Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 14

khoản 1 Điều 99 của Bộ luật TTDS, nếu trong giai đoạn từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi mở phiên tòa, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm là 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Tòa án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng trong mọi trường hợp phải được thực hiện trước ngày Tòa án mở phiên tòa. Nếu tại phiên tòa thì việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng phải xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án để nghị án”. Hướng dẫn nêu trên của Nghị quyết 02/2005/NQ - HĐTPTATC có nhiều điểm còn bất hợp lý, chưa phù hợp, nên không phát huy được hiệu quả trên thực tế. Bởi lẽ, trường hợp nếu đương sự không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, Tòa án có thể ra ngay quyết định áp dụng BPKCTT, nhưng nếu đương sự thuộc trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Tòa án yêu cầu họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm xong mới có cơ sở để áp dụng. Tuy nhiên, pháp luật TTDS lại quy định đương sự thực hiện biện pháp bảo đảm “gửi tiền, đá quý, kim khí quý, giấy tờ có giá…vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi Tòa án có trụ sở chứ không phải tại Tòa án”. Điều này sẽ khó mà thực hiện được khi trụ sở Ngân hàng và trụ sở Tòa án ở hai nơi cách xa nhau, và thời gian của mỗi phiên tòa chỉ diễn ra trong một buổi sáng, một ngày, trường hợp vụ án quá phức tạp có thể kéo dài một vài ngày. Do đó, sẽ gây gián đoạn phiên tòa, HĐXX có thể sẽ phải ngừng hoặc hoãn phiên tòa chờ đến khi đương sự thực hiện xong biện pháp bảo đảm mới có căn cứ để ra quyết định áp dụng BPKCTT.

Từ những hạn chế, bất cập nêu trên, để nâng cao hiệu quả ADBPKCTT tại phiên tòa sơ thẩm, khoản 2 Điều 117 Bộ luật TTDS cần quy định bổ sung như sau: “Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa, nếu đương sự không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì HĐXX xem xét, ra quyết định áp dụng ngay BPKCTT, nếu đương sự thuộc trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì HĐXX ra

quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nếu việc thực hiện biện pháp bảo đảm dẫn đến việc phải tạm ngừng hoặc hoãn phiên tòa thì Tòa án tạm ngừng hoặc hoãn phiên tòa cho đến khi đương sự thực hiện xong biện pháp bảo đảm, HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT ngay sau khi đương sự xuất trình các tài liệu chứng cứ về việc đã thực hiện biện pháp bảo đảm”.

- Về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:

Khi nghiên cứu về các BPKCTT trong Bộ luật TTDS, chúng tôi nhận thấy có một vấn đề đang xảy ra trên thực tế gây nhiều tranh cãi về đường lối giải quyết giữa các Thẩm phán và những người làm công tác pháp luật nhưng Bộ luật TTDS Việt Nam hiện nay chưa có quy định, đó là trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được chấp nhận, HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT thì sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, người có nghĩa vụ đã nhận thức được nghĩa vụ của mình nên đã tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền hoặc vì những lý do khác, người yêu cầu ADBPKCTT không yêu cầu ADBPKCTT nữa và có đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đang được áp dụng, thì thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPKCTT sẽ được xác định như thế nào?

Đây là một thực trạng đã và đang xảy ra trên thực tế gây nhiều tranh cãi và chưa thống nhất được đường lối xử lý. Bởi lẽ, sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, nhiệm vụ của HĐXX sơ thẩm đã hết, các HTND đã trở lại đơn vị công tác của họ. Do đó, tuy HĐXX ra quyết định áp dụng BPKCTT tại phiên tòa sơ thẩm nhưng lại không còn thẩm quyền để ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đang được áp dụng. Về vấn đề này, Bộ luật TTDS hiện nay chưa có quy định nên dẫn đến có nhiều cách hiểu và đường lối xử lý khác nhau.

Vì vậy, tác giả mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất BLTTDS nên quy định bổ sung vào khoản 3 Điều 122 BLTTDS như sau: “Trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được chấp nhận, thì sau khi xét xử xong, người có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ hoặc có người khác thực hiện nghĩa vụ thay đối với bên có quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật… thì Chánh án Tòa

án đang giải quyết vụ án ra quyết định huỷ bỏ BPKCTT đang được áp dụng. Nếu vụ án có kháng cáo hoặc kháng nghị, thì đơn kháng cáo, văn bản kháng nghị cùng hồ sơ vụ án được chuyển lên Tòa án cấp trên trực tiếp, Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc hủy bỏ BPKCTT đang được áp dụng”.‌

3.2.2. Kiến nghị về các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các lớp tập huấn về áp dụng BPKCTT:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Việc tổ chức tập huấn về áp dụng BPKCTT đối với các Thẩm phán làm công tác giải quyết án dân sự sẽ đem lại hiệu quả tích cực, qua việc tập huấn, các Thẩm phán sẽ được trang bị các kiến thức lý luận về ADBPKCTT, đồng thời những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các BPKCTT mà họ đã và đang vướng mắc sẽ có dịp đưa ra bàn luận, trao đổi, lấy ý kiến của các nhà chuyên môn, đồng nghiệp. Qua đó những vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn áp dụng BPKCTT sẽ được nhanh chóng giải quyết, điều này là rất cần thiết, bởi lẽ cùng làm nhiệm vụ giải quyết án nhưng mỗi vụ việc đều có tính chất khác nhau, có những tình huống đơn giản nhưng cũng có những tình huống phức tạp luật chưa quy định. Do đó, Thẩm phán nhiều kinh nghiệm, giải quyết nhiều án dân sự, đã tiến hành áp dụng BPKCTT thường xuyên trong quá trình giải quyết vụ án và những Thẩm phán ít kinh nghiệm, không thường xuyên áp dụng BPKCTT sẽ cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về đường lối xử lý các vụ việc đã xảy ra và những vụ việc sắp tới khi đương sự có yêu cầu, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đi đến thống nhất về nhận thức pháp luật, đảm bảo áp dụng pháp luật về ADBPKCTT được đúng đắn, thống nhất.

- Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác áp dụng BPKCTT Việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác áp dụng BPKCTT

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 14

trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có vai trò quan trọng, góp phần hạn chế các sai phạm và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ Thẩm phán. Thông qua công tác này những kết quả đạt được từ việc áp dụng

BPKCTT sẽ tiếp tục được triển khai, nhân rộng và phát huy trên thực tiễn, những sai phạm, tiêu cực trong quá trình áp dụng BPKCTT kịp thời được phát hiện, chỉnh đốn, khắc phục. Thẩm phán ban hành các quyết định áp dụng BPKCTT không đúng thông qua đó cũng kịp thời kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ. Cũng thông qua công tác này, các quyết định áp dụng BPKCTT mang tính đúng đắn, thể hiện trí tuệ, năng lực của người Thẩm phán sẽ được sử dụng làm khuôn mẫu, định hướng để áp dụng tương tự cho những vụ việc tiếp theo. Công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc áp dụng BPKCTT có hiệu quả rất thiết thực trên thực tiễn, tuy nhiên lại chưa thực sự được chú trọng và triển khai đồng bộ cũng như định kỳ trong hoạt động của hệ thống cơ quan Tòa án hiện nay. Hàng năm (cuối năm) ngành Tòa án nhân dân các địa phương đều tổ chức tổng kết công tác xét xử các loại án (hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động…) nhưng rất hiếm khi tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc ADBPKCTT. Đây cũng chính là lý do tác giả mạnh dạn đề xuất giải pháp này trong phần kiến nghị về áp dụng các BPKCTT.

- Tổ chức các cuộc thi để lựa chọn các Thẩm phán giải quyết án dân sự có năng lực, trao tặng các danh hiệu cao quý của ngành:

Việc tổ chức các cuộc thi Thẩm phán giải quyết án dân sự giỏi trong đó có nội dung về ADBPKCTT để lựa chọn các Thẩm phán có năng lực chuyên môn là một họat động rất có ý nghĩa và hiệu quả. Qua đó động viên tinh thần, khích lệ các Thẩm phán chịu khó học hỏi, thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời cập nhập các văn bản hướng dẫn để nâng cao hiệu quả áp dụng BPKCTT. Bởi lẽ, ADBPKCTT trong giải quyết án dân sự là một hoạt động không đơn giản, cùng một nội dung pháp luật quy định nhưng mỗi Thẩm phán khi giải quyết án lại có cách hiểu và vận dụng khác nhau. Vì vậy, qua việc tổ chức cuộc thi, các tình huống, các vụ việc, các BPKCTT, căn cứ áp dụng BPKCTT, thời hạn ra quyết định áp dụng… được dự liệu trong quá trình giải quyết vụ án trong mỗi nội dung thi phong phú, đa dạng, sẽ kích thích sự tìm hiểu, lao động sáng

tạo của người Thẩm phán. Đáp án đúng, xuất sắc của mỗi phần thi sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo hoặc tài liệu hướng dẫn cho các Thẩm phán nhằm trang bị cho họ cách nhận thức và áp dụng thống nhất về ADBPKCTT. Những Thẩm phán có kết quả thi xuất sắc sẽ được phong tặng các danh hiệu cao quý của ngành như Thẩm phán ưu tú, Thẩm phán nhân dân…Có thể nói rằng, việc tổ chức các cuộc thi Thẩm phán ADBPKCTT giỏi có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Thẩm phán Tòa án. Tuy nhiên, hiện nay chưa được ngành quan tâm, chú trọng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ADBPKCTT trong quá trình giải quyết án dân sự chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kết hợp nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ Thẩm phán

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, yếu tố ngoại ngữ cũng là một trong số các yêu cầu bắt buộc đối với người Thẩm phán. Quá trình giải quyết án dân sự liên quan đến yêu cầu ADBPKCTT có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, đòi hỏi người Thẩm phán phải biết ngôn ngữ quốc tế (phổ biến nhất là tiếng Anh), để có thể tham khảo pháp luật quốc tế, pháp luật và kinh nghiệm xét xử của các nước phát triển trên thế giới, tham gia hội thảo quốc tế và quan trọng hơn cả là có thể giao tiếp được với các đương sự bằng ngôn ngữ của họ, dịch được các văn bản bằng tiếng nước ngoài để từ đó nắm bắt được bản chất của vụ việc tranh chấp, những vấn đề mà đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết, tâm tư, nguyện vọng của các đương sự... để từ đó xác định được yêu cầu ADPBPKCTT của đương sự là có căn cứ hay không có căn cứ, các biện pháp KCTT mà đương sự yêu cầu có phù hợp với pháp luật Việt Nam hay không, các tài liệu, chứng cứ mà đương sự cung cấp có khách quan hay không. Thành thạo về ngoại ngữ cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc sử dụng, khai thác các thông tin từ internet, kịp thời cập nhập các văn bản pháp luật mới phục vụ công tác xét xử.

- Hội thẩm nhân dân là những đại biểu ưu tú được lựa chọn trong tầng lớp nhân dân, họ đại diện cho nhân dân tham gia vào quá trình giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, và họ cũng là những người trực tiếp xét xử và đưa ra bản án, quyết định có hiệu lực thi hành. Khi tham gia xét xử HTND độc lập và ngang quyền Thẩm phán trong mọi phán quyết, quyết định. Thậm chí khi Thẩm phán và HTND bất đồng về chính kiến thì ý kiến của HTND còn là quyết định cuối cùng và được đưa ra thi hành (nguyên tắc Thẩm phán và HTND xét xử độc lập và quyết định theo đa số). Vì vậy, yêu cầu ADBPKCTT của đương sự tại phiên tòa có được chấp nhận hay không, việc áp dụng BPKCTT tại phiên tòa đúng đắn hay sai phạm phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của HĐXX mà cụ thể là ý kiến của Hội thẩm nhân dân, bởi họ chiếm số đông trong thành phần HĐXX. Tuy nhiên, số HTND hiện nay không nằm trong biên chế của Tòa án, họ công tác ở các cơ quan, ban nghành khác nhau, hoạt động kiêm nhiệm là chủ yếu, nên năng lực xét xử, giải quyết án chưa có độ chuyên môn hóa cao như Thẩm phán. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán thì đồng thời cũng phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân, ngoài việc tích cực mở các lớp tập huấn về pháp luật cũng phải chú trọng mở các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ này. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải có chế độ đãi ngộ đối HTND tương xứng hơn nữa, ngoài khoản tiền nghiên cứu hồ sơ, tham gia xét xử trực tiếp các vụ án, mỗi tháng Nhà nước cần trả cho họ một khoản tiền nhất định phù hợp, bên cạnh đó việc đầu tư trang phục, quần áo, sách và tài liệu pháp luật… cũng cần được chú trọng. Chỉ có như vậy mới nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết án của đội ngũ HTND, nâng cao chất lượng ADBPKCTT.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân về BPKCTT

Nâng cao trình độ, nhận thức pháp luật cho nhân dân góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ADBPKCTT, bởi lẽ khi nhân

dân nắm chắc pháp luật, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, giải quyết án của Tòa án sẽ được thực hiện tốt hơn, cơ quan Tòa án cũng như các Thẩm phán sẽ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thiện bản thân, thận trọng, cân nhắc hơn khi quyết định áp dụng BPKCTT, tránh hoặc hạn chế thấp nhất những sai sót, thiệt hại gây ra do hoạt động ADPPKCTT không đúng. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả của hoạt động ADBPKCTT cũng được nâng cao. Mặt khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng BPKCTT hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là do nhận thức pháp luật của đương sự còn hạn chế. Mặc dù pháp luật TTDS có quy định về yêu cầu ADBPKCTT là một trong các quyền của đương sự, tuy nhiên trên thực tế ít có đương sự nắm bắt được quyền này để sử dụng khi có nhu cầu. Thực tế giải quyết án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm, chúng tôi nhận thấy phần lớn các vụ án dân sự, đương sự có yêu cầu ADBPKCTT đều có sự tham gia trực tiếp hoặc tư vấn gián tiếp của các luật sư. Điều này cho thấy, chỉ khi đạt được một trình độ pháp luật nhất định thì các quy định pháp luật về ADBPKCTT mới được sử dụng một cách có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trên thực tế. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ADBPKCTT trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, để hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ADBPKCTT cho nhân dân đạt hiệu quả, cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ADBPKCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng Internet.. là những phương tiện có có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các thông tin pháp luật nói chung và các quy định về ADBPKCTT trong việc giải quyết án dân sự nói riêng đến với nhân dân. Với tốc độ lan truyền và tầm ảnh hưởng sâu rộng, mọi tầng lớp nhân dân sẽ dễ dàng có cơ hội để khai thác, tiếp cận, nắm bắt và sử dụng các quy định pháp luật về ADBPKCTT trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao nhận thức pháp luật bản thân.

Một biện pháp khác cũng góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về ADBPKCTT cho nhân dân có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, đó là nhà nước hỗi trợ các tài liệu về pháp luật như các Bộ luật, Nghị định, văn bản hướng dẫn, báo chí và các ấn phẩm pháp luật khác miễn phí cho nhân dân. Ở mỗi phường, xã, thị trấn đều có xây dựng thư viện pháp luật, mở cửa vào các ngày hành chính trong tuần để nhân dân có thể tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu, qua đó trình độ pháp luật của nhân nhân sẽ từng bước được cải thiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022