Về Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm‌

với nhau về việc giải quyết phần lãi suất liên quan đến số tiền chưa thanh toán trong vụ án và Tòa án quận H đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

- Vụ việc thứ hai:Công ty CP Đầu tư xây dựng số 9 (gọi tắt là Công ty CP số 9) và Công ty TNHH Ngọc Linh ký hợp đồng kinh tế về việc mua bán đá răm, theo hợp đồng Công ty CP Đầu tư xây dựng số 9 cung cấp số lượng đá răm cho Công ty TNHH Ngọc Linh là 10.000m3, với số tiền theo thỏa thuận là 01 tỷ đồng. Công ty TNHH Ngọc Linh thanh toán trước 500.000.000đ và sẽ thanh toán hết số tiền còn lại sau 03 tháng kể từ ngày (Công ty CP số 9) cung cấp đủ số đá răm nêu trên. Tuy nhiên, sau khi nhận được đủ số hàng và hết thời gian thỏa thuận nhưng Công ty TNHH Ngọc Linh vẫn không trả nốt số tiền còn nợ, cũng không làm văn bản khất nợ. Công ty CP Đầu tư xây dựng số 9 kiện Công ty TNHH Ngọc Linh ra Tòa án thành phố Yên Bái yêu cầu trả nốt số tiền còn nợ và yêu cầu Tòa án nhân thành phố Yên Bái ADBPKCTT là phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH Ngọc Linh tại ngân hàng nông nghiệp thành phố Yên Bái (nơi Công ty TNHH Ngọc Linh mở tài khoản để giao dịch). Tòa án chấp nhận và ra quyết định ADBPKCTT gửi Ngân hàng nông nghiệp thực hiện. Kết quả là Ngân hàng nông nghiệp đã phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH Ngọc Linh với số tiền phong tỏa trong tài khoản là 500.000.000đ để chờ kết quả giải quyết vụ án. Ngay sau đó, Công ty TNHH Ngọc Linh đã trả cho Công ty CP Đầu tư xây dựng số 9 được số tiền là 320.000.000đ, theo đó Công ty CP số 9 làm đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định ADBPKCTT để các bên tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết số tiền còn lại (180.000.000đ). Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái chấp nhận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án.

- Việc áp dụng BPKCTT trong nhiều trường hợp góp phần giảm tải cho Tòa án trong việc xét xử vụ án do bên bị áp dụng BPKCTT tự thi hành nghĩa vụ và nguyên đơn rút đơn khởi kiện

Việc áp dụng BPKCTT làm cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, ngoài ra còn góp phần giảm tải cho Tòa án trong quá trình giải quyết án. Bởi lẽ, khi BPKCTT được áp dụng, người bị áp dụng BPKCTT tự nhận thấy những nguy cơ bất lợi mà họ phải gánh chịu nên đã tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, vụ án được giải quyết dứt điểm mà không cần Tòa án phải ra bản án. Do áp dụng BPKCTT Tòa án không cần phải đưa vụ án ra xét xử, không cần phải thực hiện các thủ tục tố tụng khác như nghiên cứu hồ sơ, lấy lời khai của các bên, thu thập thêm tài liệu chứng cứ khác…làm kéo dài thời gian tố tụng mà vẫn bảo đảm được quyền, lợi ích của các đương sự.

Có thể làm rò thực tiễn này qua một ví dụ điển hình sau đây: Công ty CP Công nghiệp Miền Bắc và Công ty CP Xây dựng Đồng Tâm xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng kinh tế. Theo hợp đồng, Công ty CP Xây dựng Đồng Tâm là bên giao thầu, Công ty CP Công nghiệp Miền Bắc là bên nhận thầu, thực hiện thi công hạng mục Cọc khoan nhồi đoạn đường DH 100 công trình nước sạch Hưng Yên. Tổng giá trị của hợp đồng là 500.000.000 VND. Công ty CP Xây dựng Đồng Tâm đã thanh toán 300.000.000 VND, còn nợ 200.000.000 VND, sẽ thanh toán sau khi có biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Ngày 12/3/2011, Công trình được đưa vào sử dụng, các bên lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụng để làm căn cứ thanh toán. Tuy nhiên, Công ty CP Xây dựng Đồng Tâm không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như cam kết, Công ty CP Công nghiệp Miền Bắc nộp đơn khởi kiện Công ty CP Công nghiệp Đồng Tâm ra Tòa để đòi nợ và đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. Ngay sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT, Công ty CP Xây dựng Đồng Tâm đã thanh toán hết số tiền còn nợ Công ty CP Công nghiệp Miền Bắc là 200.000.000đ. Công ty CP Công nghiệp Miền Bắc rút đơn khởi kiện và Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

3.1.2. Về những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm‌

- Số vụ án có áp dụng BPKCTT vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chưa đáng kể, số lượng các yêu cầu áp dụng BPKCTT được Tòa án chấp nhận không nhiều hoặc biện pháp áp dụng cũng chưa thực sự phát huy được hiệu quả vẫn còn tồn tại.

Qua khảo sát thực tế cho thấy trong những năm gần đây số lượng các vụ án dân sự được Tòa án áp dụng BPKCTT tuy có tăng lên nhưng so với tổng số vụ án dân sự được thụ lý, giải quyết, thì số vụ án có áp dụng BPKCTT vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chưa đáng kể. Có thể khẳng định rằng, các BPKCTT trong TTDS hiện nay có vai trò rất quan trọng, có tác dụng rút ngắn thời gian giải quyết vụ án, làm cho vụ án được giải quyết kịp thời, nhanh chóng, chính xác, kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng các đương sự có yêu cầu áp dụng BPKCTT rất ít khi được Tòa án chấp nhận, do đó các vụ án dân sự có áp dụng BPKCTT hiện nay là rất hiếm, chiếm tỷ lệ rất ít, hiện tượng BPKCTT được áp dụng nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả vẫn còn tồn tại.

Vụ việc Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái vừa giải quyết trong thời gian gần đây sẽ minh chứng cho nhận định trên: Bà Hà Thị Kim Oanh (tổ 41, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) vay tiền của anh Vũ Tuấn Kiệt (tổ 26, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) số tiền là 500.000.000đ trong hạn 06 tháng (từ ngày 23/7/2010 đến 23/01/2011) không tính lãi. Hết thời hạn nêu, bà Oanh không trả tiền cho anh Kiệt và cũng không xin khất nợ. Anh Kiệt khởi kiện bà Oanh ra Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái yêu cầu trả nợ và đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch tài sản của bà Oanh (cụ thể không cho bà Oanh chuyển nhượng nhà và đất có giá trị cho người khác). Tòa án TP Yên Bái đã thụ lý đơn khởi kiện và trên cơ sở đó đã ra quyết định

ADBPKCTT Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với bà Oanh gửi cho Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái (nơi có nhà và đất của bà Oanh), gửi quyết định ADBPKCTT cho Phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Yên Bái yêu cầu các cơ quan này can thiệp, không làm các thủ tục để bà Oanh có thể chuyển nhượng được nhà và đất cho người khác trong thời gian chờ Tòa án giải quyết vụ án. Tuy nhiên, ngay sau khi biết được anh Kiệt kiện mình, mặc dù Tòa án còn chưa thụ lý vụ án nhưng bà Oanh đã trốn biệt khỏi địa phương, nhà đất để không, không ai biết bà Oanh đi đâu, làm gì. Kết quả Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái không tống đạt được các văn bản cho bà Oanh, Tòa cũng không có cơ sở kết luận bà Oanh có hành vi trốn tránh (vì Bà Oanh chưa nhận được bất kỳ giấy tờ nào của Tòa án, bà Oanh trốn trước khi Tòa án đến tống đạt Thông báo thụ lý vụ án).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tòa án yêu cầu anh Kiệt cung cấp địa chỉ, nơi cư trú của bà Oanh để làm các thủ tục cần thiết nhưng anh Kiệt cũng không biết bà Oanh đi đâu, làm gì. Sau nhiều tháng, không cung cấp được địa chỉ của bà Oanh, quá mệt mỏi, anh Kiệt rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu ADBPKCTT, Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong thực tiễn có nhiều cách nhìn nhận để lý giải cho thực trạng nêu trên. Có quan điểm cho rằng vì trình tự, thủ tục ADBPKCTT được quy định trong luật là quá chậm trễ để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể. Ý kiến khác lại cho rằng việc áp dụng các BPKCTT trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự là hết sức khó khăn vì trong nhiều trường hợp cần cưỡng chế thi hành BPKCTT đều không thực hiện được hoặc quan điểm cho rằng Tòa án ngại ADBPKCTT vì sợ đương sự khác hiểu là Tòa án đã xử trước khi mở phiên tòa hoặc sẽ có nhiều rắc rối xảy ra nếu bản án có hiệu lực không có lợi cho nguyên đơn, Tòa án sẽ bị quy trách nhiệm và nguyên đơn yêu cầu khó bị truy cứu và thực thi trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT. 27; tr.32

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 11

- Các quy định về biện pháp kê biên, phong tỏa chưa thực sự rò ràng gây khó khăn cho đương sự khi thực hiện quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT

Điều 108 BLTTDS quy định biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với các tài sản đang tranh chấp, những tài sản không tranh chấp thì không được áp dụng biện pháp này. Trong khi đó, quy định tại Điều 114 BLTTDS về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng chỉ đề cập tới việc áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản mà không chỉ rò tài sản này là tài sản như thế nào, có thuộc đối tượng tranh chấp hay không. Các quy định trên không thực sự rò ràng gây khó khăn cho đương sự khi thực hiện quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT dẫn tới yêu cầu áp dụng BPKCTT không được Tòa án chấp nhận. Có thể làm rò hiện tượng này qua hai ví dụ điển hình sau đây:

- Vụ việc thứ nhất: Công ty TNHH Hóa học và Ứng dụng công nghệ SEMTEC (gọi tắt là Công ty SEMTEC) và Công ty TNHH Công nghệ và thương mại Nhân An (gọi tắt là Công ty Nhân An) xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, theo hợp đồng, Công ty SEMTEC nhận cung cấp toàn bộ hệ thống máy tính, máy chiếu để Công ty TNHH Nhân An lắp đặt tại trường Đại học Ngoại Thương. Tổng giá trị của hợp đồng là 1.500.000.000đ, Công ty Nhân An đã thanh toán được số tiền là 1.000.000.000đ. Số tiền còn nợ là 500.000.000đ sẽ thanh toán nốt sau 05 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành (ngày 01.01.2011). Hết thời hạn nêu trên, Công ty TNHH Nhân An không thanh toán nợ như cam kết. Công ty TNHH SEMTEC kiện Công ty TNHH Nhân An ra Tòa án để đòi nợ và yêu cầu Tòa án quận B áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản đối với Công ty TNHH Nhân An. Tuy nhiên, yêu cầu của Công ty TNHH SEMTEC không được chấp nhận vì giữa hai bên không tranh chấp nhau về một tài sản cụ thể mà tranh chấp nhau về việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

- Vụ việc thứ hai: Công ty TNHH Vimaflour kiện Công ty CP Bánh Kẹo AnCo ra Tòa án nhân dân huyện ĐP, thành phố H yêu cầu Tòa án buộc

Công ty CP Bánh Kẹo AnCo thanh toán tiền mua hàng là 717.000.000đ. Kèm theo đơn khởi kiện, Công ty TNHH Vimaflour yêu cầu Tòa án nhân dân huyện ĐP áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản của Công ty CP Bánh Kẹo AnCo (cụ thể là kê biên dây chuyền sản xuất bánh kẹo, nhà xưởng sản xuất bánh kẹo, các loại bánh kẹo còn lưu kho…) với giá trị tài sản kê biên không vượt quá 717.000.000đ. Ngày 12/05/2009, Công ty TNHH Vimaflour nhận được Quyết định số 04/QĐ – TA của Tòa án nhân dân huyện ĐP, nội dung quyết định là không chấp nhận yêu cầu ADBPKCTT của Công ty TNHH Vimaflour với lý do: “yêu cầu ADBPKCTT của Công ty TNHH Vimaflour là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật, vì các tài sản như dây chuyền sản xuất bánh kẹo, nhà xưởng sản xuất bánh kẹo, các loại bánh kẹo còn lưu kho…là tài sản của Công ty Công ty CP Bánh Kẹo AnCo, những tài sản này không có tranh chấp nên không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 108 BLTTHS). Rò ràng quy định nêu trên là bất cập và không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

- Hiện tượng Tòa án áp dụng không đúng quy định về điều kiện áp dụng BPKCTT vẫn còn tồn tại

Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy một số trường hợp đương sự khi có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT đã không yêu cầu đúng biện pháp được pháp luật quy định và Thẩm phán áp dụng không phát hiện sai lầm này của đương sự để hướng dẫn họ làm lại đơn yêu cầu theo đúng pháp luật mà lại lập luận theo hướng không đủ điều kiện áp dụng để bác yêu cầu của đương sự dẫn tới khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì không thể thi hành án được. Trường hợp dưới đây là một ví dụ:

Công ty CP Đầu tư Đại Thành và Công ty CP Hạ tầng Thiên Ân xảy ra tranh chấp về việc thực hiện Hợp đồng kinh tế. Theo hợp đồng, Công ty CP Đầu tư Đại Thành bán cho Công ty CP Hạ tầng Thiên Ân các loại vật liệu xây dựng gồm xi măng, sắt, thép, gầu múc bùn, búa đập đá…tổng giá trị của Hợp đồng là 1.500.000.000 đ. Công ty CP Hạ tầng Thiên Ân đã thanh toán cho

Công ty CP Đầu tư Đại Thành được số tiền là 800.000.000 đ. Còn lại 700.000.000 đ, theo thỏa thuận, Công ty Thiên Ân sẽ thanh toán nốt cho Công ty CP Đầu tư Đại Thành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.

Đến hạn thanh toán, nhưng Công ty CP Hạ Tầng Thiên Ân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, Công ty CP Đầu tư Đại Thành nhiều lần gửi Công văn yêu cầu thanh toán nợ nhưng đều không nhận được phản hồi, Giám đốc Công ty Thiên Ân có biểu hiện trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như gọi điện không nghe máy, thường xuyên vắng mặt tại Công ty, khi người của Công ty Đại Thành đến đòi nợ, nhân viên Công ty Thiên Ân không tiếp chuyện, phủ nhận việc nợ nần…Sau nhiều lần tìm cách đòi nợ không đạt kết quả, ngày 12/01/2011, Công ty Đại Thành đã nộp đơn khởi kiện Công ty Thiên Ân tại Tòa án nhân dân quận H để đòi nợ, kèm theo đơn khởi kiện là đơn đề nghị Tòa án quận H áp dụng BPKCTT là kê biên tài sản của Công ty Thiên Ân (gồm trụ sở làm việc, bàn ghế, trang thiết bị máy móc…), giá trị tài sản yêu cầu kê biên là 700.000.000đ.

Ngày 17/01/2011, Tòa án nhân dân quận H ra quyết định số 01/QĐ – TA, nội dung không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của Công ty Đại Thành với lý do Công ty Đại Thành chưa thực hiện Biện pháp bảo đảm và không có căn cứ chứng minh Công ty Thiên Ân có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Ngày 19/01/2011, Công ty Đại Thành tiếp tục làm đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án nhân dân quận H, tuy nhiên Chánh án Tòa án nhân dân quận H không chấp nhận khiếu nại, giữ nguyên quyết định số 01/QĐ – TA.

Qua ví dụ nêu trên có thể thấy, căn cứ Tòa án nhân dân quận H không chấp nhận yêu cầu ADBPKCTT của Công ty Đại Thành là trái quy định của pháp luật, điều này cũng thể hiện năng lực yếu kém của người Thẩm phán hoặc sự thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc của Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án. Bởi lẽ tại điểm b mục 9.2 phần 9 Nghị quyết 02/2005/NQ – HĐTP có quy định: “Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật TTDS, thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không quá 48 giờ kể từ thời điểm yêu cầu và được Tòa án chấp nhận”. Như vậy,

người yêu cầu áp dụng BPKCTT sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm sau khi Tòa án chấp nhận yêu cầu ADBPKCTT của họ, Tuy nhiên, Tòa án quận H căn cứ vào việc Công ty Đại Thành chưa thực hiện biện pháp bảo đảm để không chấp nhận yêu cầu của họ là không đúng luật.

Mặt khác, Tòa án quận H cho rằng không có căn cứ chứng minh Công ty Thiên Ân có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ án và nguy cơ bị thiệt hại về tài sản cho Công ty Đại Thành là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi các chứng cứ chứng minh Công ty Thiên Ân nợ tiền Công ty Đại Thành là có căn cứ, đó là hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ chứng nhận khoản tiền Công ty Thiên Ân còn nợ, thời gian thanh toán nợ cũng đã quá hạn …Ngoài ra, việc để có chứng cứ, chứng minh Công ty CP Thiên Ân đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản sẽ là một yêu cầu quá khó cho Công ty Đại Thành, bởi nếu có đi chăng nữa thì lúc nào và khi nào Công ty CP Hạ tầng Thiên Ân thực hiện hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản (mua, bán, chuyển nhượng quyền về tài sản cho người khác…) Công ty Đại Thành cũng không thể biết được để cung cấp chứng cứ cho Tòa án.

Hậu quả từ việc yêu cầu áp dụng BPKCTT không được chấp nhận dẫn đến việc sau khi có bản án tuyên Công ty CP Đầu tư Đại Thành thắng kiện, nhưng chỉ là sự thắng kiện trên danh nghĩa, quá trình thi hành án Công ty CP Hạ tầng Thiên Ân đã tẩu tán hết tài sản. Từ ví dụ thực tế này có thể thấy, một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc giảm hiệu quả của việc ADBPKCTT trong thực tiễn bắt nguồn từ khả năng nhận thức của đương sự và trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của người Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Lẽ ra trong vụ án nói trên Công ty CP Đầu tư Đại Thành phải yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản của người có nghĩa vụ chứ không yêu cầu áp dụng biện pháp kê biên tài sản của Công ty Thiên Ân. Việc Tòa án không hướng dẫn đương sự để áp dụng biện pháp cần thiết mà cho rằng không có căn cứ chứng minh Công ty Thiên Ân có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản và Tòa án chỉ áp dụng biện pháp KCTT khi đã thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022