Kiến Nghị Về Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Việc Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm

hiện biện pháp bảo đảm là không đúng với pháp luật và thực tế dẫn tới hậu quả gây tổn hại Công ty Đại Thành trong việc thi hành án sau này.

- Một số quy định hiện hành về BPKCTT hiện nay còn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn

Thực tiễn áp dụng cho thấy một số quy định của Bộ luật TTDS hiện hành về BPKCTT chưa thực sự phù hợp, do đó không phát huy được hiệu quả trên thực tế. Tiến sỹ Trần Anh Tuấn cho rằng “Các quy đinh về BPKCTT của chúng ta hiện nay tuy đã có nhiều sửa đổi nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về tính linh hoạt và có hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự, đặc biệt là trong các tranh chấp thương mại, sự tiếp thu các quy định của các nước về thời điểm áp dụng các BPKCTT trong BLTTDS Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế [30, tr.9]. Thẩm phán Chu Xuân Minh cũng có nhận xét: “Quy định của BLTTDS về ADBPKCTT có nhiều bất cập, không phù hợp…”

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì các quy định về BPKCTT trong BLTTDS còn có những bất cập như thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thời hạn ra quyết định áp dụng BPKCTT, thủ tục thực hiện biện pháp bảo đảm còn cứng nhắc, ranh giới giữa các BPKCTT là không rò, chưa bao quát hết được thực tiễn.

Theo quy định pháp luật hiện hành yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự được thực hiện cùng với việc khởi kiện vụ án dân sự. Do vậy, để được Tòa án chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT, đương sự bắt buộc phải khởi kiện vụ án. Trong quá trình giải quyết vụ án (khi vụ án đã được thụ lý và đang trong giai đoạn xem xét, giải quyết) đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, hoặc để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của mình đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT ngay tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, trường hợp ở phút cuối, nhận thấy quyền lợi của mình bị đe dọa nghiêm trọng và cần phải bảo vệ khẩn cấp quyền lợi ích hợp pháp, đương sự vẫn còn cơ hội cuối cùng để yêu cầu Tòa án ADBPKCTT tại phiên tòa sơ thẩm.

Việc quy định yêu cầu ADBPKCTT của đương sự phải gắn liền với việc khởi kiện vụ án đã gây không ít khó khăn cho đương sự trong quá trình cung cấp chứng cứ để được Tòa án chấp nhận yêu cầu ADBPKCTT. Vì gắn liền với thủ tục khởi kiện, cho nên đương sự đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu Tòa án ADBPKCTT cũng phải nộp đơn khởi kiện. Tuy nhiên, nếu đơn khởi kiện không được chấp nhận thì đơn yêu cầu ADBPKCTT cũng không được chấp nhận. Như vậy, để yêu cầu ADBPKCTT được Tòa án chấp nhận, ngoài chứng cứ, tài liệu về yêu cầu này, đương sự phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy do trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân Việt Nam hiện nay còn hạn chế, mặt khác với lối sống thật thà, cả tin nên nhiều giao dịch dân sự được các chủ thể xác lập dựa trên lòng tin là chủ yếu, rất ít khi họ xác lập bằng văn bản, hoặc có xác lập bằng văn bản nhưng không tuân theo trình tự, thủ tục luật định (các trường hợp cần công chứng, chứng thực…). Ngoài ra, do việc bảo quản, giữ gìn các tài liệu chứng cứ không cẩn thận dẫn đến bị mất, hủy hoại, hư hỏng…nên khi xảy ra tranh chấp, đương sự không cung cấp được chứng cứ cho Tòa án…dẫn đến đơn khởi kiện bị trả lại hoặc bị buộc sửa đổi, bổ sung…Vì vậy, đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT của đương sự cũng vì thế mà không được Tòa án chấp nhận, quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT không phát huy được hiệu quả trên thực tế.

Để việc nhận thức và áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết vụ án dân sự được thống nhất, căn cứ quy định của BLTTDS về BPKCTT, ngày 27/4/2005 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2005 – HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương III “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” trong BLTTDS. Từ khi có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm hiện tại, Nghị quyết 02/2005/HĐTPTANDTC là cơ sở pháp lý duy nhất để các cơ quan Tòa án vận dụng vào thực tiễn áp dụng BPKCTT trong việc giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, trải qua hơn 07

năm áp dụng, các quy định của Nghị quyết 02/2005/HĐTPTANDTC đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tiễn do đó chưa thực sự phát huy được hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT. Qua khảo sát ý kiến của các Thẩm phán làm công tác giải quyết án dân sự, chúng tôi đều nhận được quan điểm tương đối giống nhau về vấn đề này, đó là “Các quy định của Nghị quyết 02/2005 còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, rất khó áp dụng và không phù hợp với thực tiễn”. Cụ thể, có thể điểm qua một số hạn chế, bất cập như sau:

+ Về hướng dẫn “hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT” là chưa thực sự phù hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tại mục 5.2 phần 5 Nghị quyết quy định: “Trong trường hợp có thể hỏi được ý kiến của người bị ADBPKCTT và việc hỏi ý kiến đó không làm ảnh hưởng đến việc thi hành quyết định ADBPKCTT, nhưng lại bảo đảm cho việc ra quyết định ADBPKCTT đúng đắn, thì Thẩm phán hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT trước khi ra quyết định ADBPKCTT…”. Tuy nhiên, Nghị quyết không hướng dẫn cụ thể các trường hợp nào có thể hỏi ý kiến và trường hợp nào không được hỏi ý kiến của người bị yêu cầu ADBPKCTT. Mặt khác, nếu hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT thì người bị áp dụng BPKCTT có tìm cách đối phó với Tòa án, người có quyền yêu cầu ADBPKCTT trước khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT không, và như vậy hiệu quả của việc ADBPKCTT liệu có còn phát huy được tác dụng không?

Ngoài ra, trường hợp hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT nhưng người đó không đồng ý thì Tòa án có được áp dụng BPKCTT không, và nếu như Tòa án vẫn áp dụng BPKCTT với người đó thì có coi là vi phạm tố tụng không. Với cách hướng dẫn không cụ thể, không rò ràng như trên thì mặc nhiên người áp dụng BPKCTT (Thẩm phán) và người sử dụng pháp luật (đương sự) có thể hiểu trong mọi trường hợp áp dụng BPKCTT đều phải hỏi ý kiến của người bị áp dụng BPKCTT, và như vậy việc áp dụng BPKCTT sẽ không còn đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ, không phát huy được hiệu

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm - 12

quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu không hỏi ý kiến của người bị ADBPKCTT nhưng Tòa án vẫn áp dụng BPKCTT, đương sự có thể khiếu nại, Viện kiểm sát có thể kiến nghị và quyết định ADBPKCTT có thể bị hủy bỏ do vi phạm thủ tục tố tụng. Đây rò ràng là một quy định bất hợp lý, gây khó khăn cho Thẩm phán trong quá trình ADBPKCTT vào thực tiễn giải quyết án dân sự.

+ Về hướng dẫn việc dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra do việc áp dụng BPKCTT không đúng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trên thực tiễn

Tại điểm a, b mục 8.3 phần 8 Nghị quyết 02 có quy định: “ Việc dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra tùy thuộc vào từng BPKCTT cụ thể và từng trường hợp cụ thể. Thẩm phán hoặc HĐXX đề nghị người yêu cầu ADBPKCTT dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra…dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra phải được lập thành văn bản, trong đó cần nêu rò các khoản thiệt hại và mức thiệt hại có thể xảy ra, các căn cứ, cơ sở của việc dự kiến và tạm tính đó…”. Quá trình áp dụng quy định nêu trên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và không thể áp dụng được trên thực tiễn. Bởi lẽ, việc áp dụng BPKCTT được thực hiện trước, thiệt hại thực tế do việc ADBPKCTT xảy ra sau, cho nên trong mọi trường hợp việc dự kiến và tạm tính thiệt hại chỉ là vò đoán, không có cơ sở, không đảm bảo được sự chính xác, thậm chí còn gây khó khăn hơn cho quá trình ADBPKCTT vào thực tiễn giải quyết vụ án. Chưa kể đến trường hợp khi hỏi ý kiến của người yêu cầu áp dụng và người bị áp dụng BPKCTT, thì với tư cách là những người có quyền, lợi ích đối lập, việc dự kiến và tạm tính thiệt hại giữa các bên khó có thể đi đến thống nhất về một khoản tiền bồi thường cụ thể. Do đó, có thể dẫn đến kết quả là bên yêu cầu ADBPKCTT sẽ dự kiến mức thiệt hại thấp nhất còn bên bị áp dụng BPKCTT sẽ dự kiến mức cao hơn mức thiệt hại thực tế có thể xảy ra để gây khó khăn cho người yêu cầu ADBPKCTT.

+ Ngoài các hạn chế, bất cập như đã nêu trên, các quy định khác trong Nghị quyết 02/2005/NQ – HĐTPTANDTC như: quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm, thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm, thời điểm yêu cầu áp dụng BPKCTT…thực tiễn áp dụng cũng gặp nhiều vướng mắc, rất khó áp dụng. Vì vậy, để nâng cao hiệu qủa ADBPKCT, bảo đảm quyền lợi cho các đương sự, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, quốc tế trong giai đoạn hiện nay thì Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan cần phối hợp, khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung hoặc văn bản hướng dẫn khác thay thế Nghị quyết 02/2005 trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS về các BPKCTT.

- Cơ chế phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác trong quá trình áp dụng BPKCTT

Thực tế cho thấy, trong hệ thống các BPKCTT được quy định tại Điều 102 BLTTDS hiện nay, có một số biện pháp trong quá trình áp dụng không chỉ một mình cơ quan Tòa án là có thể thực hiện được mà còn cần sự phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Chẳng hạn, khi áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước, thì khi quyết định ADBPKCTT được ban hành, người phải thi hành quyết định này chính là ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước. Tuy nhiên, do đặc tính nghề nghiệp, đây là các đơn vị kinh doanh, để giữ quan hệ, giữ uy tín với khách hàng, cán bộ tín dụng có thể tiết lộ các thông tin liên quan đến BPKCTT được áp dụng. Thực tế này dẫn tới hiện tượng quyết định áp dụng BPKCTT chưa kịp thi hành thì người bị áp dụng BPKCTT đã có thể thực hiện xong các hành vi tiêu cực là rút hết tiền ra khỏi tài khoản.

- Tình trạng tiêu cực, sự thoái hóa biến chất khi áp dụng BPKCTT của một bộ phận Thẩm phán làm công tác giải quyết án

Có thể khẳng định rằng, không phải Thẩm phán Tòa án nào cũng luôn giữ được bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh những Thẩm phán

“trong sạch” thì vẫn còn một số Thẩm phán vòi vĩnh, đòi tiền hoặc các lợi ích vật chất khác từ đương sự trong quá trình giải quyết án. Hiện tượng tiêu cực, sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận Thẩm phán tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng có thể làm ảnh hưởng lớn đến hình tượng của người Thẩm phán. Các biểu hiện tiêu cực như đương sự bồi dưỡng về vật chất thì giải quyết yêu cầu ADBPKCTT nhanh, giải quyết đúng, trường hợp đương sự không “quan tâm” thì “làm ngơ” không giải quyết, hoặc chậm giải quyết… đôi khi vẫn xảy ra. Thậm chí có trường hợp Thẩm phán ra điều kiện với đương sự nếu ADBPKCTT theo yêu cầu thì đương sự phải trích phần trăm…điều này đã đã gây bức xúc trong dư luận, làm giảm đi tính công bằng, sự nghiêm minh của pháp luật, phần nào làm giảm đi niềm tin của nhân dân vào hoạt động của Cơ quan Tòa án.

- Hiện tượng Thẩm phán chịu sức ép của cấp trên, chính quyền địa phương, của đương sự trong việc áp dụng BPKCTT không phải không tồn tại

Thực tiễn giải quyết án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm cho thấy người Thẩm phán trong một số trường hợp phải chịu rất nhiều áp lực, đó chính là sức ép của cấp trên, của chính quyền địa phương, thậm chí của cả đương sự trong vụ án. Mặc dù về mặt lý luận, Thẩm phán được quyền xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng trên thực tiễn khó mà thực hiện được điều này. Bởi lẽ, một trong những điều kiện để bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán là phải thông qua ý kiến của chính quyền cấp ủy địa phương. Do vậy, việc cấp ủy, chính quyền địa phương tác động tới công tác giải quyết án của Tòa đôi khi vẫn xảy ra. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, các tranh chấp dân sự ngày càng phong phú, đương sự trong vụ án dân sự có quan hệ rất phức tạp, thuộc nhiều thành phần trong xã hội, họ có thể là người nhà của cấp trên, là người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội, hoặc đương sự là kẻ hung hãn, côn đồ…Do đó, sức ép đối với người Thẩm phán giải quyết án là rất lớn. Vì vậy, việc áp dụng hay không áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của đương sự không

phải khi nào cũng được thực hiện một cách công minh, khách quan theo đúng quy định của pháp luật.‌


3.2. KIẾN NGHỊ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về áp dụng các BPKCTT

- Về biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp

Như đã phân tích tại Chương 2 của luận văn, Điều 108 BLTTDS quy định biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với các tài sản đang tranh chấp, những tài sản không tranh chấp thì không được áp dụng biện pháp này. Mục đích của việc quy định các BPKCTT là để bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, bảo toàn tài sản, đảm bảo thi hành án, tránh gây thiệt hại về tài sản không thể khắc phục đươc….Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong một vụ kiện dân sự các đương sự không chỉ tranh chấp nhau về một tài sản cụ thể mà thường tranh chấp nhau về việc thực hiện nghĩa vụ trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ, tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ vay tài sản, quan hệ hợp đồng thương mại, quan hệ pháp luật lao động…Dù bất kỳ là loại tranh chấp nào thì đương sự cũng đều có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong khi đó, quy định tại Điều 114 BLTTDS về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng chỉ đề cập tới việc áp dụng trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản. Các quy định trên không thực sự rò ràng gây khó khăn cho đương sự khi thực hiện quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT dẫn tới yêu cầu áp dụng BPKCTT không được Tòa án chấp nhận. Bất cập này đã bộc lộ trong thực tiễn và được phân tích thông qua ví dụ về vụ kiện của Công ty TNHH SEMTEC và vụ kiện của Công ty TNHH Vimaflour ở trên.

Từ vụ án này và thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp dân sự khác cho thấy các quy định về BPKCTT là kê biên tài sản còn bộc lộ một số hạn chế,

bất cập. Do đó, để bảo toàn tài sản, bảo đảm thi hành án, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự cần thiết phải mở rộng phạm vi tài sản bị áp dụng biện pháp kê biên là tất cả các tài sản của người có nghĩa vụ chứ không chỉ là tài sản đang tranh chấp. Do đó, Điều 108 BLTTDS cần được sửa đổi theo hướng sửa tên thành biện pháp Kê biên tài sản và mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả các tài sản không có tranh chấp của bên có nghĩa vụ. Theo đó, điều kiện áp dụng đối với biện pháp này cũng cần được sửa lại như sau:“Kê biên tài sản được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản”.

Nếu chúng ta không theo phương án này thì cần quy định cụ thể hơn về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tại Điều 114 BLTTDS theo hướng chỉ rò biện pháp này được áp dụng trong các vụ án mà quan hệ pháp luật có tranh chấp có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ

- Về biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp Cũng như biện pháp kê biên, Điều 109 BLTTDS quy định biện pháp

cấm chuyển dịch quyền về tài sản cũng chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp, những tài sản không có tranh chấp thì không được áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là trường hợp tài sản (bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu) không phải là đối tượng đang tranh chấp nên người có nghĩa vụ đã ngang nhiên chuyển quyền tài sản cho người khác, dẫn đến khi vụ án được giải quyết xong, bị đơn đã tẩu tán hết tài sản, không còn khả năng thi hành án. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT, bảo đảm khả năng thi hành án của người có nghĩa vụ, cần mở rộng phạm vi tài sản bị áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tất cả các tài sản có khả năng thi hành án của bên có nghĩa vụ. Vì vậy, biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp được quy định tại điều 109 BLTTDS hiện nay cần phải được sửa đổi cho phù hợp theo hướng sửa tên thành “Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản” và mở

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí