pháp luật quy định cho phép đương sự đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng ngay BPKCTT. Trong nhiều trường hợp việc áp dụng BPKCTT buộc người có nghĩa vụ phải tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình hoặc thỏa thuận với bên nguyên đơn về giải quyết vụ án, do vậy thời hạn tố tụng được rút ngắn, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo vệ kịp thời.

- Áp dụng BPKCTT góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách của đương

sự

Các tranh chấp dân sự rất phong phú, đa dạng, một trong số các tranh

chấp đó đòi hỏi Tòa án phải xem xét, giải quyết ngay mà không thể giải quyết theo một trình tự, thủ tục thông thường, nếu không quyền, lợi ích hợp pháp của một trong các bên đương sự sẽ không được bảo đảm. Đó là các tranh

chấp về vấn đề cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tạm ứng tiền công, tiền lương. Trong trường hợp này, các BPKCTT như: buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...được áp dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự.

- Áp dụng BPKCTT góp phần bảo toàn tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án dân sự

Có thể khẳng định rằng, phần lớn các tranh chấp dân sự có liên quan đến tài sản, có thể tranh chấp trực tiếp một tài sản cụ thể hoặc thông qua một vụ việc tranh chấp mà các vấn đề về tài sản được các đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, các BPKCTT khẩn cấp tạm thời như kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản, tài khoản... các biện pháp này được áp dụng đối với người có nghĩa vụ nhằm ngăn chặn những người này tẩu tán, hủy hoại tài sản...qua đó, có tác dụng bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án.

- Áp dụng BPKCTT tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án Đối với các tranh chấp dân sự, thời hạn thụ lý, giải quyết theo quy định

của PLTTDS hiện hành phải mất từ hai tháng đến bốn tháng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của mỗi vụ án dân sự mà thời hạn đưa vụ án ra xét xử có thể được gia hạn thêm từ một tháng đến hai tháng. Tuy nhiên với việc áp dụng BPKCTT đã đem lại hiệu quả tức thì, quyền lợi của đương sự được bảo vệ ngay khi vụ án chưa được Tòa án giải quyết bằng bản án, các hành vi tiêu cực của đương sự đối lập được ngăn chặn kịp thời. Chẳng hạn, có những vụ án, bị đơn có hành vi hủy hoại chứng cứ, mua chuộc, đe dọa người làm chứng đã được Tòa án ngăn chặn kịp thời, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác. Thông qua việc áp dụng các BPKCTT như kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản, phong tỏa tài sản, tài khoản...đã bảo toàn được tài sản, bảo đảm

thi hành án, làm cho hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án càng được nâng cao.

1.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

Như chúng tôi đã phân tích ở các phần trước của luận văn, việc áp dụng BPKCTT có thể đem lại hiệu quả cao, nhưng cũng có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng. Do đó, có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố này chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT, làm cho các quyết định do Tòa án áp dụng được đúng đắn, chính xác hoặc cũng có thể dẫn đến sai lầm, thiếu sót. Các yếu tố này có thể kể đến là:

- Yếu tố về lựa chọn thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT thích hợp và bảo mật được thông tin về yêu cầu áp dụng BPKCTT đối với đương sự bị áp dụng

Tùy theo tính chất của tình huống và BPKCTT cần yêu cầu Tòa án áp dụng mà đương sự phải cân nhắc để lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất, có thể ngay khi khởi kiện hoặc trong quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án. Nếu yêu cầu áp dụng các biện pháp mà đương sự bị áp dụng biết được thông tin có thể sẽ đề phòng làm vô hiệu hóa yêu cầu hoặc biện pháp mà Tòa án quyết định thì khi yêu cầu áp dụng cần phải có sự bảo mật thông tin về yêu cầu áp dụng BPKCTT.

- Yếu tố về hồ sơ, tài liệu ban đầu do đương sự cung cấp có kịp thời và đầy đủ hay không

Tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các yêu cầu của đương sự về việc áp dụng BPKCTT. Trong vụ án dân sự, tài liệu chứng cứ chủ yếu do đương sự cung cấp. Do đó, nếu tài liệu chứng cứ đương sự cung

cấp càng đầy đủ, có giá trị chứng minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án trong quá trình dụng BPKCTT và ngược lại.

Hiệu quả hoạt động áp dụng BPKCTT của Tòa án phụ thuộc vào việc cung cấp kịp thời và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Nếu ngay từ đầu đương sự không cung cấp đủ các chứng cứ, tài liệu cần thiết có thể dẫn tới yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ bị Tòa án từ chối hoặc Tòa án cần phải cân nhắc kỹ, yêu cầu bổ sung thêm tài liệu làm cho việc áp dụng biện pháp không kịp thời, làm mất đi tính hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, không thể ngăn chặn được hành vi tẩu tán, chuyển dịch hay thay đổi hiện trạng tài sản.

Tâm lý phó mặc vào Tòa án, không chủ động trong việc chuẩn bị chứng cứ, tài liệu tự bảo vệ cho mình có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT. Ngoài ra, với thói quen, lối sống chủ yếu dựa vào niềm tin khi tiến hành giao dịch có thể dẫn tới khi có tranh chấp, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không thể cung cấp được tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu áp dụng BPKCTT của mình là có căn cứ và hợp pháp nên yêu cầu áp dụng BPKCTT không được Tòa án chấp nhận.

- Yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm

phán

Trong vụ án dân sự, yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự được

chấp nhận hay không phụ thuộc Thẩm phán Tòa án quyết định. Việc áp dụng BPKCTT đúng sai, đạt hiệu quả hay gây thiệt hại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Người Thẩm phán có kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc sẽ đặt quyền, lợi ích của đương sự lên trên hết, từ đó các bước nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ đều hết sức thận trọng. Với khả năng chuyên môn, kinh nghiệm công tác của mình, người Thẩm phán dễ dàng nhận ra yêu cầu áp dụng BPKCTT nào là có cơ sở pháp luật, có căn cứ và yêu cầu nào chưa hợp lý, chính xác, từ đó ra quyết định áp

dụng BPKCTT để bảo vệ quyền lợi của các đương sự. Tuy nhiên, nếu Thẩm phán năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc có thể dẫn đến đánh giá tài liệu, chứng cứ không khách quan, chính xác, hoặc vì lý do vụ lợi làm sai lệch hồ sơ vụ án, có thể ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng, gây thiệt hại cho đương sự. Vì vậy, có thể khẳng định rằng kỹ năng, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán là nhân tố quan trọng chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT.

- Yếu tố về cơ chế phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động áp dụng BPKCTT của Tòa án

Việc áp dụng BPKCTT đạt được hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác. Bởi lẽ, ngay sau khi quyết định áp dụng BPKCTT được ban hành, quyết định áp dụng BPKCTT phải được các cá nhân, cơ quan, tổ chức thi hành ngay nhưng việc thi hành như thế nào, kết quả ra sao Tòa án không thể quyết định được.

Chẳng hạn, trường hợp đương sự bị áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ, cấm chuyển dịch thì người phải thực hiện quyết định này chính là tổ chức ngân hàng, người giữ tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm quản lý hồ sơ, sang tên, chước bạ tài sản. Nếu các cơ quan này không phối hợp với Tòa án, không có thiện chí và tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện thì biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng sẽ không có hiệu quả trên thực tế. Do vậy, việc quy định rò về sự phối hợp và chế tài xử lý là hết sức cần thiết.

- Ngoài các yếu tố nêu trên thì yếu tố về tính hợp lý của pháp luật trong các quy định về BPKCTT cũng là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả hoạt động ADBPKCTT

Các quy định pháp luật về BPKCTT càng hợp lý, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động ADBPKCTT của Tòa án đạt hiệu quả. Ngược lại, các quy định pháp luật về BPKCTT chưa đầy đủ, không hợp lý, không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sẽ làm giảm hiệu hoạt động ADBPKCTT. Nếu các quy định của pháp

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí