trên của tác giả sẽ góp phần đáp ứng một trong các nhiệm vụ của Công cuộc cải cách tư pháp được đề ra trong Nghị quyết 08 ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương đảng khoá XI về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Tiếp tục hoàn thiện thủ tục TTDS ... bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là một chế định quan trọng, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tiễn của nó nên nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn... Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau dưới các mức độ khác nhau về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu và các bài viết có liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự như sau:
Tác giả Trần Anh Tuấn – Tiến sĩ luật học (giảng viên trường đại học luật Hà Nội) đã có một số bài viết nghiên cứu về vấn đề này gồm: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự’’ đăng trên Tạp chí Luật học số đặc san Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và bài viết "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS và thực tiễn áp dụng ", Tạp chí dân chủ và pháp luật số 12 (165) năm 2005. Hai công trình nghiên cứu này đã xây dựng nền tảng lý luận căn bản về biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tiếp theo đó, những vấn đề lý luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời được tác giả tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong đề tài khoa học cấp trường "Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp", bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2010. Ngoài ra, còn có một số bài viết có đóng góp về vấn đề này như bài viết "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án" của tác giả Nguyễn Bích Thảo đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm
2008; bài viết "Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại Tòa án, những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS’’ của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2010...v.v.
Tác giả Trần Phương Thảo có 05 bài viết gồm: "Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong TTDS " đăng trên Tạp chí luật học số đặc san về BLTTDS năm 2005; "Bàn về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định tại Điều 101 BLTTDS " đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 19 năm 2009 ; "Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS Việt Nam " đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2010; "Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật TTDS " đăng trên Tạp chí kiểm sát số 24 năm 2010 và bài viết : "Bàn về các Biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật TTDS" đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 2011. Sau khi công bố 05 công trình nghiên cứu nêu trên, tháng 5/2012 tác giả Trần Phương Thảo tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sỹ luật học về "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự ".
Tuy nhiên, trong các công trình này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung trong tố tụng dân sự mà không nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm với tư cách là hoạt động chuyên biệt của Toà án. Vì vậy, đề tài "Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm ” là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ở Tòa án cấp sơ thẩm đối với các vụ án dân sự.
3. Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm;
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 1
- Phân Loại Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Tố Tụng Dân
- Ý Nghĩa Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm
- Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Xác Định Điều Kiện Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
- Làm rò những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự và những vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định đó tại Tòa án cấp sơ thẩm.
- Tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện được các mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài phải làm rò những nhiệm vụ cụ thể sau :
- Nghiên cứu làm rò những vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án;
- Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về điều kiện, thủ tục và cơ chế bảo đảm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự và việc thực hiện các quy định này tại Tòa án cấp sơ thẩm;
- Đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại tòa án; các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành về áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm trong những năm gần đây.
- Phạm vi nghiên cứu:
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm là vấn đề chứa đựng các nội dung khác nhau về cả lý luận và thực tiễn. Do đó, để nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm cộng với việc giới hạn về số trang và thời gian nghiên cứu, nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau :
- Luận văn tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Những vấn đề khác như áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm hoặc tại giai đoạn phúc thẩm không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Trong phần kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Tòa án cấp sơ thẩm, tác giả tập trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện, thủ tục và cơ chế bảo đảm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và đề xuất một số giải pháp khác như nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm Phán, Hội thẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân về vấn đề này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Do đó, các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật đều dựa trên các quan điểm chỉ đạo nêu trên.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, lịch sử...
Mỗi phương pháp nghiên cứu khác nhau có tác dụng hỗi trợ, bổ sung lẫn nhau làm cho đề tài được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc. Phương pháp phân tích làm sáng tỏ các quy định định của pháp luật hiện hành về các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát, toàn diện về các vấn đề nghiên cứu; phương pháp lịch sử giúp cho tác giả hiểu rò tinh thần các quy định của pháp luật trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài để làm nổi bật các ưu điểm, hạn chế trong các quy định pháp luật thuộc nội dung đề tài nghiên cứu. Khi phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều có sự so sánh giữa pháp luật thực định với pháp của một số nước khác nhau, cũng như đặt pháp luật trong mối quan hệ với điều kiện kinh tế, xã hội, với quá trình cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phương pháp thống kê được sử dụng khi xử lí các số liệu cụ thể về các yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự và được thể thiện dưới dạng bảng biểu để các vấn đề nghiên cứu được chân thực, có tính thuyết phục cao.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Khái niệm, các đặc trưng của hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án được phát hiện và phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc, làm cơ sở cho việc luận giải những vấn đề liên quan đến hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết các vụ án dân sự, luận văn đã làm sáng tỏ thêm hệ thống lí luận khoa học về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, chủ thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trình tự, thủ tục yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trách nhiệm của người yêu cầu, người áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... Những vấn đề lý luận này là cơ sở để đánh giá thực trạng pháp luật TTDS về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như định hướng cho việc kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Luận văn phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện và sâu sắc các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thực tiễn thực hiện các quy định này trong những năm gần đây. Từ những nghiên cứu này luận văn đã chỉ rò những hạn chế, bất cập trong các quy định của TTDS về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, những vướng mắc trong quá trình áp dụng các biện pháp này tại Tòa án cấp sơ thẩm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc áp dụng các quy định của BLTTDS, giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và chính xác, đồng thời những phát hiện, đóng góp của luận văn cũng là tài liệu có giá trị cho các cơ quan lập pháp trong quá trình
xây dựng, hoàn thiện pháp luật đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho Tòa án, các Thẩm phán có hiểu biết sâu sắc thêm về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về điều kiện, thủ tục và cơ chế bảo đảm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Tòa án cấp sơ thẩm, những đóng góp, phát hiện của luận văn có ý nghĩa tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập luật TTDS ở Việt Nam.
8. Về bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
Chương 2: Cơ sở pháp lý của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm và kiến nghị
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1.1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Vấn đề nhân quyền hay quyền con người từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm, chú ý rộng rãi của dư luận thế giới, trở thành một nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương trình nghị sự và văn kiện của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như các hiệp định song phương và đa phương.
Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là quyền cơ bản, quan trọng. Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân sự của các chủ thể được ghi nhận trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan của các nước. Trong các văn bản pháp luật đó đều ghi nhận quyền của mỗi cá nhân được tự bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự của mình. Trường hợp không tự bảo vệ được quyền lợi của mình, pháp luật cho phép họ được khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án can thiệp, giải quyết.
Thông qua việc khởi kiện của đương sự, Tòa án có quyền can thiệp và giải quyết các tranh chấp đó bằng một bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự thường phải tuân theo một quy trình tố tụng dân sự chặt chẽ do pháp luật quy định. Thời gian cần thiết để có kết quả giải quyết cuối cùng về nội dung vụ án cũng tương đối dài, trong thời gian này bên bị kiện có thể tẩu tán tài sản, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc tiêu hủy các chứng cứ, tài liệu của vụ án. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp việc bảo đảm quyền lợi của đương sự phải thực hiện ngay lập tức không thể chờ đến khi phán quyết về nội dung vụ việc có giá trị