Về Cơ Sở Xác Định Điều Kiện Áp Dụng Biện Pháp Cấm Chuyển Dịch Quyền Về Tài Sản Đối Với Tài Sản Đang Tranh Chấp

chứng minh tài sản đó đang thực sự bị tẩu tán, hủy hoại. Bởi lẽ, nếu đương sự phải chứng minh tài sản đó đang thực sự bị tẩu tán hoặc hủy hoại thì ý nghĩa của việc áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản sẽ không còn tác dụng, tài sản đó sẽ bị hủy hoại hoặc tẩu tán hết trước khi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp kê biên. Những chứng cứ mà người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là kê biên đưa ra, được Tòa án chấp nhận có thể là: Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy tờ về việc mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản…), nguồn gốc của tài sản, đặc điểm, tính chất của tài sản…Trên cơ sở đó, Tòa án có thể áp dụng biện pháp kê biên, mà không cần biết việc tẩu tán, hoặc hủy hoại tài sản có thực sự xảy ra trên thực tế hay không.

Tuy nhiên, về quy định này, hiện nay thực tiễn giải quyết các VVDS tại các Tòa án ở các địa phương khác nhau có quan điểm khác nhau. Có Tòa yêu cầu đương sự phải chứng minh tài sản đang tranh chấp đang bị người giữ tài sản hủy hoại, tẩu tán. Điều này là vô lý và trái với quy định của pháp luật và đương sự cũng không thể thực hiện được, với lý do khi tài sản có tranh chấp đó đang do một người quản lý, người đang thực tế chiếm hữu tài sản thực hiện hành vi hủy hoại, hoặc tẩu tán tài sản đó thì người khác không thể biết được. Mặt khác, người có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản là người có ý đồ xấu, luôn có ý định « không ăn được thì đạp đổ », do vậy họ sẽ luôn biết cách che giấu việc họ hủy hoại hoặc tẩu tán tài sản của người khác, và do đó, không ai có thể biết được, người có tài sản đang tranh chấp lại càng không biết được, đồng thời họ cũng không thể chứng minh được tài sản của mình đang bị người chiếm giữ tẩu tán, hủy hoại. Chính vì cách hiểu sai và máy móc như vậy, mặc dù biện pháp kê biên có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực là bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc thi hành án, song biện pháp này cũng rất ít được áp dụng trên thực tế, chưa phát huy được hiệu quả thực sự của nó.

2.1.2.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Biện pháp này được quy định tại khoản 7 Điều 102, điều kiện áp dụng được quy định tại Điều 109 BLTTDS. Theo đó, biện pháp này được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau: « nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác ».

Như vậy, cấm chuyền dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là trường hợp Tòa án buộc người người chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp không được thay đổi, dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp này khi đương sự có đơn yêu cầu.

Cũng như biện pháp kê biên, biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản được áp dụng dựa trên hai điều kiện: chỉ áp dụng đối với những tài sản đang tranh chấp, những tài sản không tranh chấp không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp này và khi có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản. Điều này được hiểu là, trong quá trình giải quyết vụ kiện, chỉ cần người yêu cầu áp dụng PBKCTT đưa ra được những chứng cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản, nghĩa là họ chỉ cần chứng minh nguy cơ tài sản đang tranh chấp có thể bị chuyển dịch, thông qua các chứng cứ chứng minh họ là chủ sở hữu hợp pháp của những tài sản đó.

Điều 109 BLTTDS quy định về điều kiện áp dụng biện pháp này là:

«…có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch… » .Với cụm từ « có hành vi chuyển dịch » đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về điều kiện áp dụng biện pháp này. Tại một số Tòa án hiện nay đã hiểu và vận dụng quy định này một cách máy móc, họ buộc đương sự phải chứng minh người đang chiếm hữu, giữ tài

sản tranh chấp đang có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản. Yêu cầu trên thực sự gây khó cho người có yêu cầu áp dụng BPKCTT, bởi điều này rất khó có thể chứng minh được trên thực tế, khi mà người giữ tài sản, người đang chiếm hữu tài sản họ là người đang thực tế nắm tài sản trong tay, việc họ chuyển dịch quyền về tài sản khi nào và lúc nào thì người khác khó mà biết được, đặc biệt là trong các trường hợp tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình thì việc chuyển dịch tài sản đó sẽ không khi nào được thực hiện một cách công khai, mà luôn trong tình trạng lén lút, bí mật và do đó biện pháp này cũng rất ít khi được áp dụng trên thực tế.

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng, biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp và biện pháp kê biên có nhiều điểm giống nhau, việc phân biệt thành hai biện pháp khác nhau, quy định thành hai điều luật độc lập là không cần thiết . Bởi lẽ, cho dù là kê biên tài sản hay cấm chuyển dịch quyền về tài sản thì cũng đều nhằm một mục đích là bảo toàn tài sản, đảm bảo thi hành án. Mặt khác, hành vi chuyển dịch quyền về tài sản nếu xét về bản chất cũng chính là hành vi tẩu tán tài sản, vậy tại sao trong quá trình Tòa án áp dụng kê biên không quyết định cấm chuyển dịch quyền về tài sản luôn đối với những tài sản bị kê biên đó. Những ý kiến nêu trên cũng có những nội dung hợp lý, tác giả luận văn cũng đồng tình với quan điểm này, kê biên tài sản và cấm chuyển dịch quyền về tài sản có thể gộp chung vào một điều luật mà không cần thiết phải tách thành hai Điều luật độc lập như hiện nay, gọi chung là BPKCTT kê biên tài sản, để bảo đảm vụ án được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật thì cùng với việc kê biên tài sản, Tòa án buộc đương sự cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với những tài sản bị kê biên đó. Quy định như trên là hợp lý, đồng thời góp phần xóa bỏ sự chồng chéo, trùng lặp giữa các điều luật có nhiều điểm giống nhau về mặt nội dung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2.1.2.3. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là trường hợp Tòa án buộc người đang chiếm hữu hoặc người giữ tài sản phải giữ nguyên hiện trạng bên ngoài, vốn có của tài sản. Biện pháp này được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự.

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 6

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được quy định tại khoản 8 Điều 102, Điều kiện áp dụng được quy định tại Điều 110 BLTTDS:

« …có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp gép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay thay đổi hiện trạng tài sản đó ».

Việc thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp có thể dẫn đến làm thay đổi giá trị của tài sản, giá trị của tài sản đang tranh chấp có thể bị giảm đi hoặc tăng lên, điều này gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, và khó khăn cho các đương sự trong quá trình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Vì vậy, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp sẽ giữ nguyên được hiện trạng ban đầu của tài sản, từ đó giúp cho quá trình giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác.

Tuy nhiên, với quy định của pháp luật nêu trên, dẫn đến việc có nhiều cách hiểu khác nhau về điều kiện áp dụng. Có quan điểm cho rằng, người yêu cầu áp dụng biện pháp này phải chứng minh được trên thực tế, người đang giữ tài sản đang tranh chấp có hành có hành vi tháo dỡ, lắp ghép, xây dựng thêm… tức là chứng minh được hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp phải đang xảy ra trên thực tế. Vì luật quy định: «…có hành vi… ». Nếu hiểu như vậy, thì việc áp dụng BPKCTT là cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp sẽ không còn phát huy được hiệu quả, nếu có chăng đi nữa thì cũng chỉ làm ngừng lại việc thay đổi hiện trạng của tài sản mà không ngăn chặn được việc thay đổi hiện trạng của tài sản đang tranh chấp. Nhưng có quan điểm khác lại cho rằng, mục đích của việc áp dụng các BPKCTT là

để ngăn chặn các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản… do đó Tòa án sẽ áp dụng các BPKCTT trước khi đương sự có hành vi hủy hoại, tẩu tán, chuyển dịch quyền, thay đổi hiện trạng tài sản xảy ra, và do đó người yêu cầu áp dụng biện pháp này chỉ cần đưa ra được những chứng cứ, chứng minh người chiếm hữu hoặc người giữ tài sản đang tranh chấp có thể thực hiện các hành vi làm thay đổi hiện trạng của tài sản như tháo dỡ, lắp ghép, xây dựng thêm…mà không cần phải chứng minh các hành vi đó có xảy ra trên thực tế hay không.

Tác giả luận văn cũng đồng tình với quan điểm trên, như đã phân tích ở một số BPKCTT trước đó, trong vụ án dân sự, nếu Tòa án yêu cầu người yêu cầu áp dụng BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp phải chứng minh có sự việc làm thay đổi hiện trạng tài sản đang xảy ra trên thực tế thì đương sự sẽ không thể thực hiện được, bởi một điều đơn giản, người đang chiếm hữu, quản lý tài sản thực hiện việc tháo dỡ, lắp gép, xây dựng thêm…bất cứ lúc nào thì người khác cũng không thể biết được, chủ sở hữu tài sản lại càng không thể biết được. Vì vậy, không thể có chứng cứ về về việc tài sản đang bị thay đổi hiện trạng cho Tòa án.

Hiện nay có quan điểm cho rằng, các BPKCTT là kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản và cấm thay đổi hiện trạng về tài sản đang tranh chấp có nhiều điểm giống nhau, không cần thiết phải tách ra thành các điều luật độc lập khi mà các tiêu chí để phân biệt các biện pháp này không rò ràng. Việc chuyển dịch quyền về tài sản xét về bản chất chính là hành vi tẩu tán tài sản, còn hành vi thay đổi hiện trạng của tài sản cũng có thể được coi là hành vi tẩu tán tài sản. Do đó, có thể gộp cả ba biện pháp này vào chung một điều luật gọi chung là kê biên tài sản. Theo quan điểm của tác giả luận văn thì kê biên tài sản và cấm chuyển dịch quyển về tài sản có thể gộp chung vào một điều luật (như đã phân tích ở các phần trước), xong cấm thay đổi hiện trạng về tải sản có đặc điểm khác so với với hai biện pháp trên ở chỗ, nó có thể làm giảm đi hoặc tăng lên giá trị của tài sản đang tranh chấp, trường hợp do hành vi tháo dỡ…tài sản bị giảm giá trị thì có thể được xếp vào loại hành vi hủy

hoại tài sản, nhưng ngược lại nhờ có hành vi thay đổi hiện trạng tài sản mà giá trị của tài sản đó đã tăng lên gấp nhiều lần so với trước đó thì không thể xem là hành vi tẩu tán hay hủy hoại tài sản được. Mặt khác, mục đích của việc áp dụng BPKCTT kê biên hay cấm chuyển dịch quyền về tài sản là để phòng, tránh trường hợp đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản. Còn mục đích của cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là để giữ nguyên hiện trạng ban đầu của tài sản, tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn, chính xác, bảo đảm quyền lợi của các bên chứ không phải để ngăn chặn đương sự tẩu tán tài sản. Do có những điểm khác nhau như vậy, cho nên việc quy định cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thành một điều lập độc lập như hiện nay là phù hợp.

2.1.2.4. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác

Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác là một giải pháp tình thế nhằm xử lý nhanh tình huống khẩn cấp, trong trường hợp tài sản đang tranh chấp hoặc có liên quan đến tranh chấp là hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản lâu dài được. Nhờ việc áp dụng biện pháp này, các tài sản thuộc loại dễ hư hỏng, khó bảo quản nói trên sẽ được xử lý ngay, kịp thời, khắc phục được các thiệt hại có thể xảy ra như tài sản thất thoát, hư hỏng, gây lãng phí và không bảo đảm khả năng thi hành án…

Dựa trên quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp này khi đương sự có yêu cầu và Tòa án xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết. Biện pháp cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác được quy định tại khoản 9 Điều 102, điều kiện áp dụng được quy định Điều 111 BLTTDS. Tuy nhiên, từ thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, biện pháp này ít khi có đương sự yêu cầu, do đó ít được áp dụng trên thực tế.

2.1.3. Các quy định về điều kiện áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tài sản‌

2.1.3.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là trường hợp Tòa án buộc ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước cô lập, không cho đương sự chuyển dịch tài sản mà họ có trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, hay kho bạc nhà nước, trước khi có bản án, hoặc quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ kiện đó. Sau khi tài khoản bị phong tỏa thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản bị phong tỏa đều vô hiệu. Đương sự sẽ không thể tẩu tán hoặc hủy hoại được tài sản nếu như chưa thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên có quyền hoặc nếu chưa có quyết định khác của Tòa án. Sau khi có quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước có hiệu lực thì các tổ chức này phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đó, tức là ngừng ngay mọi giao dịch liên quan đến tài sản đang bị phong tỏa trong tài khoản của người có nghĩa vụ.

Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước là BPKCTT quan trọng, được quy định tại khoản 10 Điều 102, Điều kiện áp dụng được quy định tại Điều 112 BLTTDS: “Trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án”. Dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, biện pháp này chỉ được Tòa án áp dụng khi đương sự có yêu cầu.

Khác với các BPKCTT đã được phân tích trước đó, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng đối với tất cả các tài sản của người có nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người đó, đảm bảo khả năng thi hành án chứ không chỉ áp dụng riêng đối

với các tài sản đang tranh chấp như các BPKCTT đã được phân tích trước đó (kê biên, cấm chuyển dịch quyền về tài sản, giữ nguyên hiện trạng tài sản đang tranh chấp…). Sở dĩ, pháp luật có quy định như vậy là dựa trên tính chất của các loại tài sản khác nhau, các tài sản có trong tài khoản chủ yếu là tiền mặt (cũng có thể tài sản khác có giá trị lớn như: đá quý, kim khí quý khác…) chúng đều là những tài sản nhỏ gọn nhưng lại có giá trị kinh tế rất cao, việc tẩu tán các loại tài sản này cũng được thực hiện rất dễ dàng, nhanh chóng, có khi chỉ mất vài giây hoặc vài phút và chỉ cần bằng một vài thao tác đơn giản người có tài sản trong tài khoản có thể tẩu tán được số tài sản đó. Do vậy, với việc quy định BPKCTT là phong tỏa tài khoản đã thể hiện được tính khẩn cấp của vụ việc đang giải quyết, thể hiện được tính cấp bách, kịp thời ngăn chặn được hành vi tẩu tán tài sản xảy ra.

Thực tiễn giải quyết các VVDS hiện nay cho thấy, so với các BPKCTT khác thì Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước là biện pháp được nhiều đương sự yêu cầu áp dụng nhất, đồng thời cũng đem lại hiệu quả nhất. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khi mà hầu hết các giao dịch trong xã hội đều được thực hiện thông qua việc chuyển khoản từ tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng…thì việc áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản sẽ có tác dụng to lớn trong việc ngăn chặn được đương sự tẩu tán tài sản của họ có trong tài khoản.

Các quy định người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện biện pháp bảo đảm không rò ràng, còn nhiều cách hiểu khác nhau là một cản trở lớn đối với việc áp dụng biện pháp này vào trong thực tiễn. Ngoài ra, tại một số ngân hàng, tổ chức tín dụng…nơi đương sự có tài khoản, với phương châm “khách hàng là thượng đế” như hiện nay, dẫn đến một số trường hợp cán bộ ngân hàng, kho bạc không thi hành quyết định của Tòa án về việc phong tỏa tài khoản của người có nghĩa vụ, họ bí mật thông báo cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này, nhờ đó người có nghĩa vụ đã kịp thời tẩu tán được tài sản trước khi bị Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. Vì vậy, mặc dù có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực nhưng Phong tỏa tài khoản tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022