So Sánh Án Treo Với Các Chế Tài Khác

hiện ở tính bắt buộc của các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành đối với các chủ thể trong xã hội. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật, Nhà nước vừa là chủ thể ban hành pháp luật đồng thời là chủ thể tiến hành tổ chức thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của Nhà nước. Trong quá trình áp dụng pháp luật, Nhà nước vừa phải tuân thủ pháp luật, vừa phải chủ động, sáng tạo vận dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống. Đây là hoạt động mang tính chất áp đặt, sự áp đặt ý chí của Nhà nước được thể hiện trong pháp luật vào hành vi cụ thể của các chủ thể pháp luật.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan Nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.[35, tr. 49]

Áp dụng án treo là một dạng cụ thể của áp dụng pháp luật, trong đó Tòa án căn cứ các quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 cũng như những giải thích hướng dẫn về áp dụng án treo trong Nghị quyết số 02/2018/NĐ - HĐTP để xem xét một trường hợp phạm tội cụ thể có thể quyết định cho hưởng án treo hay không. Như vậy, có thể định nghĩa áp dụng án treo như sau:

Áp dụng án treo là một dạng cụ thể của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án, nhân danh Nhà nước căn cứ quy định của pháp luật hình sự hiện hành để xem xét một người bị kết án phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người đó và các tình tiết giảm nhẹ, quyết định cho người đó được hưởng án treo đồng thời ấn định thời gian thử thách từ một đến năm năm [13, tr 9].

1.1.2.2. Đặc điểm của áp dụng án treo

Thứ nhất, áp dụng án treo là một hoạt động thực tiễn của hệ thống Tòa án nhằm áp dụng các quy định của pháp luật hình sự, để giải quyết các VAHS một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật. Áp dụng án treo trong thực tiễn dựa trên các quy định của BLHS về tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ TNHS… để giải quyết vụ án một cách đúng đắn.

Thứ hai, áp dụng án treo là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước do Tòa án tiến hành được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền mà trực tiếp là Hội đồng xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động áp dụng pháp luật này chỉ do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước quyết định mà không phải là chủ thể nào khác.

Thứ ba, áp dụng án treo là một giai đoạn của quá trình tố tụng nên phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo quy định của BLTTHS như: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, nguyên tắc Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, nguyên tắc hai cấp xét xử, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… nhằm bảo đảm sự công bằng, vô tư, khách quan khi kết án và cho hưởng án treo đối với người phạm tội.

Thứ tư, áp dụng án treo trong quá trình xét xử VAHS của TAND là quá trình cá biệt hoá các quy định của pháp luật hình sự đối với hành vi phạm tội trong một vụ án để quyết định hình phạt đối với họ, từ đó xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo hay không? Quyết định của Hội đồng xét xử có cho bị cáo được hưởng án treo hay không phải trên cơ sở những quy định cụ thể trong BLHS, những quy định này phải được nêu trong bản án của HĐXX.

Thứ năm, áp dụng án treo phải được quyết định tại phiên tòa xét xử VAHS. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Toà án được tiến hành tại phiên tòa thông qua HĐXX. Do đó hoạt động áp dụng án treo - là một giai đoạn của áp dụng pháp luật hình sự của hệ thống Toà án cũng phải được tiến hành tại phiên tòa. Qua đó thể hiện tính quyền lực Nhà nước mà TAND là cơ quan đại diện, bởi vì: Phiên toà là thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật, cũng là nơi quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình có thể trực tiếp chứng kiến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bị cáo, của những người tham gia tố tụng tại phiên toà, đánh giá, nhận xét thậm chí giám sát đối với các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành có được bảo đảm thực hiện, cũng như được pháp luật bảo vệ hay không? [13, tr 10 -11].

1.1.2.3. Vai trò của áp dụng án treo

Án treo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện chính sách pháp luật mang tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm với nhiều ý nghĩa và khía cạnh khác nhau đó là: Việc cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo nhằm không cách ly họ khỏi xã hội tạo điều kiện cho họ tiếp tục học tập, làm ăn, sinh sống với cộng đồng dưới sự giúp đỡ của gia đình, xã hội. Đây là cơ hội tốt để những người phạm tội tự cải tạo để sau này trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về án treo có tác dụng tốt là khuyến khích người bị kết án phải nỗ lực, cố gắng tự giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội để không phải chấp hành hình phạt trong trại giam. Ngược lại, việc áp dụng không đúng pháp luật về án treo gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt: không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo dưới sự giám sát của gia đình và cộng đồng để trở thành người tốt, tính công minh của pháp luật chưa được thể hiện từ đó nhân dân không đề cao được tác dụng phòng ngừa chung trong phòng chống tội phạm [13, tr 13].

Trong những năm gần đây, việc áp dụng án treo vì những nguyên nhân khách quan, chủ quan còn xảy ra những sai sót nên không phát huy hết tác dụng của án treo, đồng thời giảm sút niềm tin của nhân dân đối với hiệu quả áp dụng pháp luật cũng như của chế định này. Do vậy, khi xem xét cho người bị kết án hưởng án treo, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc xem xét, đánh giá các tình tiết. Đồng thời phải có niềm tin nội tâm rò ràng, dứt khoát vào việc lựa chọn của mình đối với các quy định của pháp luật để áp dụng cho từng người bị kết án cụ thể. Phải đảm bảo sự tin tưởng tuyệt đối, khách quan của mình vào việc lựa chọn các quy định pháp luật về án treo.

Mục đích của áp dụng án treo trên thực tế có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, hai yếu tố quan trọng nhất là yếu tố lập pháp và yếu tố áp dụng pháp luật về án treo. Yếu tố áp dụng pháp luật về án treo chịu sự ràng buộc của yếu tố lập pháp. Ngược lại, yếu tố áp dụng pháp luật cũng có vai trò rất quan trọng, bởi vì chỉ trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn pháp luật cho từng trường hợp phạm tội cụ thể thì Toà án mới có thể quyết định

một cách đúng đắn có cho người phạm tội được hưởng án treo hay không và khi đó, các yếu tố về mặt lập pháp mới có ý nghĩa thực tiễn.

1.1.3. So sánh án treo với các chế tài khác

1.1.3.1. So sánh án treo với cải tạo không giam giữ

Những điểm giống nhau:

Thứ nhất: Án treo và cải tạo không giam giữ là những chế tài đặc biệt, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự của nước ta. Mục đích của án treo, cải tạo không giam giữ nhằm trừng trị, cải tạo người phạm tội mà không buộc họ phải cách ly khỏi cộng đồng xã hội, cách ly khỏi gia đình trong một thời gian nhất định như hình phạt tù, nhưng họ vẫn buộc phải chấp hành việc giáo dục, cải tạo ngay tại nơi cư trú, nơi lao động, học tập có sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đoàn thể để đảm bảo tính giáo dục, cải tạo đối với họ.

Thứ hai: Cả hai chế định đều không bắt người bị kết án cách ly ra khỏi xã hội mà buộc họ phải tự cải tạo giáo dục dưới sự quản lý giáo dục của chính quyền địa phương, cả người bị án treo và cải tạo không giam giữ đều có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung.

Những điểm khác nhau:


Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Về bản chất

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện

Cải tạo không giam giữ là một hình phạt chính nằm trong hệ thống hình phạt theo quy định của BLHS

(Điều 32 Bộ luật hình sự)

Về điều kiện áp dụng

- Mức phạt tù không quá 3 năm,

- Có nhân thân tốt

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy

định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ

- Người phạm tội ít nghiêm

trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;

- Đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rò ràng,

- Xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội (khoản 1 Điều 31 BLHS).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 3

luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự

- Có nơi cư trú rò ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục

- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù (nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an

ninh, trật tự, an toàn xã hội).


Về thời hạn

Thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm (khoản 1 Điều 65 BLHS). Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của Bản án trước và tổng hợp với hình phạt của Bản

án mới.

Từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.


Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 65 BLHS).

Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong một số trường hợp đặc biệt, TA có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rò lý do

miễn việc khấu trừ trong bản án.

Về hậu quả pháp lý

Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền nhưng không bị khấu trừ thu nhập để sung quỹ Nhà nước.

Người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì có thể bị khấu trừ một phần thu nhập để sung quỹ Nhà nước cụ thể của mức khấu trừ này là từ 5% đến

20% thu nhập của người đó.

Về nghĩa vụ, hình phạt bổ sung

Như vậy, giữa án treo và cải tạo không giam giữ có sự khác biệt rất rò nét và án treo có hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn so với hình phạt cải tạo không giam giữ.

1.1.3.2. So sánh án treo với tha tù trước thời hạn

Những điểm giống nhau:

Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện và án treo đều do Tòa án nhân dân quyết định; có thời gian thử thách; người được hưởng án treo, người được tha tù trước hạn có điều kiện đều được giao cho chính quyền địa hương nơi cư trú, cơ quan làm việc quản lý giáo dục; được rút ngắn thời gian thử thách; họ đều phải chịu chế tài nghiêm khắc khi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian thử thách. So với các biện pháp miễn chấp hành hình phạt và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện và án treo đều chú trọng hơn đến mục đích tạo cho người bị kết án phạt tù một sự tái hòa nhập bền vững, hạn chế khả năng tái phạm cho họ.

Những điểm khác nhau:

Án treo

Tha tù trước thời hạn có điều

kiện

Về điều

kiện áp dụng

- Mức phạt tù không quá 3 năm,

- Có nhân thân tốt

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự

- Có nơi cư trú rò ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục

- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù (nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an

toàn xã hội).

- Đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

- Phạm tội lần đầu.

- Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt thể hiện ở việc chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

- Có nơi cư trú rò ràng. Nơi cư trú là nơi tạm trú hoặc thường trú theo quy định của Luật Cư trú mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được tha tù. Nơi cư trú rò ràng là nơi cư trú có địa chỉ được xác định cụ thể.

- Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

- Đã chấp hành được ít nhất một phần hai mức phạt tù có thời hạn; ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Về thủ

Án treo được HĐXX quyết định

Tha tù có điều kiện trước thời

Tiêu chí

thông qua phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm VAHS.

hạn được Tòa án quyết định thông qua phiên họp theo đề nghị của cơ quan thi hành án có

thẩm quyền.

Về đối tượng áp dung

Đối tượng được hưởng án treo là người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm có đủ điều kiện được hưởng án treo.

Đối tượng được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải là người đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 66, 106 Bộ luật Hình sự năm 2015

(sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Về thời

gian thử thách

Thời gian thử thách của án treo là từ 1 đến 5 năm.

Thời gian thử thách của tha tù có thời hạn đúng bằng thời gian còn

lại của hình phạt tù.

Về hậu

Đối với án treo thay vì hình phạt

Người được tha tù trước thời hạn

quả pháp

tù, người được hưởng án treo sẽ

có điều kiện là người chưa chấp

chịu sự giám sát, giáo dục của cơ

hành xong hình phạt tù. Họ được


quan, tổ chức nơi người đó làm

thay đổi từ chấp hành án phạt tù


việc hoặc chính quyền địa phương

tại các cơ sở giam giữ sang hình


nơi người đó cư trú trong thời gian

thức giao cho cơ quan thi hành


thử thách.

án hình sự Công an cấp huyện,



cấp quân khu, chính quyền xã,



phường, thị trấn giám sát, giáo



dục trong thời gian chấp hành án



phạt tù còn lại.

tục áp dụng

1.2. Quy định của pháp luật hình sự về án treo

1.2.1. Quy định về điều kiện áp dụng án treo

Những căn cứ để áp dụng án treo theo quy định của BLHS đối với người bị phạt tù chính là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc quy định đối với họ - tức là chỉ khi nào họ có đầy đủ những căn cứ đó thì TA mới áp dụng án treo đối với họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022