Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Áp dụng BPKCTT trong giải quyết các vụ án dân sự sơ thẩm đem lại những hiệu quả rất thiết thực, không chỉ giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của đương sự mà thông qua đó còn góp phần giảm tải công việc xét xử của Tòa án, nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cho nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập nên đã phần nào giảm hiệu quả của hoạt động áp dụng BPKCTT. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập đó có thể xuất phát từ nhiều lý do như: nhận thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế; kỹ năng, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán giải quyết vụ án chưa cao hay các quy định của PLTTDS về các BPKCTT chưa thực sự phù hợp, cơ chế phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác chưa thực sự phát huy hiệu quả….Các hạn chế, bất cập nêu trên đã góp phần làm giảm hiệu quả của hoạt động ADBPKCTT trong quá trình giải quyết án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm trong giai đoạn hiện nay.

Để việc áp dụng BPKCTT thực sự phát huy được hiệu quả thì những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng BPKCTT phải được đúc rút kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập đó. Các giải pháp, kiến nghị do chúng tôi đề xuất tại Chương III của luận văn được đúc rút từ kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn ADBPKCTT trong công tác xét xử của ngành Tòa án trong những năm qua nên có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ADBPKCTT trong giải quyết án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay.

KẾT LUẬN


Áp dụng BPKCTT là một trong những hình thức bảo vệ quyền con người đạt hiệu quả, bởi lẽ một trong các quyền cơ bản, quan trọng của con người là quyền được yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.

Trong quá trình Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án thì bị đơn có thể có những hành vi tiêu cực như tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hoặc hủy hoại tài sản…dẫn đến trong một số trường hợp, quyền lợi của nguyên đơn không được bảo đảm. Xuất phát từ thực tế này, pháp luật quy định trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT để giải quyết ngay nhu cầu trước mắt, cấp bách hoặc bảo toàn tài sản, bảo đảm khả năng thi hành án.

ADBPKCTT là một trong các hình thức áp dụng pháp luật, do Tòa án tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự, là một hoạt động mang tính cưỡng chế nhà nước, thể hiện quyền lực nhà nước nên quyết định ADBPKCTT cần được mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành. Quyết định áp dụng BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay nên nó đem lại hiệu quả rất nhanh chóng, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự mà có thể không cần đến bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết nội dung vụ án.

Để hoạt động áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đạt hiệu quả cao, việc nắm vững các vấn đề lý luận cơ bản về áp dụng BPKCTT là một trong những đòi hỏi bắt buộc, việc hiểu đúng, đầy đủ bản chất của các khái niệm BPKCTT, ADBPKCTT, đặc điểm của việc áp dụng BPKCTT, các yếu tố chi phối đến hiệu quả hoạt động ADBPKCTT... có vai trò quan trọng để có định hướng đúng đắn khi tiếp cận và vận dụng các quy định pháp luật hiện hành về BPKCTT vào thực tiễn giải quyết án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Mặt khác, từ thực tiễn ADBPKCTT những vấn đề bất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

cập, mâu thuẫn trong pháp luật cần được kịp thời phát hiện và kiến nghị sửa đổi, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPKCTT, bảo vệ tốt hơn các quyền con người – một trong những mục tiêu hàng đầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 15

1. Bộ luật tố tụng dân sự Cộng Hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia HN

2. Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), Nxb Chính trị quốc gia HN, bản dịch tiếng Việt Hà Nội

3. Bộ luật TTDS (2004), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Bộ luật dân sự (2005), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Bộ luật tố tụng dân sự Liên Bang Nga (2005), Nxb Tư pháp Hà Nội

6. Bộ luật TTDS sửa đổi bổ sung (2011), Nxb chính trị quốc gia, HN

7. Bộ luật tố tụng dân sự Đức (2004), Nxb Tư pháp – Hà Nội

8. Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh – NXB Chính trị quốc gia

9. Thiều Châu (2004), Hán Việt từ điển, Nxb Thanh niên

10. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, xuât bản dưới sự bảo trợ của Bộ tư pháp

11. Lê Thu Hà (2007), “Những điểm mới về biện pháp khẩn cấp tạm thời”, Tạp chí Tòa án nhân dân (1)

12. Nguyễn Như Hùng (2006), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời và xác minh điều kiện thi hành án”

13. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân Hà Nội

14. Học viện tư pháp (2010), Kỹ năng thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Tập tài liệu dùng cho các lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án

15. Nguyễn Lân (2001), Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Nxb Văn học Hà

Nội

16. Vũ Thanh Mai (2010), “Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp

tạm thời theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội

17. Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (23)

18. Nghị quyết số 02/ NQ - HĐTP ngày 27 tháng 04 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII « Các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS ».

19. Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại Tòa án”, những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí nhà nước và pháp luật (3)

20. Nguyễn Văn Pha (1997), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội

21. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (1989), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

23. Quách Mạnh Quyết (2010), “Phát triển tính tranh tụng trong mô hình tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay”, Công trình nghiên cứu khoa học đạt giải khuyến khích do Bộ tư pháp tổ chức năm 2009

24. Nguyễn Bích Thảo (2008), “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án”. Tạp chí nhà nước và pháp luật (9)

25. TANDTC (2005), Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương 8 “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 27/4/2005, Hà Nội

26. TANDTC (2009), “Một số vướng mắc của Bộ luật tố tụng dân sự cần tập trung thảo luận và đề xuất, kiến nghị, xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự”

27. Trần Phương Thảo (2012), “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự”, Luận văn tiến sĩ, Hà Nội

28. Trần Anh Tuấn (2004), “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học đặc san góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự

29. Trần Anh Tuấn (2005), “Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Pháp và Việt Nam”

30. Trần Anh Tuấn (2007), “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí luật học

31. Trần Anh Tuấn (2009), “Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”

32. Trần Anh Tuấn (2010), “Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tham luận tại chương trình tọa đàm về Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29, 30/1/2010

33. Trần Anh Tuấn (2010) “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Mã số LH – 09 – 04/ĐHL – HN, Hà Nội

34. Trường đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lý luật chung về nhà nước và pháp luật – Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

35. Các tài liệu tham khảo khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022