Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THỦY


ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM


Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 603830


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: TS.TRẦN ANH TUẤN

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 1


Hà Nội – 2013

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thủy

MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 10

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 10

1.1.1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự 10

1.1.2. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.. 13

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIÁI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 16

1.2.1. Khái niệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm 16

1.2.2. Đặc điểm của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm 18

1.2.3. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm 22

1.3. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 24

Chương 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 29

2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 29

2.1.1. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ 29

2.1.2. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp đối với tài sản đang tranh chấp 33

2.1.3. Các quy định về điều kiện áp dụng biện pháp phong toả tài khoản, tài sản 41

2.1.4. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định 45

2.1.5. Về cơ sở xác định điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác 49

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 51

2.2.1. Cơ sở pháp lý về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 51

2.2.2. Cơ sở pháp lý về thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 57

2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 59

2.3.1. Cơ sở pháp lý về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm 59

2.3.2. Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 61

2.3.3. Cơ sở pháp lý để thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 64

Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM VÀ KIẾN NGHỊ 68

3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 68

3.1.1. Về kết quả đạt được từ thực tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm 68

3.1.2. Về những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm 77

3.2. KIẾN NGHỊ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 89

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng các BPKCTT 89

3.2.2. Kiến nghị về các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


BPKCTT: Biện pháp khẩn cấp tạm thời ADBPKCTT: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời HTND: Hội thẩm nhân dân

HĐXX: Hội đồng xét xử

BPBĐ: Biện pháp bảo đảm BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự PLTTDS: Pháp luật tố tụng dân sự VKS: Viện kiểm sát

ADPL: Áp dụng pháp luật

BLDS: Bộ luật dân sự

QPPL: Quy phạm pháp luật

MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bảo vệ các quyền con người là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật. Trong các quyền con người, các quyền về dân sự có vai trò quan trọng, vì đây là những quyền cơ bản nhất, có phạm vi rộng nhất, các quyền về dân sự được bảo đảm thì mới có cơ sở để thực hiện các quyền về chính trị, kinh tế, tôn giáo khác…Vì vậy, mặc dù có sự quy định khác nhau về các quyền dân sự và cơ chế bảo vệ đối với các quyền đó cũng không giống nhau trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, nhưng có thể nhận thấy điểm chung trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, là đều ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự (một trong những hình thức quyền con người) cho công dân của quốc gia mình.

Tại Điều 9 Bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy đinh : "Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyển tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ ”.

Theo dòng thời gian, các quyền dân sự của con người ngày càng được mở rộng, theo đó cơ chế để bảo đảm các quyền này được thực thi trên thực tế cũng là một yêu cầu đối với các cơ quan chức năng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng, phức tạp do đó đòi hỏi Tòa án phải giải quyết các vụ án dân sự kịp thời, nhanh chóng nhằm ổn định các quan hệ xã hội và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Để đáp ứng mục tiêu này, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Với việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án có thể kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ,

bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục hoặc đảm bảo thi hành án.

Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (BLTTDS) từ Điều 99 đến Điều 126 BLTTDS. Đây là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được nhanh chóng, chính xác, là phương tiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn xét xử mà nguyên nhân của nó xuất phát từ sự quy định còn những điểm bất hợp lý của pháp luật. Do đó, đã gây khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và trong một số trường hợp đã làm thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.

Nhận thức được những hạn chế, bất cập trong các quy định của BLTTDS, từ thực tiễn áp dụng pháp luật của Toà án, theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTDS đã có nhiều ý kiến đóng góp có giá trị về các quy định của BLTTDS nói chung và các quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời nói riêng. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 hầu hết vẫn giữ nguyên các quy định cũ còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đề tài "Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Toà án cấp sơ thẩm ” là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, theo hướng xây dựng Toà án là trung tâm trong hệ thống tư pháp, thì hoạt động áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án áp dụng càng được coi trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022