Về Cơ Sở Xác Định Điều Kiện Áp Dụng Biện Pháp Phong Tỏa Tài Sản Tại Nơi Gửi Giữ

ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước cũng rất ít khi được áp dụng và chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

2.1.3.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ

Trong một vụ kiện dân sự, để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, ngoài việc hủy hoại, tẩu tán tài sản…bên có nghĩa vụ có thể giấu diếm tài sản của mình bằng cách đem gửi tài sản đến nơi khác, nhờ những người thân, bạn bè quản lý, cất giấu hộ. Trong những trường hợp như vậy, nếu người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có những chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ đang có tài sản cất giữ ở nơi khác, họ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ để bảo vệ quyền lợi của mình. Phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ là trường hợp Tòa án cô lập, không cho người đang nắm giữ, quản lý tài sản của người có nghĩa vụ chuyển dịch các tài sản đó cho người khác trong một thời gian nhất định để chờ bản án, quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ kiện đó.

Là một biện pháp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được quy định tại khoản 10 Điều 102, điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 113 BLTTDS: “nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án”.

Phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ có tác dụng ngăn ngừa hành vi vì muốn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, bên có nghĩa vụ chuyển tài sản của mình sang cho người khác giấu giếm, cất giữ hộ ở nơi khác, nhằm bảo toàn tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án. Dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp này khi đương sự có yêu cầu.

2.1.3.3. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là việc Tòa án cô lập, buộc người có nghĩa vụ không được chuyển dịch tài sản (do họ tự mình quản lý, nắm giữ) cho người khác trong một thời gian nhất định, để chờ bản án, quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ án. Sau khi tài sản của người có nghĩa vụ bị Tòa án phong tỏa, mọi giao dịch đối với tài sản đó bị vô hiệu, cho đến khi người có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ đối với bên có quyền và họ được Tòa án hủy bỏ áp dụng biện pháp này, hoặc Tòa án áp dụng BPKCTTT khác thay cho biện pháp KCTT nêu trên, nhờ vậy tài sản của người có nghĩa vụ sẽ được bảo toàn, bảo đảm khả năng thi hành án.

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được quy định tại khoản 11 Điều 102; điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 114 BLTTDS: “Nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án”.

Chế định các BPKCTT trong BLTTDS hiện nay có quy định ba biện pháp liên quan đến phong tỏa tài sản, gồm phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Đây đều là những biện pháp có mục đích áp nhằm cô lập, ngăn chặn người có nghĩa vụ dịch chuyển tài sản cho người khác, tẩu tán tài sản, bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng bên cạnh mặt tích cực của việc quy định thành nhiều biện pháp riêng rẽ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ án, thì việc phân chia thành ba biện pháp phong tỏa như hiện nay cần phải quy định cụ thể hơn về điều kiện áp dụng. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì những tiêu chí để phân biệt rạch ròi, tách bạch giữa ba biện pháp này chưa được cụ thể, rò ràng. Chẳng hạn, biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

nhà nước xét về bản chất cũng chính là biện pháp phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ, và cả hai biện pháp này (phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ) xét về bản chất cũng chính là biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Quan điểm nêu trên, xét dưới góc độ lý luận cũng có nhiều điểm hợp lý, tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả luận văn, việc tách bạch biện pháp phong tỏa tài sản thành ba biện pháp, quy định thành ba điều luật độc lập như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự dễ dàng lựa chọn biện pháp phù hợp với tính chất vụ việc mà họ đang yêu cầu Tòa giải quyết, đồng thời Tòa án cũng sẽ dễ dàng vận dụng các quy định đó vào trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự.‌

2.1.4. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 7

Xét về lý luận thì các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định có phạm vi rất rộng. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các quy định của BLTTDS hiện nay thì các biện pháp này có thể bao hàm cả biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức (có đủ điều kiện) trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục quy định tại Điều 103 BLTTDS, biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động quy định tại Điều 107 BLTTDS và các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định khác quy định tại Điều 115 BLTTDS nếu đương sự yêu cầu và Tòa án xét thấy biện pháp đó là cần thiết.

2.1.4.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Người chưa thành niên luôn là đối tượng được toàn xã hội quan tâm, bảo vệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, họ người chưa thực sự trưởng thành, ở độ tuổi này, họ chưa phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ nên không thể tự mình kiếm

sống, tự chăm sóc được bản thân một cách độc lập mà vẫn cần phải có người giám hộ. Do đó, trong quá trình giải quyết VVDS có liên quan đến quyền lợi của người chưa thành niên, nhưng người đó chưa có người giám hộ thì theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (gọi chung là những người có quyền yêu cầu). Tòa án sẽ áp dụng biện pháp KCTT là giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức (có đủ điều kiện) trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để cho họ có cuộc sống và phát triển bình thường cho đến khi có quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết nội dung vụ án.

Thực chất, biện pháp này chính là việc Tòa án buộc cá nhân, tổ chức thực hiện một hành vi nhất định. Giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là một biện pháp quan trọng nhằm giải quyết ngay tình thế khó khăn, trước mắt có thể gây tổn hại cho người chưa thành niên về sức khỏe, tâm lý, học tập…nếu họ không kịp thời được cá nhân hoặc tổ chức nào đó nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Biện pháp này được quy định tại khoản 1 Điều 102; điều kiện áp dụng được quy định tại điều 103 BLTTDS: “Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ”.

Như vậy, giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người chưa thành niên chưa có người giám hộ, những người chưa thành niên nhưng đã có người giám hộ thì không thuộc đối tượng được áp dụng biện pháp này. Nghị quyết số 02/2005/NQ – HĐTPTANDTC ngày 27/4/2005 có hướng dẫn cụ thể về điều kiện áp dụng như sau: “Người chưa thành niên chưa có người giám hộ được hiểu là trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên nhưng những người thân thích của người chưa thành niên chưa cử được ai trong số họ hoặc một người khác làm giám hộ và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cũng chưa cử được ai trong số họ hoặc tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ. Trường hợp có cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT giao người

chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Trong trường hợp không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì Tòa án quyết định áp dụng BPKCTTT giao người chưa thành niên cho một trong số những người thân thích của người chưa thành niên có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Nếu không có người thân thích hoặc không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện giám hộ thì Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho một người khác có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định hoặc cho một tổ chức từ thiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” 18, tr.4.

Hướng dẫn nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án khi tiến hành

áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng pháp luật hiện hành mới chỉ đề cập đến một đối tượng được pháp luật quan tâm bảo vệ bằng biện pháp này là người chưa thành niên chưa có người giám hộ mà chưa mở rộng phạm vi áp dụng đối với các chủ thể khác thỏa mãn các điều kiện áp dụng biện pháp này. Cụ thể là người chưa thành niên đã có người giám hộ (trong vụ án hôn nhân gia đình) nhưng người giám hộ đó lại đang chấp hành hình phạt tù, bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con, hoặc một bên cha mẹ đang chấp hành hình phạt tù còn bên kia lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, ốm đau… không thể trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con mình; người đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, người đã thành niên nhưng ốm yếu, bệnh tật, không có sức khỏe để lao động tự nuôi sống bản thân…họ cũng là những đối tượng rất cần được giao cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng.

2.1.4.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động

Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động là việc Tòa án buộc người sử dụng lao động tạm ngừng việc sa thải người lao động cho đến khi có bản án, quyết định chính thức của Tòa án về việc giải quyết vụ kiện đó.

Sau khi có quyết định của Tòa án, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, bố trí cho người lao động một công việc phù hợp với khả năng của họ, giải pháp này giúp cho người lao động tiếp tục có thu nhập, đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình và những người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động thực chất cũng chính là biện pháp buộc đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện một số hành vi nhất định. BPKCTT này được quy định tại khoản 5 Điều

102. Điều kiện áp dụng biện pháp được quy định tại Điều 107 BLTTDS: ‘Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và xét thấy quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động”.

Như vậy, biện pháp này được áp dụng khi vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật. Quyết định sa thải người lao động được coi là trái pháp luật trong trường hợp người sử dụng lao động tự ý sa thải người lao động không dựa trên các căn cứ do luật lao động quy định, tức là người lao động không có lỗi nhưng vẫn bị buộc thôi việc và điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ, như không có thu nhập nuôi sống bản thân, không đảm bảo cuộc sống tối thiểu, cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của họ và những người khác họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Biện pháp tạm đình chi thi hành quyết định sa thải người lao động có ý nghĩa thiết thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, có tác dụng ngăn chặn người sử dụng lao động tự ý cho người lao động thôi việc mà không dựa trên các quy định của luật. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy biện pháp này rất ít được áp dụng.

2.1.4.3. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định khác

Cấm thực hiện những hành vi nhất định là việc Tòa án buộc đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong vụ kiện dân sự không được thực

hiện một số hành vi nhất định. Ngược lại, buộc thực hiện những hành vi nhất định là việc Tòa án buộc đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong vụ kiện dân sự phải thực hiện một số hành vi nhất định. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định đều nhằm mục đích để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và những người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.‌

Ngoài các biện pháp đã được phân tích ở trên, khoản 12 Điều 102 và Điều 115 BLTTDS còn quy định về điều kiện áp dụng các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định khác. Theo đó, biện pháp này được áp dụng với các điều kiện “trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết”.

Như vậy, điều luật chỉ quy định trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án có quyền cấm hoặc buộc đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện một số hành vi nhất định, mà không quy định Tòa án có quyền cấm đương sự hoặc buộc đương sự thực hiện những hành vi cụ thể nào. Như vậy, có hai điều kiện áp dụng cần phải xét đến là có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định và việc thực hiện hành vi này làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết.

2.1.5. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Ngoài 12 BPKCTT cụ thể được quy định tại Điều 102 BLTTDS, khoản 13 còn quy định các BPKCTT khác pháp luật có quy định và Tòa án có thể áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Đây là quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự

tùy vào tính chất của mỗi vụ việc cụ thể để áp dụng biện pháp giải quyết cho phù hợp, đồng thời cũng là một quy định có tính chất dự phòng trong thực tiễn.

Các BPKCTT khác đương sự có thể yêu cầu và được Tòa án chấp nhận là các biện pháp không được quy định tại 12 khoản của Điều 102 BLTTDS mà có thể được quy định tại điều luật khác trong BLTTDS hoặc được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trong quá trình giải quyết vụ án, tùy theo tính chất, mức độ phức tạp của mỗi vụ án, phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể mà Thẩm phán thấy rằng cần phải áp dụng các BPKCTT khác với các BPKCTT được quy định tại Điều 102 BLTTDS, nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác thì Thẩm phán vận dụng vào giải quyết vụ án để bảo đảm quyền lợi cho các đương sự.

2.1.5.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bảo vệ chứng cứ

Tòa án được quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác. Việc bảo vệ chứng cứ là vô cùng cần thiết và mang tính cấp bách. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp đương sự đêu có thể tự mình bảo vệ được chứng cứ, nó có thể bị mất mát, bị hư hỏng, hoặc bị người khác hủy hoại, hoặc bị mua chuộc, đe dọa, khống chế.

Điều 98 BLTTDS quy định đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT để bảo vệ chứng cứ khi thỏa mãn điều kiện sau:

- Chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy

- Cần ngăn chặn người làm chứng bị đe dọa, khống chế hoặc mua chuộc dẫn đến việc họ không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật.

Với việc quy định các BPKCTT có thể được áp dụng để bảo vệ chứng cứ đã góp phần quan trọng vào việc củng cố, bảo vệ, giữ gìn chứng cứ, nhờ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022