Phân Loại Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân

thi hành như cần phải tạm buộc bên bị kiện phải thực nghĩa vụ của họ. Xuất phát từ thực tế này, pháp luật của một số quốc gia có quy định trong những trường hợp khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, cần bảo vệ ngay bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án, tránh gây thiệt hại về tài sản không thể khắc phục được Tòa án được quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự.

BPKCTT là một cụm từ bao gồm nhiều từ riêng lẻ được gép lại với nhau, theo từ điển tiếng Việt thì các từ đó được giải thích như sau : « Biện pháp » là một danh từ, chỉ cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. « Khẩn cấp » là một tính từ chỉ sự gấp gáp, cần kíp, phải giải quyết ngay, không thể trì hoãn được. « Tạm thời » là một tính từ, chỉ sự không lâu dài, không ổn định. Vì vậy, khi giải nghĩa các từ nêu trên, chúng ta có thể hiểu BPKCTT có nghĩa là cách thức giải quyết một vấn đề nào đó một cách nhanh chóng, gấp gáp nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, không mang tính chất lâu dài, ổn định. Đây chính là công đoạn tố tụng rút ngắn và giản đơn nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ tài sản tranh chấp, chứng cứ hoặc các đảm bảo khác thiết yếu cho thi hành các nghĩa vụ, trong phiên tranh tụng chính chưa kết thúc. [ 9, tr. 129]

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vụ án dân sự đều được Tòa án áp dụng BPKCTT mà chỉ có những vụ án dân sự xuất hiện tình huống thực sự khẩn cấp và việc áp dụng BPKCTT vào việc giải quyết vụ án đó là có căn cứ và cần thiết, khi đó Tòa án có thể xem xét quyết định áp dụng BPKCTT. Về vấn đề này, Chánh án Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris Jean – Marie Coulon đã từng nhận xét: «Có những vụ việc phải đi theo một tiến trình chậm để bảo vệ quyền lợi của những người khiếu kiện và đảm bảo tốt công tác tư pháp, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án. Có những vụ việc đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, nếu không Thẩm phán sẽ bị coi là từ chối xét xử ». [ 34, tr 11]

Ở Việt Nam, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc áp dụng các BPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm.

Các BPKCTT được quy định từ rất sớm, nghiên cứu thực tiễn pháp luật TTDS của Việt Nam trước đây cho thấy đã từng có quy định về một thủ tục giống như thủ tục áp dụng BPKCTT hiện nay. Cụ thể là Bộ luật dân sự - Thương sự - Tố tụng thi hành trong các Toà Nam án Bắc kỳ có quy định về “thủ tục phụ đái” [10, tr. 9]. Trong thời kỳ pháp thuộc và dưới chế độ cũ, các thủ tục tương tự thủ tục áp dụng BPKCTT cũng đã từng được áp dụng dưới tên gọi là thủ tục cấp thẩm và thủ tục án lệnh phê đơn, với thẩm quyền chuyên biệt trong việc ra quyết định thuộc về Chánh án. Theo những thủ tục này, Chánh án Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết ngay cả khi Tòa án chưa thụ lý vụ kiện. Sau khi đất nước giành được độc lập trên cả hai miền Nam – Bắc, năm 1989 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được ban hành quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các quy định trong Pháp lệnh nhanh chóng được áp dụng thống nhất trên cả nước, trong đó các quy định về BPKCTT được quy định tại Chương VIII của Pháp lệnh (gồm 02 điều luật là 41 và 42). Tiếp theo đó là các quy định về biện pháp này trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 đã tạo ra cơ sở pháp lý để các đương sự và Toà án thực hiện.

Bộ luật TTDS được xây dựng và ban hành năm 2004 đã thay thế các pháp lệnh về thủ tục nói trên. Các BPKCTT trong Bộ luật TTDS được quy định một cách đầy đủ và chi tiết hơn, Bộ luật dành hẳn một chương (chương

VIII) gồm 28 điều luật, quy định cụ thể về các BPKCTT và các vấn đề liên quan đến việc áp dụng như quyền yêu cầu, thời điểm yêu cầu, thẩm quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ BPKCTT…v.v. Việc áp dụng các biện pháp này trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng và các cơ chế bảo đảm sự đúng đắn của việc áp dụng.

BPKCTT trong TTDS được áp dụng trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm xuất phát từ yêu cầu việc giải quyết vụ án dân sự của Toà án phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết kịp thời, để từ đó bảo vệ

kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do đó, trong những trường hợp khẩn cấp, Toà án phải có ngay biện pháp can thiệp phù hợp với các tình tiết, nội dung vụ án để bảo vệ tạm thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.‌

Tuy nhiên trong TTDS các tranh chấp dân sự phát sinh là rất đa dạng, phong phú, các tình tiết và mức độ phức tạp của mỗi vụ án là không giống nhau, nên mỗi tình thế khẩn cấp khác nhau đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết khác nhau nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản. Bàn về vấn đề này, Thẩm phán Thierry Gallais đã đưa ra một nhận định rất chính xác, đó là: “ Không thể đưa ra một giải pháp để áp dụng chung cho tất cả”. [ 30, tr.8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Từ sự phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự như sau: BPKCTT trong TTDS là các biện pháp do pháp luật quy định và được Tòa án áp dụng để tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Hai tính chất này là 2 tính chất cơ bản cần được nhà lập pháp lưu ý khi xây dựng các quy định về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng và các cơ chế bảo đảm sự đúng đắn của việc áp dụng từng BPKCTT đồng thời cũng là hai tính chất mà Thẩm phán khi áp dụng các BPKCTT cũng cần phải lưu ý để nhận thức về sự nhanh chóng của việc áp dụng và có thể cân nhắc thay đổi, hủy bỏ khi xét thấy cần thiết.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 3

1.1.2. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân

sự

Để có thể xác định và xây dựng được một cách hợp lý các quy định về

điều kiện áp dụng, việc áp dụng có cần dựa trên yêu cầu của đương sự hay không cũng như xác định đúng các điều kiện về BPKCTT đã được quy định để quyết định đúng các BPKCTT phù hợp, thỏa mãn các dữ kiện của tình huống khi áp dụng trên thực tế đòi hỏi cần phải nắm vững bản chất và phân

loại được các BPKCTT. Căn cứ vào bản chất, mục đích áp dụng của các BPKCTT có thể phân loại các BPKCTT thành các nhóm cơ bản sau đây:

- Các BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ

Thuộc nhóm này gồm các BPKCTT như: Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nhìn chung ở các BPKCTT này đều có điểm giống nhau là người có nghĩa phải tạm ứng trước một khoản tiền cho người có quyền yêu cầu ADBPKCTT, để giải quyết nhu cầu cấp bách, trước mắt của họ.

Tính khẩn cấp của các BPKCTT thuộc nhóm này thể hiện ở chỗ là người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT đang cần được bảo vệ ngay quyền và lợi ích hợp pháp, nếu không được nhận kịp thời một khoản tiền nhất định, tính mạng, sức khỏe của người đó có thể bị nguy hiểm, bị đe dọa. Vì tính nhân đạo của pháp luật và trách nhiệm của Nhà nước với công dân, các BPKCTT thuộc nhóm này thường được áp dụng dưới hai hình thức là theo đơn yêu cầu của đương sự và trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án có quyền tự mình áp dụng BPKCTT ngay cả khi đương sự không có yêu cầu.

- Các BPKCTT được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp

Bao gồm các biện pháp như: Kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyển về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

Đây là các biện pháp mà pháp luật TTDS có quy định về điều kiện áp dụng « chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp », các tài sản khác của người có nghĩa vụ tuy có khả năng bảo đảm thi hành án nhưng nếu không có tranh chấp thì cũng không được áp dụng của biện pháp này. Các BPKCTT này có mục đích nhằm bảo toàn tài sản tranh chấp, ngăn chặn, phòng ngừa

người có nghĩa vụ tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, đảm bảo thi hành án. Đối với nhóm các BPKCTT này được áp dụng trên cơ sở yêu cầu của đương sự.

- Các BPKCTT phong tỏa tài khoản, tài sản

Bao gồm các BPKCTT như : Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Các BPKCTT này được áp dụng đối với người có nghĩa vụ có tài khoản mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước hoặc trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản nhưng vì muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền đã gửi tài sản cho người khác quản lý hộ, tránh sự phát hiện của người có quyền yêu cầu ADBPKCTT.

Thực chất các biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản nêu trên đều là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, mục đích của việc áp dụng là nhằm cô lập không cho các tài sản của người có nghĩa vụ được đưa vào giao dịch, lưu thông, từ đó bảo toàn được tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án. Các biện pháp này thường không liên quan đến các chủ thể có quyền lợi là người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ mình nên thường được Tòa án áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự.

- Các BPKCTT cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định Thuộc nhóm này có thể kể đến các BPKCTT như: Giao người chưa

thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động... Thực chất các biện pháp KCTT nêu trên được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của Tòa án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Các biện pháp này thường liên quan đến các chủ thể có quyền lợi là người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ mình nên Tòa án có thể tự mình áp dụng nếu xét thấy cần thiết hoặc áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do pháp luật quy định

Ngoài các BPKCTT nêu trên, pháp luật có thể cho phép Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thể áp dụng các BPKCTT khác chưa được liệt kê trong pháp luật nếu việc áp dụng các biện pháp này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Thực tiễn giải quyết án dân sự rất phong phú, đa dạng, nên các quy định được dự liệu trước về BPKCTT nhiều khi không thể bao quát hết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống. Do vậy, cần phải có những quy định mở nhằm trao thêm thẩm quyền cho Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự như biện pháp KCTT nhằm bảo toàn chứng cứ, niêm phong, bắt giữ tàu bay, tàu biển...v.v.‌

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

1.2.1. Khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm

Theo Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền, thông qua những trình tự thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân tổ chức cụ thể ”[ 34, tr.381].

Áp dụng BPKCTT là một hình thức áp dụng pháp luật, đó là việc Tòa án nghiên cứu, xem xét các quy định của pháp luật TTDS về BPKCTT như các quy định về người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, thời điểm có quyền yêu cầu, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục áp dụng để quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như xem xét các khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng để quyết định việc thay đổi, hủy bỏ BPKCTT đã được áp dụng. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật nội dung và pháp luật hình thức, Thẩm phán hay HĐXX vận dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự để quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời phù hợp hoặc quyết định biện pháp thay thế nếu xét thấy cần thiết.

Áp dụng BPKCTT có vai trò rất quan trọng, có tác dụng rút ngắn thời gian tố tụng, giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, hoạt động ADBPKCTT nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cũng như những người làm công tác pháp luật. Trong đó, khái niệm ADBPKCTT nhận được nhiều sự quan tâm nhất, bởi lẽ trên cơ sở xây dựng được khái niệm ADBPKCTT đầy đủ, chính xác, có khả năng bao quát cao sẽ tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho Tòa án và các đương sự thực hiện. Vì vậy, khái niệm ADBPKCTT nhận được nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm cho rằng ADBPKCTT là việc xét các điều kiện luật định về BPKCTT và quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT trên cơ sở thủ tục được pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Những người theo quan điểm nêu trên cho rằng ADBPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự chỉ đơn thuần là việc Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án, hoặc HĐXX xem xét, nghiên cứu các điều kiện do pháp luật quy định về BPKCTT (điều kiện về nội dung, hình thức), trên cơ sở xem xét nội dung yêu cầu của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT (đơn yêu cầu, thời điểm yêu cầu, biện pháp yêu cầu, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn...) có thỏa mãn các quy định của pháp luật không. Trên cơ sở đó, Thẩm phán hoặc HĐXX quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT vào giải quyết các vụ án dân sự. Những người theo quan điểm này cho rằng ADBPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật thuần túy, không bao gồm các vấn đề khác liên quan như việc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã được áp dụng bằng BPKCTT khác.

Tuy nhiên, quan điểm nêu trên không nhận được sự ủng hộ của nhiều người, những người theo quan điểm này cho rằng ADBPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm không đơn thuần chỉ là xét các điều kiện luật định về BPKCTT và quyết định áp dụng hay không áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT trên cơ sở thủ tục được PLTTDS quy định nêu trên

mà ADBPKCTT còn được hiểu ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, nó không chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật đơn thuần mà còn bao gồm việc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã được áp dụng bằng BPKCTT khác.‌

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, tức là việc áp dụng BPKCTT cần được hiểu theo nghĩa rộng, tức là nó bao gồm các hoạt động áp dụng, sửa đổi và thay thế BPKCTT đã được áp dụng bằng BPKCTT khác. Vì việc áp dụng hay sửa đổi, thay thế BPKCTT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của mỗi vụ án dân sự Thẩm phán giải quyết, các BPKCTT được áp dụng sẽ có tác dụng trong thời điểm này và có thể không còn tác dụng, không còn cần thiết trong một thời điểm khác. Do vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, Thẩm phán giải quyết vụ án có thể sửa đổi, thay thế BPKCTT đang được áp dụng bằng một BPKCTT khác, tạo điều kiện cho hoạt động ADBPKCTT của Tòa án đạt được hiệu quả cao. Việc sửa đổi, thay thế BPKCTT này bằng BPKCTT khác cũng phải tuân theo đầy đủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung. Vì vậy, ADBPKCTT phải được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ, khái quát theo hướng bao gồm các hoạt động là áp dụng, sửa đổi, thay thế BPKCTT này bằng BPKCTT khác mới phản ánh được đầy đủ, sâu sắc nhất bản chất của hoạt động ADBPKCTT.

Từ những phân tích nêu trên, khái niệm ADBPKCTT trong giải quyết các vụ án dân sự có thể được hiểu như sau :

Áp dụng BPKCTT trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm là việc Thẩm phán hay HĐXX sơ thẩm xét các điều kiện luật định về BPKCTT (điều kiện về nội dung, hình thức) để quyết định một hoặc nhiều BPKCTT hoặc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTTT đã được áp dụng bằng BPKCTT khác.

1.2.2. Đặc điểm của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm

Áp dụng BPKCTT là hoạt động áp dụng pháp luật, nó có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung như: mang tính quyền

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí